Người Singapore tìm mọi cách xoa dịu nỗi nhớ du lịch trong mùa dịch
Cất cánh trên chuyến bay không điểm đến, thuê du thuyền riêng… là cách người dân Singapore gợi nhớ cảm giác du lịch trước đại dịch.
Zing trích dịch bài đăng trên SCMP, đề cập đến xu hướng tìm đến những dịch vụ độc đáo để tìm lại cảm giác du lịch của người dân Singapore.
Với người dân bản xứ và du khách nước ngoài, Singapore luôn là địa điểm du lịch lý tưởng nhờ vẻ đẹp hiện đại, thời tiết ôn hòa quanh năm và nhịp sống sôi động. Tuy nhiên, mọi hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng của đảo quốc sư tử đều phải tạm dừng khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Sau nhiều tháng phong tỏa biên giới và thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp và người dân Singapore đã đưa ra nhiều sáng kiến để tìm lại cảm giác dịch chuyển trước đại dịch.
Du lịch kiểu mới
Người dân Singapore vốn nổi tiếng vì sự năng động, đam mê dịch chuyển. Năm 2018, cư dân đảo quốc sư tử chi hơn 25 triệu USD cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài, gấp đôi so với Đan Mạch – quốc gia có dân số tương tự.
Giữa tháng 6, khi làn sóng dịch bệnh tạm lắng xuống, nước này đã nới lỏng lệnh phong tỏa và cách ly xã hội, song du lịch quốc tế vẫn là điều không thể.
Vốn thường xuyên vi vu trên bầu trời, nhiều công dân Singapore cảm thấy bị “mắc kẹt” khi phải ở nhà suốt nhiều tháng. Vì vậy, họ nắm bắt mọi cơ hội có thể để tìm lại cảm giác du lịch trước đại dịch.
Người dân Singapore nắm bắt mọi cơ hội có thể để tìm lại cảm giác du lịch trước đại dịch. Ảnh: Getty.
Sergey Tkachev, doanh nhân người Nga sinh sống tại Singapore, đã thuê một chiếc du thuyền và dạo quanh cách hòn đảo phía nam. Sau 4 lần ra khơi thành công, anh cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều.
“Chôn chân trong nhà suốt nhiều tháng như vậy khiến tôi rất bức bối. Trước đây, tôi thường đi du lịch mỗi tháng, nhưng giờ thì không thể”, Tkachev chia sẻ.
Khi chính phủ nới lỏng lệnh giới nghiêm, nhu cầu thuê du thuyền tại nước này đã tăng 20% so với thời điểm trước đại dịch. Sylvia Ng, quản lý cấp cao tại công ty ONE15 Luxury Yatching, cho biết các doanh nghiệp du thuyền cao cấp đang có nhiều gói dịch vụ hấp dẫn dành cho du khách.
Đa số công ty đều cung cấp gói chèo trong 4-5 tiếng, lưu trú qua đêm và dùng bữa trên thuyền. Khách hàng còn có thể sử dụng các dịch vụ khác như mô tô nước hay kayak để có trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Sentosa Resort & Spa, khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Singapore, đã mở dịch vụ cho phép du khách sử dụng bãi biển, hồ bơi và các môn thể thao biển vào ban ngày. Tổng giám đốc Gavin Weightman cho biết họ đã kín chỗ cho tháng tới và phải lập danh sách chờ.
“Phản hồi của khách hàng rất tích cực. Bầu không khí trong lành của đảo Sentosa khiến họ liên tưởng đến kỳ nghỉ trên bãi biển ở nước ngoài”, Weightman nói.
Thực khách sẵn sàng bỏ ra 440 USD để trải nghiệm cảm giác dùng bữa trên không trong mùa dịch. Ảnh: Executive Traveller.
Là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh, các hãng hàng không đã tìm ra nhiều cách để duy trì hoạt động. Điển hình như các chuyến bay không điểm đến, dịch vụ cho thuê máy bay riêng,…
Gần đây, hãng hàng không Singapore Airlines đã biến phi cơ Airbus A380 thành nhà hàng vì không thể cất cánh do dịch bệnh. Với 440 USD, thực khách có thể trải nghiệm cảm giác dùng bữa trên không trong mùa dịch. Chỉ trong vòng nửa tiếng, nhà hàng đã nhanh chóng kín chỗ.
Sân bay Changi, một trong những trung tâm vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới, đã “chữa cháy” tình hình ế ẩm của mình bằng cách trở thành trung tâm mua sắm với các cửa hàng đồ lưu niệm, nhà hàng, thậm chí buôn bán online.
Thận trọng khi mở cửa
Dù diện tích không quá rộng, áp lực phong tỏa quốc gia không quá lớn, chính phủ Singapore vẫn thận trọng khi đưa ra quyết định mở cửa biên giới trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Đầu tháng này, trước toàn thể quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ong Ye Kung phát biểu: “Không chỉ hàng trăm nghìn việc làm, chúng ta còn đang đánh cược vị thế trung tâm hàng không, kinh tế và tương lai của Singapore để đối đầu với đại dịch. Chúng ta phải mở cửa từng bước, cẩn thận và cùng nhau chịu trách nhiệm về sự an toàn của đất nước”.
“Du khách có thể nhiễm virus corona chủng mới khi di chuyển giữa các quốc gia và trở thành nguồn lây. Vì vậy, mục tiêu hiện tại là điều chỉnh các biện pháp phong tỏa biên giới để tránh rủi ro”, Cook nhận định.
Trước khi quyết định mở cửa toàn diện và trong lúc chờ đợi vắc xin, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và các cơ quan chức năng đang thúc đẩy xét nghiệm Covid-19 quy mô lớn, giá cả phải chăng và nhanh chóng hơn.
Singapore hướng đến mở cửa từng bước, cẩn thận để đảm bảo sự an toàn của cộng đồng. Ảnh: Forbes.
Khoảnh khắc hàng trăm máy bay cùng cất cánh... như "tắc đường hàng không"
Cảnh tượng hàng trăm chiếc máy bay cất cánh cùng một lúc khiến bất cứ ai cũng đều phải kinh ngạc.
Nhiếp ảnh gia Mike Kelley đã phải mất tới vài năm, ngồi đợi nhiều giờ đồng hồ ở hàng chục sân bay quốc tế khác nhau trên khắp thế giới để có được khoảnh khắc hàng trăm chiếc máy bay cùng cất cánh ngoạn mục như thế này.
Năm 2014, nhiếp ảnh gia Mike Kelley mang theo máy ảnh đến công viên Clutter Park nằm trên đồi Imperial Hill và nhìn xuống sân bay quốc tế Los Angeles. Trong suốt 7 giờ đồng hồ, ông tập trung cao độ để quan sát và chụp những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc máy bay cất cánh.
Những chiếc máy bay từ lớn đến nhỏ thuộc nhiều dòng khác nhau như B747-400, B777-300ER, A330-300, A320, B737-800... và cũng thuộc nhiều hãng khác nhau như American Airlines, Continental Airlines (Mỹ), Delta Air Lines (Mỹ), Air China (Trung Quốc) All Nippon Airways (Nhật Bản)...
Sau khi đã có trong tay hàng trăm bức ảnh, Mike chọn ra những bức ảnh đẹp nhất và ghép vào chung một bức ảnh tổng hợp toàn cảnh nhiều chiếc máy bay cất cánh.
Đó là lý do vì sao bạn có thể được chiêm ngưỡng bức ảnh nhiều chiếc máy bay cất cánh cùng một lúc như vậy.
Sau tác phẩm đầu tiên, Mike bắt đầu nảy sinh ý tưởng chụp ảnh như vậy. Và suốt nhiều năm, nhiếp ảnh gia này đã đặt chân đến nhiều sân bay, tìm vị trí quan sát tốt nhất và ghi lại những bức ảnh máy bay cất cánh hoàn hảo.
Thông qua những khoảnh khắc ngoạn mục này, nhiếp ảnh gia muốn cho mọi người thấy "bàn tay vàng" của các phi công khi điều khiển những con chim sắt khổng lồ trên bầu trời.
Đồng thời, mọi người phần nào sẽ hiểu rằng giao thông hàng không cũng nhộn nhịp không kém gì đường bộ.
Mike cho biết: "Mỗi ngày, có hàng chục nghìn chiếc máy bay cất cánh lên bầu trời, kết nối các thành phố, di chuyển con người, hàng hóa và ý tưởng, thúc đẩy toàn cầu hóa và thương mại..."
Sân bay quốc tế Frankfurt. Nguồn ảnh: BP.
Video: Phân tích lỗi của máy bay Boeing 737 Max 8. Nguồn: VTV24
3 khách sạn cổ ở Đà Lạt Những khách sạn cổ kính, gợi nhớ về một Đà Lạt (Lâm Đồng) xưa là lựa chọn của nhiều du khách khi đến với thành phố ngàn hoa. Đà Lạt có nhiều khách sạn vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ điển kiểu châu Âu. Đây là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho những vị khách cần tìm một chốn an yên....