Người sản xuất nông sản vẫn ở “kèo dưới” vì bị siêu thị làm khó
Dù được hỗ trợ kết nối cung – cầu, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, nông dân, người sản xuất vẫn phải ở “kèo dưới” trong chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ, khi nhiều đơn vị phân phối đưa ra các yêu cầu có phần khó cho nông dân
Bà Trần Gia Minh Châu – chủ cơ sở Xứ Phan (TP.Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, điểm được nhất khi tham gia hội nghị kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh cuối tuần qua, là người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ có dịp gặp gỡ, cùng trao đổi, giải quyết những vướng mắc, thiếu sót giữa hai bên.
Tuy nhiên, để đi đến được các giao dịch, hợp tác hay không, còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán.
Giới thiệu sản phẩm nước mắm Xứ Phan. Ảnh: T.H
Theo bà Châu, nhiều đơn vị phân phối yêu cầu nhà sản xuất cung cấp hàng hóa để tiêu thụ nhưng chậm thanh toán, hoặc thanh toán lắt nhắt, tỷ lệ hàng hóa hao hụt cao, khả năng bị trả về… khiến nhà sản xuất phải đối mặt nhiều rủi ro, chịu tiền lãi ngân hàng khi bị giam vốn… “Như sản phẩm nước mắm Xứ Phan, chúng tôi bán qua kênh mạng rất tốt, nhưng khi chào hàng vào siêu thị, họ yêu cầu phải có văn phòng đại diện ở TP.HCM” – bà Châu cho biết.
Video đang HOT
Hay như chủ một nhà vườn trồng rau sạch, cà chua, dưa pepino tại huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, trang trại của bà đã được chứng nhận VietGAP, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu khác, tuy nhiên, việc đưa hàng vào siêu thị vẫn ở thế khó.
Ông Hà Huy Thắng – Tổng Giám đốc Công ty CP XNK Petrolimex cũng cho rằng, không chỉ thị trường trong nước, khi xuất khẩu, “lấn sân” vào các hệ thống phân phối nước ngoài, nông sản Việt Nam còn nhiều điểm yếu, qua nhiều tầng nấc trung gian. Nhà sản xuất nhiều lúc chưa hiểu về thị hiếu người tiêu dùng ở từng thị trường nên mẫu mã, chủng loại sản phẩm không ấn tượng, đôi khi gây phản cảm về màu sắc.
Theo Danviet
Chi 3 tỷ đồng phát triển 2.000 m2 xà lách thủy canh
Để có đủ 3 tỷ đồng vốn đầu tư trồng rau thủy canh công nghệ cao, chị Nguyễn Thị Hoàn không ngần ngại thế chấp nhà cửa, tài sản, đồng thời vay mượn thêm bạn bè và người thân.
Khởi nghiệp từ năm 2012, chị Nguyễn Thị Hoàn - chủ Công ty cổ phần đầu tư Song Hành ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thu được thành công bước đầu với sản phẩm rau an toàn như rau ăn lá các loại, rau mầm, rau củ, dưa lưới... Khi sản lượng tiêu thụ của cơ sở ngày một tăng, chị bắt đầu thử nghiệm trồng xà lách thủy canh với mục đích đa dạng hóa sản phẩm rau củ quả của cơ sở, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế.
Xà lách tại cơ sở của chị Hoàn phát triển đồng đều. Ảnh: Rau sạch Song Hành.
Ban đầu, dù trồng thử nghiệm xà lách thủy canh trên một diện tích nhỏ nhưng chị Hoàn thu được kết quả khá khả quan. Từ đây, chị dự tính đầu tư thêm 2.000 m2 trồng các loại xà lách theo mô hình thủy canh. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống của cơ sở, khoản chi phí ban đầu bỏ ra khá lớn.
Theo tính toán của chị Hoàn thời điểm đó, với 1.000 m2 nhà trại, chị cần 1,2 đến 1,5 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, trong đó có cả trang thiết bị ngoại nhập. Do vậy, muốn mở rộng diện tích 2.000 m2 trồng rau thủy canh, chị cần tới 3 tỷ đồng tiền vốn đầu tư. "Không có vốn, không thể đầu tư công nghệ, không thể áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, vậy chúng tôi chẳng khác gì những người làm nông truyền thống trên những thửa ruộng cũ như trước đây", chị Hoàn chia sẻ.
3 tỷ đồng là khoản chi phí lớn đối với một cơ sở sản xuất còn non trẻ và vốn chưa dày. Chị Hoàn tính tới chuyện vay ngân hàng để tiếp tục hiện thực hóa mô hình xà lách thủy canh. Tuy nhiên, dù "gõ cửa" nhiều ngân hàng nhưng chị đều thất bại vì không có tài sản thế chấp để vay số tiền lớn như thế. Đề xuất vay vốn của chị với gói tín dụng 50.000 tỷ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên cho phát triển nông nghiệp sạch cũng không gặp may mắn. Lý do là phần diện tích một ha làm trang trại rau an toàn mà chị định thế chấp là đất thuê 50 năm của địa phương; 20 ha còn lại lại là đất thuê của dân.
Theo chị Hoàn, muốn phát triển nông nghiệp hiện đại, người nông dân phải có vốn để đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ảnh: Rau sạch Song Hành.
Bước đầu gặp khó nhưng chị Hoàn vẫn không nản lòng. Sau khi bị các ngân hàng từ chối, chị xoay vốn bằng cách thế chấp nhà cửa và tài sản để vay mượn ngoài, đồng thời huy động thêm tài chính từ người thân, bạn bè. Có tiền trong tay, chị đầu tư mua sắm thiết bị cho vườn trại, trong đó, một số phải nhập từ Thái Lan. Hạt giống của các loại xà lách được chị mua từ một địa chỉ tin cậy tại Hà Nội.
Với mô hình này, toàn bộ xà lách được trồng trên giàn, với nguồn dinh dưỡng được chuyển trực tiếp qua nguồn nước. Theo chị Hoàn, so với các phương pháp canh tác khác, rau trồng thủy canh sẽ giảm sâu bệnh, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho rau cũng được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, do không sử dụng bất kỳ loại phân hóa học nào trong quá trình trồng nên rau thành phẩm luôn được đảm bảo an toàn.
Trồng 2.000 m2 xà lách thủy canh vào cuối năm 2016, dự kiến vào giữa tháng 3 năm nay, cơ sở sẽ tiến hành thu hoạch lứa rau thủy canh đầu tiên. Theo tính toán, sản lượng có thể đạt tới một tạ xà lách các loại mỗi ngày.
Hiện tại, trang thiết bị của vườn thủy canh đã được đầu tư đầy đủ, bài bản. Do vậy, thời gian tới, cơ sở cần sát sao hơn trong việc chọn hạt giống và vận hành đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản lượng đề ra.
Chị Hoàn cho biết, chị may mắn vì nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vốn của người thân, bạn bè để có được trang trại ngày hôm nay. Theo chị, vốn đầu tư cũng là một bài toán nan giải, cản trở không ít ước mơ của người dân giữa bối cảnh nông nghiệp đòi hỏi công nghệ cao.
Theo Phong Vân (VNE)
Nhà nông Nam Trung Bộ chưa mặn mà sản xuất sạch Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến nay, toàn vùng Nam Trung Bộ chỉ có 582 mô hình trồng trọt, một mô hình chăn nuôi và 3 mô hình nuôi trồng thủy sản đạt chuẩn VietGAP. Nguyên nhân các hộ dân không tham gia vì cho rằng không hiểu rõ kỹ thuật và cũng không được địa phương triển khai, hướng...