Người sáng lập WikiLeaks: Ở đại sứ quán như ở tù
Vào thứ bảy 8.3.2014, trong đại sứ quán Ecuador được bảo vệ bởi cả tá cảnh sát, người sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói rằng mọi người trên thế giới sẽ sớm bị giám sát.
Trong bài phát biểu qua Skype, ông Assange nói: “Họ gần như đã đạt được khả năng theo dõi tất cả mọi người trên hành tinh và mọi thứ sẽ hoàn tất trong vài năm tới”.
Sau khi WikiLeaks công bố các tư liệu mật của chính phủ vào năm 2010, ông Assange đã nhanh chóng nổi tiếng toàn thế giới, nhưng đồng thời cũng bị Mỹ và phương Tây săn đuổi ráo riết. Ông được Ecuador cho phép tị nạn vào tháng 6.2012 và đã trốn vào Đại sứ quán để tránh bị Thụy Điển dẫn độ do cáo buộc đã cưỡng bức và quấy rối tình dục ở quê nhà.
Người sáng lập WikiLeaks nói ở đại sứ quán như ở tù
Lo ngại có thể bị dẫn độ sang Mỹ và sẽ bị kết tội tử hình, ông Assange đã ở luôn trong Đại sứ quán cho đến nay. Tuy nhiên, bản thân ông cũng nói rằng cuộc sống trong đại sứ quán “như ở trong tù”, thậm chí các “bạn tù” còn cảm thấy tệ hơn.
Do các lỗi kỹ thuật xảy ra nên dù diễn ra gần 1 giờ đồng hồ nhưng ông Assange chỉ có thể nhận và trả lời một số câu hỏi trong số 2.000 người kết nối.
Ông Assange đã kết tội Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ là “cơ quan tội phạm” với quá nhiều quyền lực, thậm chí còn nói rằng ngay cả Tổng thống Mỹ Obama cũng sẽ không giữ nổi vị thế chính trị nếu muốn giải tán nó. “Quốc hội sẽ kết tội ông ta (vì phản quốc)”.
Video đang HOT
“Giờ đây Internet đã hòa vào xã hội con người, vì vậy luật pháp của xã hội con người nên được áp dụng cho Internet”.
Ông Assange cũng nói rằng các chính phủ đang giữ quá nhiều thông tin bí mật và người dân không thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của những gì đang diễn ra.
“Chúng ta đều đang sống trong thế giới mà chúng ta không hiểu”. Đó chỉ là “sự tượng trưng hư cấu của thế giới” – một ảo ảnh mà trong đó “bản chất thật sự của cấu trúc quyền lực chính phủ bị che giấu”.
“Chúng ta vẫn mãi lòng vòng trong sương mù”.
Ông Assange cũng chỉ trích những gã khổng lồ Internet như Facebook và Google – những kẻ đã thu thập thông tin của người dùng suốt nhiều năm qua.
Khi được hỏi về Facebook và các vấn đề bảo mật, ông Assenge đã nói rằng: “Những gì chúng ta đang chứng kiến là sự trộm cắp thông tin của nhiều người và họ đang tiếp tục làm điều đó. Kiến thức là quyền lực, vì vậy họ đang tích lũy rất nhiều quyền lực”.
Ông cũng phàn nàn tương tự về Google, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện có tới 1 tỉ thiết bị Android hoạt động trên thế giới. “Đó là một vấn đề lớn, một nhóm đơn lẻ đã có thể thu thập nhiều thông tin như vậy (về mọi người). Tất cả các bạn đều là sản phẩm”.
CTV Hải Triều
Theo NTD
Mật vụ Mỹ "cấm" Tổng thống Obama dùng iPhone
Tổng thống Obama không được phép sử dụng iPhone và vẫn phải trung thành với chiếc BlackBerry vì lý do an ninh.
Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã nổi tiếng là một tín đồ nghiện điện thoại BlackBerry, thế nhưng ngày nay chiếc điện thoại kềnh càng này lại trở thành lựa chọn duy nhất của ông. Ngày 5/12, ông Obama đã ngậm ngùi tiết lộ với các thanh niên tham dự một hội nghị ở Nhà Trắng: "Tôi không được phép dùng điện thoại iPhone vì lý do an ninh."
Quy định hạn chế này không có gì mới nếu so với các yêu cầu an ninh nghiêm ngặt đối với một Tổng thống Mỹ. Năm 2009, Tổng thống Obama thậm chí đã phải đấu tranh rất vất vả với các mật vụ thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) mới giữ được quyền sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry ưa thích của mình.
Tổng thống Obama lúc nào cũng kè kè chiếc BlackBerry kềnh càng bên người
Các mật vụ Mỹ lo ngại rằng việc Tổng thống sử dụng điện thoại và thói quen nhắn tin khi ngồi trong xe của ông có thể khiến hành tung của Tổng thống bị lộ, và những thông tin mà ông viết ra trên điện thoại có thể trở thành "miếng mồi" cho các cuộc điều tra của quốc hội.
Hồi đó NSA chỉ nhượng bộ Tổng thống Obama sau khi ông tuyên bố rằng họ sẽ phải "đoạt nó khỏi tay tôi", tuy nhiên ông cũng phải sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry đã được tăng cường an ninh tối đa, đồng nghĩa với việc ông chỉ có thể liên hệ với tối đa 10 người bằng chiếc điện thoại này. Đó là lý do khiến ông Obama ngán ngẩm nhận xét về chiếc điện thoại này cách đây 3 năm: "Nó chả vui chút nào."
Ông Obama cũng nói thêm rằng 2 cô con gái Sasha và Malia của mình dành rất nhiều thời gian cho chiếc điện thoại iPhone của chúng.
BlackBerry vốn nổi tiếng với khả năng bảo mật cao, đó chính là lý do khiến nó trở thành món đồ được ưa chuộng trong giới quan chức ở Washington, bất chấp việc hãng điện thoại này đã đánh mất nhiều thị phần vào tay các đối thủ khác, đặc biệt là Apple.
Trong các cuộc trò chuyện, Tổng thống Obama thường ám chỉ về những bất tiện bên trong chiếc "lồng kính" Nhà Trắng khi ông rất khó có thể liên lạc với người bình thường hoặc thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài mà không qua "bộ lọc" của đội ngũ thư ký và trợ lý báo chí. Trợ lý của ông cho rằng chiếc BlackBerry là một công cụ để giúp ông thoát khỏi sự "cầm tù" đó.
Nhà Trắng cho biết địa chỉ email của Tổng thống Obama được bảo vệ cẩn mật và chỉ phổ biến cho một số ít quan chức cấp cao và bạn bè của ông. Tuy nhiên họ không tiết lộ về những thiết bị mã hóa được sử dụng để bảo mật các thông tin liên lạc của Tổng thống.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama nhắc đến điện thoại iPhone trong các bài phát biểu của mình. Hồi tháng 10, trong bài phát biểu về những lỗi kỹ thuật trên website của chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, ông đã so sánh nó với cách Apple khắc phục các lỗi trên hệ điều hành iOS.
Ông Obama nói: "Không ai nói rằng Apple nên ngừng bán iPhone hoặc iPad hay phải đóng cửa công ty nếu họ chưa khắc phục được các lỗi đó. Đó cũng chính là cách mà chúng ta đang làm ở nước Mỹ."
Theo CNN
Ecuador gây áp lực với Anh về vụ ông Assange Ecuador có thể nhờ Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) giúp giải quyết tình trạng bế tắc với Anh liên quan đến ông Julian Assange, người sáng lập website tiết lộ tin mật WikiLeaks. Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino (phải) và ông Julian Assange tại Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) - Ảnh: Reuters "Hơn một năm đã trôi qua, ông...