Người ’sống chung’ rác thải khẩu trang y tế mùa dịch Covid-19
Giữa mùa dịch Covid-19, khẩu trang y tế luôn là đề tài bàn tán của cư dân mạng: từ chuyện kiếm “mòn mắt” mới mua được, đến chuyện khẩu trang xài xong vứt bỏ lung tung.
Những người lượm rác phải tiếp xúc với khẩu trang y tế đã qua sử dụng – Ảnh: Lê Hồng Hạnh
Trong mùa dịch, lượng rác thải khẩu trang càng lớn khiến nhiều người lo lắng, thế nhưng vẫn có người “đối mặt” hằng ngày với rác thải khẩu trang.
Người mang khẩu trang, người không
Trong mùa dịch, nhiều người dân TP.HCM còn ngại ra đường, đến nơi đông người để phòng tránh dịch Covid-19 thì những người “sống” nhờ rác ở bô rác tạm Hiệp Thành (P.Hiệp Thành, Q.12) vẫn suốt ngày trực tiếp tiếp xúc với khẩu trang y tế đã qua sử dụng để kiếm bữa cơm.
Rác khẩu trang y tế lẫn rác sinh hoạt
Họ không phải là nhân viên chính thức của bô rác nhưng sống với nghề rác đã nhiều năm. Công việc kiếm sống của những người này là lựa rác ở bô rác tạm, bới tìm trong đó những loại có thể bán như giấy, chai nhựa… Nói dễ hiểu, họ như những người nhặt ve chai. Không có cách nào khác ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với các loại rác thải khác nhau, trong đó có lượng khẩu trang y tế tăng do mùa dịch.
Kể từ khi có dịch Covid-19, lượng rác thải khẩu trang y tế ở bô rác tạm tăng lên rất nhiều, khẩu trang y tế đã qua sử dụng trộn lẫn với các loại rác thải khác. Thế nhưng thay vì e ngại thì những người ở đây vẫn làm việc bình thường. Công việc lựa rác vẫn diễn ra như mọi ngày, có người bịt khẩu trang kín mít nhưng có người thậm chí không mang khẩu trang.
Nỗi buồn người dân vùng dịch Sơn Lôi những ngày căng thẳng vì virus corona
Những người lượm rác ở bô vẫn làm việc hàng ngày dù phải tiếp xúc với khẩu trang y tế đã qua sử dụng
Chị Đỗ Thị Phượng (49 tuổi) chia sẻ mình luôn đeo bao tay và khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. “Giờ bệnh nhiều, không đeo khẩu trang, người khỏe cũng bệnh nữa. Mà giờ không dịch thì tôi cũng đeo khẩu trang à, nắng thấy ghê vậy không đeo sao chịu nổi. Làm thì làm chứ mình cũng phải để ý sức khỏe chứ muốn kiếm đồng tiền mà bỏ phế bản thân mình đâu được, sức khỏe là vàng”, chị Phượng nói.
Khác với chị Phượng, anh B. (44 tuổi), làm nghề lựa rác 30 năm, chia sẻ bản thân không đeo khẩu trang vì đeo được một lúc thì lại thấy bức bí khó chịu. “Khẩu trang thì tôi có đeo một chút rồi tháo ra vì đi làm nghề này dơ dáy, mồ hôi mồ kê, nó dính rồi đưa tay quẹt mũi, quẹt mắt tùm lum. Mà công việc của mình thì phải chịu thôi”, anh B. nói.
“Chỉ sợ đói”
Cũng giống anh B., một số người khác ở đây khi được hỏi sao không đeo khẩu trang để bảo vệ mình, phòng tránh tốt hơn trong mùa dịch bệnh, đều đáp giống nhau rằng vì họ… không quen.
Do nghề tự phát kiểu ve chai nên thu nhập của những người lựa rác phụ thuộc hoàn toàn vào lượng ve chai nhặt ra từ đống rác. Mùa dịch Covid-19, đa số họ đều “không sợ” bởi với họ miếng cơm manh áo quan trọng hơn.
Bà Nga cho biết thay vì sợ dịch bệnh thì mọi người còn giành nhau móc rác
Anh T.N.C (42 tuổi) chia sẻ: “Giờ mưu sinh thì phải làm, ngày kiếm được một hai trăm ngàn sống tới đâu hay tới đó. Giờ khổ quá mà không làm thì con cái lấy gì ăn, rồi tiền nhà trọ nữa. Mình làm cha mình phải lo trước, còn lúc bệnh thì tính sau. Biết ở bên ngoài có dịch bệnh, cũng sợ chứ nhưng biết sao giờ. Đi làm còn chết từ từ chứ không đi làm là chết luôn. Không có tiền là chủ trọ đuổi ra ngoài đường luôn”.
Thêm 99 ca nhiễm virus corona mới trên du thuyền “ổ dịch virus corona” Nhật Bản
Nhắc đến dịch Covid-19, bà Bùi Thị Nga (54 tuổi) liền cười cho hay ở bô rác mọi người còn tranh nhau móc rác chứ không nghĩ nhiều đến dịch bệnh. “Cô móc rác thì cô cũng thấy có khẩu trang đó, nhưng đó giờ cô không có bệnh. Nó (dịch Covid-9 – PV) tới thì tới, sống qua ngày thôi. Giờ mình còn sức khỏe thì mình làm”, bà Nga nói.
Anh B. tiếp lời: “Phải kiếm cơm ăn chứ sao giờ, không làm đói chết. Đợt này rác khẩu trang nhiều mà giờ chỉ có sợ đói thôi”. Cũng may là khi về đến nhà, tất cả mọi người đều vệ sinh bằng chanh và muối rất kỹ, một phần để không bị ám mùi, phần khác là giúp cơ thể sạch sẽ bảo vệ cho người thân và gia đình.
Nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng, lực lượng chức năng nên giám sát kỹ việc khẩu trang y tế đã qua sử dụng mùa dịch, cần được bỏ đúng thùng rác, bãi rác theo quy định. Mới đây, Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường biện pháp quản lý chất thải, trong đó có việc xử lý khẩu trang y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Thanh niên
Vứt khẩu trang phòng dịch bệnh bừa bãi - hành động thiếu ý thức gây bức xúc
Khẩu trang có dính giọt bắn của người nhiễm virus mang nguy cơ khó lường. Đáng tiếc, nhiều người chưa có ý thức bỏ khẩu trang đúng nơi, đúng chỗ.
Câu chuyện được tài khoản Gia H. chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người suy ngẫm. Nhất là trong thời điểm dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, gây nhiều lo ngại.
Theo quan sát của anh H., khẩu trang đã qua sử dụng nằm rải rác khắp khu xóm nhỏ của anh. Trước nguy cơ phát tán virus này, anh lo ngại:
" Bây giờ không biết khẩu trang có tác dụng phòng virus hay để phát tán virus nữa? Đi quanh cái quanh cái xóm bé bằng bàn tay mà chỗ nào cũng thấy khẩu trang. Sợ quá, tránh cũng không được! Mua cho lắm vào rồi vứt bừa bãi. Chán cái ý thức kém của một số người".
Tài khoản Gia H. đăng kèm hình ảnh chụp tại xóm nhỏ của anh.
Cùng suy nghĩ với anh H., nhiều tài khoản tỏ ra bất bình, bức xúc với tình trạng nguy hiểm và khó coi này.
" Đồ dùng để phòng dịch xong thì phải xử lý đúng cách, chứ đổ xô đi mua khẩu trang xong về vứt thế này thì có tác dụng gì?", tài khoản Dung Nguyễn bình luận.
" Khi thùng rác cách đó vài bước chân mà người ta lười. Bệnh dốt, bệnh ý thức kém nguy hại không kém dịch bệnh mới này đâu", một dân mạng khác bày tỏ.
Thời gian gần đây, trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra khiến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao. Cùng với đó, trên đường phố xuất hiện tình trạng khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi. Điều này càng khiến cho người dân lo ngại về nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Tờ Tuổi trẻ dẫn lời bác sĩ Hồ Thượng Dũng, phó giám đốc bệnh viện Thống Nhất TP HCM, cho biết khoảng thời gian virus gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài là 30 - 60 phút, vì vậy việc vứt khẩu trang y tế đã sử dụng bừa bãi là không nên.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân sau khi dùng khẩu trang y tế một lần chỉ nên tháo bằng dây đeo và bỏ thẳng vào thùng rác có nắp đậy.
Chưa kể, việc vứt khẩu trang vô tội vạ có thể gây mất mĩ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Theo thegioitre
Chụp ảnh kỉ yếu phong cách phòng dịch Corona: Cả lớp đeo khẩu trang kín mít, không phân biệt được ai với ai Không cần nghĩ nhiều concept phức tạp, chỉ cần đứng tạo dáng đeo khẩu trang là các bạn học sinh lớp 12A16 đã tạo nên một bộ kỉ yếu đáng nhớ. 'Đại dịch Corona' đang là từ khóa được dư luận quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại. Bất cứ một thông tin mới nào về chủng virus này cũng được người...