Người sưng phù, nứt nẻ do mua thuốc trị vảy nến trên mạng
Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng do tự ý mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến.
Bệnh nhân N.V.V. (64 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) nhập viện tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất khó khăn.
Bệnh nhân cho biết ông bị vảy nến đã 4 năm nay nhưng tình trạng sức khỏe vẫn tốt. Mấy ngày trước, ông nghe người thân nói có loại thuốc dân tộc Dao có thể điều trị khỏi hẳn bệnh vảy nến.
Ông V. tìm hiểu và đặt mua của một nhà thuốc trên mạng, tổng cộng hết 200.000 đồng/tuýp. Sau khi bôi, vùng da của bệnh nhân bị khô, đóng vảy. Hơn 2 ngày sau, da bị đỏ tấy, toàn thân sưng vù, nứt da, đóng vảy. Tình trạng bệnh nặng nên ông V. phải chuyển lên Bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị.
Video đang HOT
Bệnh nhân bị sưng phù, nứt nẻ khắp người vì bôi thuốc không rõ nguồn gốc. Ảnh: BVCC.
BSCKII Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh nhân V. bị viêm da tiếp xúc trên nền bệnh vảy nến. Hiện bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc tại chỗ.
Theo BS Hoàng, hiện nay bệnh vảy nến chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng y học có nhiều loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc thoa. Đặc biệt, thuốc sinh học có khả năng khống chế được bệnh vảy nến gần như hoàn toàn. Nếu sử dụng thuốc sinh học, bệnh nhân có cuộc sống gần như người bình thường.
Để điều trị bệnh vảy nến đúng cách và tránh tai biến xảy ra, BS Hoàng khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý mua thuốc. Nhiều loại thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng tại chỗ, nặng nề hơn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết, tăng nguy cơ tử vong.
“Vì vậy, khi có bệnh về da, đặc biệt là vảy nến, người dân nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, vì rất dễ xảy ra biến chứng, hậu quả khôn lường”, BS Hoàng lưu ý.
Toàn thân sưng phù, chảy dịch do tự ý dùng thuốc nam trị vảy nến
Sau khi tự ý bôi thuốc nam để trị bệnh vảy nến, toàn thân người phụ nữ bị sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy.
Bệnh nhân là chị L.T.H.D (37 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) nhập viện Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân sưng phù, rỉ dịch, tróc vảy đi kèm với đau nhức nhiều nên không tự đi lại được.
Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân bị bệnh vảy nến nhiều năm nay. Khi nghe người quen giới thiệu về một loại thuốc nam của đồng bào dân tộc có thể trị khỏi hẳn bệnh vảy nến nên chị D. ra nhà thuốc gần nhà mua về bôi lên toàn thân.
"Ngay từ lúc đầu, thấy bôi lên da không đỡ mà tình trạng vảy nến ngày càng nặng hơn, lan rộng ra, phát ban toàn thân. Hoảng sợ, tôi chạy ra nhà thuốc hỏi thì được nhân viên nhà thuốc bảo đây là tình trạng bình thường, ít bữa sẽ hết và da sẽ láng mịn, trơn tru nên tôi tiếp tục bôi. Mỗi ngày tôi bôi 1 týp kem, bôi đến týp thứ 20 thì toàn thân sưng phù, lở loét, rỉ dịch đau nhức", chị D. cho hay.
Hình ảnh của bệnh nhân trước khi được điều trị
BS.CK2 Nguyễn Vũ Hoàng, Phó Trưởng khoa Lâm sàng 2 - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, bệnh nhân D. bị viêm da tiếp xúc nặng trên nền bệnh vảy nến. Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc tại chỗ.
Sau 4 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh đã ổn định, người hết sưng phù, các mảng vảy nến cũ đã bong ra và được thay thế bằng lớp da mới láng mịn hơn.
Theo bác sĩ Hoàng, hiện nay một số phương pháp có thể kiểm soát tốt vảy nến nhưng không thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Để điều trị vảy nến, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc để uống, tiêm, nhất là các thuốc không rõ nguồn gốc vì rất dễ xảy ra biến chứng, hậu quả khôn lường.
Đông Quân
Dùng thuốc chữa vảy nến chứa corticoid, người đàn ông bị tàn phế Nhiều năm dùng thuốc không rõ nguồn gốc, người đàn ông rơi vào cảnh tàn phế, các khớp tay biến dạng. Ngày 28/10, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Lê Vĩnh Trung (38 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị biến dạng khớp tay...