Người sống giả tạo thường hay nói 3 câu này, nghe được cần cẩn trọng
Đôi khi chỉ cần để ý lời nói của một người chúng ta cũng đã có thể nhận ra tính cách và hành vi giả tạo mà họ đang che giấu.
Có rất nhiều kiểu người sẽ xuất hiện xung quanh bạn, như ở công sở, ở ngoài đường, những nhóm bạn chơi chung… Và trong số đó, thật buồn khi phải thú nhận rằng không phải ai cũng đối xử với bạn thật lòng. Tệ hơn nữa đó còn là những người rất giả tạo.
Thông thường, một người chân thành và đáng tin cậy nói chuyện rất đơn giản và dứt khoát. Còn người giả tạo, thích che giấu bản chất thường vô tình mắc phải 3 thói quen này, chỉ cần để ý kỹ, chúng ta có thể nhận ra ngay.
1. Luôn hỏi: “Bạn nghĩ sao?” – Không tỏ thái độ rõ ràng mà gió chiều nào che chiều ấy
Một người càng đơn giản càng thích thể hiện suy nghĩ của mình. Khi được hỏi ý kiến, họ thường muốn thể hiện lập trường và cái nhìn của mình nhanh chóng. Ngược lại, một người giả tạo hiếm khi thực sự thể hiện suy nghĩ thật trong lòng họ.
Trong giao tiếp, họ rất thận trọng, luôn thích hỏi ý kiến và cái nhìn của người khác trong khi giữ kín lập trường của bản thân, khiến mọi người không hiểu những điều thực sự diễn ra trong đầu họ.
Chúng ta hẳn cũng từng gặp một người lãnh đạo như thế. Càng nói chuyện với ông ấy, bạn càng không bao giờ biết ý nghĩ thực sự đằng sau nụ cười của người đó là gì. Và sau cuộc đối thoại, ông ấy che giấu mục đích của mình một cách hoàn hảo nhưng nhìn thấu bản thân chúng ta vô cùng rõ ràng.
Tương tự như vậy, trong đời sống thường ngày, chúng ta cũng sẽ gặp những người không bao giờ từ chối, không chủ động và không chịu trách nhiệm.
Thái độ ba phải, mơ hồ như vậy là một biểu hiện hết sức khôn khéo nhưng cũng vô cùng dối trá và giả tạo của đối phương mà chúng ta phải thực sự tinh ý mới có thể phát hiện ra sự thật.
Video đang HOT
2. Thích khoe khoang, phóng đại: “Anh/chị giỏi thế!”
Khi người thành thực chân thành khen bạn, họ thường nhiệt tình khen một điểm cụ thể, một chi tiết nào đó gây ấn tượng nhất với họ. Ngược lại, một lời khen giả tạo vừa cho người ta cảm giác phóng đại, vừa chung chung và không đưa ra nhận xét nào rõ ràng.
Không hẳn là người đó không thích bạn, không ngưỡng mộ bạn hay phủ nhận năng lực của bạn, chỉ là những người giả tạo hay có thói quen gặp ai cũng khen. Họ thích xây dựng mạng lưới liên lạc suôn sẻ, tràn ngập những điều tích cực và tạo cảm giác mọi người đều là bạn tốt của mình vì hầu như ai cũng thích nghe những lời khen ngợi.
Trong vòng tròn xã hội của họ không có người thích hay người ghét, cũng không đủ chỗ cho các nguyên tắc tồn tại. Vì họ chỉ cho rằng, mối quan hệ nên chia ra làm hai loại là có thể lợi dụng hay không mà thôi.
3. Hay nói “Đấy là tôi biết thế thôi” – Thích “vuốt đuôi” sau khi nói
Rất nhiều người sống giả tạo thích nói chuyện vuốt đuôi như vậy. Người có đủ tri thức và hiểu biết sẽ đưa ra quan điểm rõ ràng, có nguyên tắc và không bao giờ mơ hồ hay lập lờ nước đôi.
Còn bản thân kẻ giả tạo luôn kiêng kị, cẩn trọng từng lời nói ra, từng ý kiến đóng góp và sợ hãi người khác biết được ý đồ thực sự của mình.
Họ vừa muốn tạo cho người khác cảm giác bản thân rất thông minh giỏi giang, vừa không muốn bị vạch trần nếu lỡ nói điều gì sai trái nên hình thành nói quen nói chuyện nước đôi như vậy.
Thay vì để những người thực sự khôn ngoan nhận ra bản chất thật, nếu muốn được người khác thật sự tin phục, bạn nên đối xử với mọi người xung quanh bằng sự chân thành và tin tưởng toàn vẹn.
Cho dù không được tất cả yêu thích, không có mạng lưới quan hệ rộng khắp, quen biết hết thảy mọi người, chúng ta vẫn tìm được những người bạn bè thật sự có thể chân thành chia sẻ, chân thành quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
Đây mới là mối quan hệ cao cấp mà người trưởng thành cần hướng tới chứ không phải sự xã giao hời hợt, không có chút giá trị nào, lại càng không phải sự lợi dụng, hướng tới những mục đích tư lợi cá nhân.
Theo khoeplus24h.vn
Có chuyện buồn hãy kể má nghe
Chị sẽ nói với con gái, khi nào có chuyện buồn hãy kể cho má nghe, khi muốn khóc hãy về khóc với má...
Hẹn Chủ nhật này đưa người yêu về chào ba má, con gái rào trước rào sau: "Má đừng khó tính quá nghen, anh ấy không được như má hay nói đâu".
Chị cố nhớ lại xem mình từng nói gì về chàng rể tương lai. Đã nói gì đâu nhỉ, chỉ là chuyện thiên hạ rồi lấy đó làm cái cớ để dạy con. Nhà có con gái lớn nên chị hay nhắc nhở chuyện nói năng đi đứng đừng để thành thói quen xấu mai mốt nhà người ta chê cười, má con cùng bên nhau trong bếp lặt cọng rau chị cũng nhờ cọng rau mà nhắc chuyện công dung ngôn hạnh. Con gái hay cười khúc khích đáp lời, má nói "nhà người ta" giống như dọa ông kẹ quá, thời buổi này... "Ừ, thời bây giờ việc làm dâu không còn đáng sợ nữa, thì thôi. Nhưng là đàn bà con gái thì phải biết quán xuyến nhà cửa, thời nào cũng vậy con à", chị nói.
Từ khi con gái đi làm có người đưa đón, chị lại có lo lắng khác và từng lời thủ thỉ cũng khác, ờ, người ta nói đàn bà con gái yêu bằng tai, mật ngọt chết ruồi, đừng vội tin nghe con. Nhất là đừng vội gật đầu đồng ý... Vậy thôi, chị có đòi hỏi gì đâu ngoài cầu mong con mình gặp được người chân thành.
Và con gái khiến chị giật mình nhớ tới chính mình. Hồi đó, tuổi 20 chị cũng nói với mẹ Chủ nhật này anh ấy đến chơi nhà. Mẹ chị đưa ra tiêu chuẩn rất rõ ràng, hơn chị từ bốn tới bảy tuổi là vừa, có nghề nghiệp ổn định, không hút thuốc vì khói thuốc ảnh hưởng tới người xung quanh (ý là con gái và cháu ngoại của mẹ)...
May quá, người yêu chị đáp ứng đủ, nhưng mẹ lắc đầu. Tính cách là điều không thể diễn tả bằng lời, chẳng thể rạch ròi, nhưng không là không. Mà chị thì yêu quá mất rồi.
Cuộc hôn nhân không được cha mẹ chúc phúc, nên khi vợ chồng cơm không lành canh không ngọt chị không dám tâm sự với mẹ, những cuộc giận hờn chị chưa bao giờ bế con về nhà mẹ. Khi chưa có con chị thường hay lang thang một mình trên đường đến chiều tối, đụng cơn mưa thì chị trốn vào rạp chiếu phim lún mình trong ghế cho đến khi đèn bật sáng và người bên cạnh ngạc nhiên thấy chị lau nước mắt mà phim thì đâu có gì đáng khóc.
Đến lúc có con, không thể bế bé đi trên đường suốt cả ngày và cũng không thể bắt em bé yên lặng trốn trong rạp chiếu phim, chị học cách nín thinh đối diện chồng trong căn nhà ngột ngạt cho tới khi không còn đủ sức cầm được nước mắt. "Anh có đánh đập gì đâu mà em khóc?". Chồng chị hay nói vậy bằng giọng oan ức, còn chị thì soi mình trong đôi mắt xoe tròn đầy thắc mắc, sợ hãi của con và nhận ra mình phải khác.
Cảm ơn con, nhờ có con mà má không tự làm khổ mình thêm nữa. Nhờ có con mà má muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Không muốn con phải sống trong không khí căng thẳng nên chị tự thay đổi. Yên lành được góp nhặt từng chút trong từng thay đổi nho nhỏ, như là trong cơn giận hờn căng thẳng chị vẫn đi chợ nấu cơm ngon canh ngọt...
*
"Ngày mai là Chủ nhật. Ngày mai, chàng trai ấy đến nhà". Con gái lặp lại câu rào đón bằng giọng tinh nghịch khiến chị hồi hộp, chẳng biết con gái tinh nghịch vậy thôi hay thật là đã lỡ yêu người có cách sống khác với gia đình mình.
Mình sẽ làm sao nếu... người con trai đó không như mình mong muốn? Chị tự hỏi và thấy thương con gái kinh khủng. Chị nhớ lại nỗi sợ hãi thuở nào, mỗi khi vợ chồng cãi nhau, những lúc cuộc hôn nhân chao đảo bên bờ vực, trong cơn hoang mang chị đơn độc vô cùng, chỉ ước được có ai đó lắng nghe mình nói và có ai đó nói với mình một câu dịu dàng nâng đỡ...
"Lấy thằng đó mai mốt khổ ráng chịu, đừng có về nhà khóc lóc thở than nghe chưa?". Giọng bực bội hờn giận của mẹ từ ngày cưới cách đây ba mươi năm vẫn hằn rõ trong tâm trí chị. Và chị tuổi 20 ngang bướng cứng đầu đáp lại: "Mẹ yên tâm đi, không có chuyện con về nhà khóc lóc đâu".
Không. Chị sẽ không để điều đó lặp lại. Lỡ mà... Thì cho dù chị tiếc nuối vì con gái trao trái tim thanh xuân cho người không xứng đáng, chị cũng sẽ mở lòng mình ra. Chị sẽ đổ thừa duyên số trời định để tự an ủi. Rồi chị sẽ dạy con từng bước kiên nhẫn tạo lập hạnh phúc...
Ừ, chị sẽ như vậy. Chị sẽ nói với con gái, khi nào có chuyện buồn hãy kể cho má nghe, khi muốn khóc hãy về khóc với má...
Nguyên Hương
Theo phunuonline.com.vn
Gặp được người đàn ông tốt, phụ nữ không cần phải trưởng thành Phụ nữ trở nên kiên cường là vì người đàn ông ở bên cạnh chưa đủ tốt. Người đàn ông đúng nhất dành cho bạn sẽ không buộc bạn phải trưởng thành và mạnh mẽ một mình. Anh ấy sẽ dùng tình yêu của mình để bảo vệ bạn, như nuông chiều một đứa trẻ mãi chẳng cần phải lớn. Gặp được người...