Người sử dụng đất được mở rộng quyền
Nhằm cụ thể hoá những quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai, sáng 28-2 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời phân tích những điểm mới cơ bản của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này.
Việc triển khai các dự án được quy định một cách chặt chẽ hơn trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (Ảnh minh họa)
Nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu về đất đai
Ông Lê Thanh Khuyến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ rõ những điểm mới cơ bản của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Cụ thể, trong Chương II quy định quyền và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức, thời hạn sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, định giá đất…Về trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý đất đai và tổ chức dịch vụ công về đất đai, công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn; những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Chương V cũng có nhiều điểm mới. Theo đó, quy định việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài các căn cứ trên còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng thu hẹp đối tượng được giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất và các trường hợp còn lại; Sửa đổi thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ thẩm quyền chung của UBND sang thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND (Điều 57).
Tạo quỹ đất “sạch”
Ông Lê Thanh Khuyến cho biết, hiện nay một trong những vấn đề được người dân và dư luận quan tâm đó là việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này, tại chương VI đã dành hẳn 3 mục, 32 Điều từ Điều 59 đến Điều 90 để quy định về những vấn đề trên. Cụ thể, các trường hợp thu hồi đất và căn cứ thu hồi đất, trong đó có các trường hợp thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế, đồng thời khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong thu hồi đất.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”, sau đó Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là khi xây dựng, mở rộng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị cần phải quy hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này và hỗ trợ người có đất bị thu hồi.
Bên cạnh đó, Dự thảo còn bổ sung thêm các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, gồm “sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới, hải đảo”, “sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số”. UBND cấp tỉnh lập Quỹ phát triển đất để ứng vốn nhằm chủ động tạo quỹ đất “sạch” theo kế hoạch sử dụng đất, ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng khu tái định cư, thực hiện đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi; Quỹ phát triển đất được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và huy động từ các nguồn vốn khác (Điều 106).
Theo ANTD
Quản lý sử dụng đất nông - lâm trường: Rà soát quỹ đất trên... sổ sách
Ngày 13.12, Bộ NNPTNT đã họp tổng kết về quản lý, sử dụng đất trong các nông-lâm trường (NLT) quốc doanh. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Chính phủ về rà soát quản lý đất (2003), thực trạng đáng lo ngại là hàng trăm lâm trường vẫn trong tình thế "bình mới, rượu cũ" khi vẫn còn nhiều vướng mắc về sử dụng đất.
Nhiều NLT vẫn trong tình trạng lãng phí quỹ đất. Ảnh: D.H
"Bình mới, rượu cũ"
Theo chủ trương của Nghị quyết 28, 187 NLT phải sắp xếp, đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho vấn đề rà soát quản lý, sử dụng quỹ đất. Theo đó, Bộ NNPTNT cho biết, từ 187 NLT đã liên tục chuyển đổi thành các hình thức DN như các Cty TNHH một thành viên, Cty liên doanh, Cty cổ phần... và giải thể 23 nông trường hoạt động kém hiệu quả. Tương tự, 256 lâm trường quốc doanh trên cả nước sau khi sắp xếp cũng đổi tên thành các Cty cổ phần, ban quản lý rừng hoặc các Cty TNHH (số này chiếm nhiều nhất với 148 Cty).
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau khi sắp xếp, diện tích đất các lâm trường quản lý giảm mạnh với trên 50%, chủ yếu giao về cho địa phương quản lý hoặc trực tiếp giao lại cho người dân có nhu cầu sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất thực sử dụng của các NLT đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ tự tổ chức sản xuất của các lâm trường- theo Tổng cục Lâm nghiệp- đạt 90,5%.
Tuy nhiên, qua khảo sát của Bộ NNPTNT, phần lớn các NLT đã tiến hành rà soát quỹ đất, nhưng công việc này chỉ thực hiện theo... số liệu trên sổ sách. Trong 56 NLT được rà soát vào năm 2011, chỉ 16 đơn vị thực hiện rà soát, đo đạc thực tế, số còn lại chỉ rà soát trên giấy tờ.
Thậm chí, có GĐ Cty lâm nghiệp còn không nắm được Cty mình có bao nhiêu đất (Cty lâm nghiệp Đăk Song, Đắc Nông). Nguyên nhân được cho là thiếu kinh phí, ngân sách địa phương không đảm bảo, một số đơn vị thì chưa quyết tâm triển khai. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm thậm chí còn tăng hơn so với trước sắp xếp rà soát (đất tranh chấp tăng từ hơn 282ha lên đến gần 2.400ha, đất lấn chiếm tăng từ hơn 5.400ha lên gần 6.400ha).
Tiếp tục.. rà soát
Về sử dụng quỹ đất các NLT, Phó BCĐ đổi mới và phát triển DN - ông Phạm Quốc Danh- nhìn nhận: "10 năm là khoảng thời gian đủ để khẳng định một quyết sách phù hợp với thực tế hay không. Lời hứa với Chính phủ là hết năm 2012 về cơ bản phải hoàn thành việc rà soát đất NLT, nhưng hôm nay, đã gần hết năm rồi mà thực trạng vẫn quá ngổn ngang. Bộ buộc phải nợ việc này và tiếp tục tiến hành rà soát và lùi báo cáo Chính phủ vào quý I/2013". Theo ông Danh, hiện nhiều đơn vị không làm theo trình tự của Luật Đất đai (đặc biệt là các Cty cổ phần), theo đó quỹ đất không ai quản lý dẫn đến việc mượn và thuê đất rất bát nháo.
Trước tình trạng quá bộn bề của quản lý, sử dụng quỹ đất các NLT, Bộ TNMT cho hay kiểu gì cũng phải... tiếp tục rà soát, đánh giá lại tình hình sử dụng đất của từng NLT, tiếp tục xem xét giải thể các NLT sử dụng đất thiếu hiệu quả, để hoang hóa quá nhiều hoặc quản lý yếu kém gây lãng phí đất.
Cả nước có 664 NLT. Trong đó, có 235 nông trường, 167 lâm trường và 262 ban quản lý rừng. Tổng diện tích đất các NLT cả nước đang quản lý sử dụng chiến hơn 6,8 triệu hécta. Sau khi sắp xếp, rà soát theo NQ 28, diện tích các NLT trả lại cho địa phương là hơn 735.700ha. D.H
Theo laodong
Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thanh tra năm 2013. Theo đó, năm 2013, Thanh tra TP thực hiện 15 cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước tại 29 quận, huyện và Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Sở QH-KT. Công tác thanh...