Người Sài Gòn phải gọi sai tên 70 con đường: Do ai, tại ai?
Sài Gòn hiện có khoảng 70 con đường đang bị gọi tên sai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai sót này, Thanh Niên đã trao đổi với PGS.TS địa danh học Lê Trung Hoa, cố vấn Hội đồng đặt tên đường TP để tìm hiểu vấn đề
Để tìm hiểu nguyên nhân khoảng 70 con đường ở Sài Gòn bị gọi tên sai, Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS địa danh học Lê Trung Hoa, nguyên giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia TP.HCM) về vấn đề này.
Quỹ tên đường đang cạn kiệt
* Thưa PGS. TS Lê Trung Hoa, vì sao một số con đường ở Sài Gòn bị gọi sai tên?
Hiện TP.HCM có khoảng 60 – 70 tuyến đường đang bị gọi sai tên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. Thứ nhất, có thể do thợ in bảng tên đường phát âm sai nên in theo cách hiểu của họ. Thứ hai, có một số nhân vật lịch sử mà chính Hội đồng đặt tên đường đặt sai như trường hợp Hoàng Đức Lương bị viết sai thành Hoàng Đức Tương, Tôn Thất Đàm bị viết sai thành Tôn Thất Đạm. Thứ ba, do Hội đồng duyệt tên đường sai sót theo Hội đồng đặt tên đường dẫn đến một số bảng tên đường bị sai.
* Tên nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM không đồng nhất với nhau, nguyên nhân của sự “lệch pha” này do đâu?
Bên cạnh một số lý do như đã nói ở trên thì tên đường ở TP.HCM bị sai còn là do sự kiêng kị phạm húy (không được trùng tên vua chúa).
Như trường hợp Ngô Thì Nhậm trùng với tên vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì) nên đặt tên đường là Ngô Thời Nhiệm. Trường hợp khác là đường Lê Thánh Tông trùng với tên thật của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông, để tránh phạm húy nên sửa thành đường Lê Thánh Tôn,…
Những con đường ở khu trung tâm dù ngắn nhưng vẫn được đặt tên của những nhân vật lịch sử quan trọng
Tuy nhiên, những trường hợp phạm húy rất khó đặt lại do nếu đặt lại 1 đường thì phải đặt lại toàn bộ những đường phạm húy khác. Ví dụ không thể đổi Tôn Đức Thắng thành Tông Đức Thắng hay Tôn Đản thành Tông Đản,…
Video đang HOT
Thành phố hiện có 181 tuyến đường trùng tên nhau. Nguyên nhân là do trước 1975, TP.HCM có 3 đơn vị hành chính khác nhau gồm: Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định tương đương với 3 Hội đồng đặt tên đường khác nhau.
Sau nhập 3 đơn vị hành chính này thành TP.HCM nên một số tên đường bị trùng.
PGS.TS Lê Trung Hoa
Theo tôi, sở dĩ Hà Nội đặt tên đúng là do từ sau 1954, Hà Nội đã không còn kiêng húy nhưng ở miền Nam thì vẫn còn do ảnh hưởng từ chế độ nhà Nguyễn trước đó. Không chỉ riêng việc kiêng húy mà có rất nhiều cái miền Bắc và miền Nam khác nhau nhưng không thể đồng nhất được.
Như trong cách gọi tên đường, miền Nam gọi là đường còn miền Bắc gọi là phố, miền Nam gọi ấp, còn miền Bắc gọi thôn,… Đây là do thói quen của người dân ở mỗi nơi.
* Với cương vị là cố vấn của Hội đồng đặt tên đường thành phố, PGS cho biết sắp tới thành phố sẽ làm gì để hạn chế tình trạng trùng lặp tên đường?
Hiện nay, TP đang đầu tư nghiên cứu lại khoảng 1.800 tên đường và dự trù thêm 1.800 tên đường mới. Tuy nhiên, nguồn tên đường đang bị cạn kiệt nên thời gian tới có thể sử dụng tên của một số loại trái cây đặc sản Nam bộ như sầu riêng, măng cụt, thốt nốt,…các loại cây, hòn đảo,… bổ sung cho quỹ tên đường.
Theo dự án này, TP sẽ điều chỉnh những tên đường sai, sắp xếp các tên đường trùng nhau trên nguyên tắc chỉ chọn 1, nghĩa là toàn TP sẽ không có những con đường trùng tên nhau. Ví dụ như hiện nay có đường Nguyễn Huệ ở quận 1 đồng thời có đường Quang Trung ở quận Gò Vấp nhưng hai tên gọi này thực chất là một người nên thời gian tới sẽ điều chỉnh lại theo hướng giữ lại tên Nguyễn Huệ và tìm tên mới cho đường Quang Trung.
Hiện có 181 tên đường trùng nhau
* Theo PGS, tại sao các tên đường ở TP.HCM lại bị trùng nhau?
Thành phố hiện có 181 tuyến đường trùng tên nhau. Nguyên nhân là do trước 1975, TP.HCM có 3 đơn vị hành chính khác nhau gồm: Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định tương đương với 3 Hội đồng đặt tên đường khác nhau.
Sau nhập 3 đơn vị hành chính này thành TP.HCM nên một số tên đường bị trùng.
Đường Ngô Thời Nhiệm tên đúng phải là đường Ngô Thì Nhậm
* Việc đặt tên đường dựa trên những yếu tố nào thưa PGS?
Đặt tên đường cũng phải có ý nghĩa, ví dụ Võ Nguyên Giáp liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ thì phải đặt tên đường này cắt một đoạn với đường Điện Biên Phủ.
Trường Chinh tham gia Cách mạng tháng Tám nên đường Trường Chinh nối liền với đường Cách Mạng Tháng Tám.
Những tuyến đường bị gọi tên sai sẽ được sửa lại trong thời gian tới
Đường Tôn Đức Thắng phải gắn với khu Ba Son, vì trước đây Tôn Đức Thắng làm việc ở Ba Son. Nói chung tên đường phải gắn với nhân vật và sự kiện.
Đặt tên đường phải dựa trên nhiều yếu tố, đường nằm ở vị trí nào, chiều dài, chiều rộng của đường có tương xứng với nhân vật hay không. Ví dụ tên các nhân vật tầm cỡ như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi,… được đặt ở quận 1 dù những tuyến đường này ngắn.
* Theo PGS, phải làm gì với những con đường bị gọi tên sai?
Chắc chắn là phải sửa cho đúng để thể hiện sự tôn trọng với nhân vật được đặt tên đường, trừ một số trường hợp bất đắc dĩ. Khi đổi lại tên đường người dân sẽ bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều, nhất là trong vấn đề giấy tờ nhưng vẫn phải làm, không thể để lộn xộn như hiện nay được.
Ví dụ, ở quận Gò Vấp có đường Lê Văn Thọ và đường Lê Đức Thọ, hai đường tên gần giống nhau mà đặt gần nhau làm người ta đi lạc hoài.
Cảm ơn PGS!
Theo Thanh Niên
Thành phố Hà Nội sẽ có đường mang tên "Cách mạng Tháng Tám"
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn vừa giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất, tham mưu xây dựng phương án đặt tên đường "Cách mạng Tháng Tám".
Quảng trường Cách mạng tháng tám trước cửa nhà hát lớn Hà Nội. (Ảnh nguồn Internet).
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các bộ ngành cần phải nghiên cứu, đề xuất phương án về biển tên của Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, bảo đảm trang trọng, nghiêm túc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đúng quy định của nhà nước. Ngoài ra cần khẩn trương thẩm định, hoàn thiện Quy hoạch hệ thống tượng đài trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn cũng giao Ban Thi đua khen thưởng thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các hình thức khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân, tổ chức chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu, báo cáo UBND Thành phố.
Đến nay tại Thành phố Hà Nội, tên Cách mạng Tháng Tám đã được sử dụng và đặt tên cho Quảng trường và Vườn hoa trước khu vực Nhà hát Lớn, là địa điểm tổ chức mít tinh tổng khởi nghĩa lớn của quần chúng cách mạng và Việt Minh. Đồng thời, nơi đây là khu vực có không gian cảnh quan đẹp, có nhiều công trình kiến trúc có giá trị và cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa của Thủ đô.
Trước đó ngày 18/8, nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, nhiều ý kiến tâm huyết của các vị lão thành cách mạng đã chia sẻ với lãnh đạo thành phố về việc Hà Nội cần đề cao và tự hào với những thành quả mà Cách mạng tháng Tám mang lại. Đặc biệt, Hà Nội cần lưu lại dấu ấn bằng cách đặt tên cho một con đường ở Thủ đô mang tên Cách mạng Tháng Tám.
Theo CafeF
Xây dựng thương hiệu cho nông sản: Vẫn chỉ dừng ở kế hoạch Luôn đứng trong tốp đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu... nhưng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới hiện rất khiêm tốn. Cả nước mới chỉ có vài sản phẩm được công nhận dưới dạng đăng ký chỉ dẫn địa lý. Giải quyết điểm yếu này, nhiều năm nay, các bộ, ngành, địa...