Người sống sót kể phút máy bay Ấn Độ vỡ đôi
Ngồi ở hàng ghế cuối, Junaid cảm thấy có gì đó bất ổn khi chuyến bay của Air India Express giật mạnh lúc tiếp cận thành phố Kozhikode tối 7/8.
Sau nỗ lực hạ cánh bất thành, máy bay quay vòng và tiếp đường băng, Muhammed Junaid, người có mặt trên chuyến bay số hiệu IX 1344 khởi hành từ Dubai và gặp nạn tại sân bay quốc tế Calicut ở thành phố Kozhikode, miền nam Ấn Độ, tối 7/8 cho hay. Như nhiều hành khách khác trên máy bay, Junaid làm việc ở Trung Đông nhưng buộc phải trở về nhà khi tiền lương bị giảm một nửa bởi đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên thay vì giảm tốc độ, chiếc Boeing 737-800 hai năm tuổi dường như tăng tốc, vượt quá đường băng trong mưa lớn, lao xuống một con dốc lớn và vỡ đôi. “Tất cả mọi thứ xảy ra chỉ trong 15 giây”, anh nói.
Giới chức hôm 8/8 cho biết 18 trong số 190 hành khách và thành viên phi hành đoàn, gồm hai phi công và 4 trẻ em, đã tử vong, 16 người bị thương nặng. Đây là tai nạn máy bay tồi tệ nhất ở Ấn Độ kể từ năm 2010. Hộp đen và thiết bị ghi âm buồng lái đã được thu thập tại hiện trường hôm qua.
Junaid và một số hành khách ngồi ở phía sau máy bay thoát ra khỏi đống đổ nát mà gần như không bị thương. Đến nửa dêm, Junaid tự lái xe về nhà ở cách sân bay khoảng một giờ. Đầu anh bị đau do va vào trần máy bay và môi rướm máu do anh cắn vào.
“Không có gì xảy ra với tôi, cảm ơn Thánh thần”, anh nói.
Một hành khách khác là Renjith Panangad, thợ hàn chì, cho biết máy bay lắc lư trước khi gặp nạn và mọi thứ trở nên tối sầm. Sau đó, anh theo những hành khách khác bò ra khỏi thân máy bay qua lối thoát hiểm.
“Rất nhiều hành khách bị chảy máu. Tôi vẫn không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra. Mỗi khi tôi cố nhớ lại những gì đã xảy ra, cơ thể tôi lại run rẩy”, Panangad, người thoát nạn mà không bị thương nặng, cho biết.
Video đang HOT
Hiện trường chiếc Boeing 737-800 của Air India Express vỡ đôi sau khi lao xuống dốc tối 7/8. Ảnh: AFP.
Theo Panangad, phi công đã đưa ra một thông báo bình thường trước khi hạ cánh nhưng ngay sau khi chạm đường băng, máy bay bổ nhào. “Có một tiếng động lớn trong khi va chạm và mọi người bắt đầu la hét”, anh nói.
Junaid, 25 tuổi, chuyển đến Dubai ba năm trước để làm kế toán cho một công ty thương mại. Anh là trụ cột duy nhất trong gia đình 4 người. Mỗi tháng anh gửi một nửa tiền lương, khoảng 4.000 dirham (1.000 USD), về nhà. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 bùng phát, công ty gặp khó khăn và Junaid chỉ nhận được 50% lương kể từ tháng 5.
“Sếp bảo tôi hãy nghỉ phép hai hoặc ba tháng và quay lại khi mọi thứ đã ổn”, anh cho hay.
Tìm cách về nhà không dễ dàng vì Ấn Độ đã đóng cửa biên giới quốc tế vào tháng 3. Junaid đăng ký chương trình bay hồi hương của chính phủ Ấn Độ vào tháng 5 nhưng không nhận được hồi âm suốt hai tháng. Đến 1/8, anh được thông báo về các chuyến bay giữa Dubai và bang Kerala, nơi có thành phố Kozhikode, trong hai tuần.
Junaid trả 880 dirham (239 USD) cho chuyến bay hôm 7/8. “Tôi trở lại Ấn Độ sau gần hai năm, vì vậy tôi rất vui mừng được gặp gia đình và mọi người”, Junaid nói.
Ngồi trước Junaid vài hàng ghế, Muhammad Shafaf, 28 tuổi, cũng từ Dubai trở về nhà sau 7 tháng không tìm được việc. Khi máy bay vượt khỏi đường băng và lao xuống một ngọn đồi, Shafaf nghĩ rằng đó là dấu chấm hết vì lo sợ một đám cháy bùng phát và nhấn chìm anh.
“Một tiếp viên ở phía sau máy bay trấn an chúng tôi không cần lo lắng hỏa hoạn vì động cơ đã tắt”, Shafaf cho biết. Anh bị bầm tím ở mũi và bàn chân.
Khi ngồi đờ đẫn gần đuôi của chiếc máy bay gặp nạn, Junaid cũng cho biết anh nhớ tiếp viên đã trấn an hành khách và giúp đỡ những người đang co ro giữa những chiếc ghế bị hỏng.
Sau 45 phút chờ đợi, trong khi các nhân viên cấp cứu giúp hành khách thoát khỏi phần đầu máy bay, Junaid và những người còn lại ở phía sau cũng được đưa ra ngoài. Anh hiện nghỉ ngơi ở nhà và chờ xét nghiệm Covid-19.
“Tôi thực sự rất sợ, tôi không muốn đi máy bay nữa”, Junaid cho hay.
Đường băng dài 2.850 mét của Kozhikode nằm trên một đỉnh đồi bằng phẳng với những hẻm núi sâu ở hai bên. Loại đường băng này thường tạo ra ảo ảnh quang học, dễ gây tai nạn.
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Hardeep S. Puri cho biết máy bay “phóng qua đường băng trong điều kiện mưa và lao xuống” con dốc, vỡ thành hai phần khi va chạm. Các nhà điều tra sẽ đặt nghi vấn về máy bay, thời tiết, phi công và cả độ an toàn của đường băng.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin cơ quan quản lý hàng không từng yêu cầu giám đốc sân bay Kozhikode giải thích việc phát hiện “nhiều lỗi an toàn nghiêm trọng khác nhau”, bao gồm các vết nứt, đọng nước và cặn cao su quá mứctrên đường băng, vào năm 2019.
Thảm họa hàng không tồi tệ nhất ở Ấn Độ xảy ra ngày 12/11/1996, khi máy bay của Saudi Arabian Airlines va chạm trên không với máy bay của Kazakhastan Airlines tại bang Haryana, khiến toàn bộ 349 người trên cả hai máy bay thiệt mạng.
Vận tải cơ Mỹ húc đổ tường sân bay
Vận tải cơ C-130 Mỹ lao khỏi đường băng, đâm đổ tường và gây cháy tại căn cứ không quân Taji, gần thủ đô Baghdad.
"Vận tải cơ C-130H của không quân Mỹ hạ cánh tại căn cứ Taji lúc 22h10 ngày 8/6, sau đó lao khỏi đường băng và đâm vào tường. Một đám cháy nhỏ bùng lên. 4 người bị thương đang điều trị tại cơ sở y tế", Bộ chỉ huy chiến dịch Inherent Resolve (OIR) của Mỹ tại Iraq thông báo, cho biết không có dấu hiệu của hành động thù địch trong sự cố.
Các quan chức Iraq cho hay có tổng cộng 7 thành viên phi hành đoàn và 26 hành khách trên máy bay, nhưng quân đội Mỹ chưa xác nhận thông tin này.
Hiện trường vụ vận tải cơ Mỹ đâm vào tường hôm 8/6. Video: Twitter/CivMilAir.
Video hiện trường cho thấy chiếc C-130 nằm giữa bãi cỏ, bao quanh là nhiều xe cứu hỏa. Quân đội Mỹ chưa đưa ra nhận định về nguyên nhân sự cố, cho biết chiếc C-130H bị hư hại kết cấu khung thân trong tai nạn.
Sân bay quân sự Taji nằm ở phía bắc thủ đô Baghdad, là một trong 4 căn cứ được liên quân chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu sử dụng ở Iraq. Quân đội Mỹ thường xuyên huấn luyện cho binh sĩ đối tác ở căn cứ này từ năm 2014.
C-130H là dòng vận tải cơ chiến thuật chủ lực của Mỹ với khả năng chuyên chở 19 tấn hàng hóa các loại. Nó được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ vận tải, cứu thương, chuyển quân, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn và dã chiến.
Tiêm kích tàng hình F-35A Mỹ gãy càng Một chiếc F-35A gãy càng đáp phía trước khi hạ cánh tại căn cứ không quân Hill, bang Utah, Mỹ, phi công thoát hiểm an toàn. Máy bay F-35A thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 388 sau khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thông thường đã gặp sự cố gãy càng đáp trong quá trình hạ cánh tại căn cứ...