Người Sài Gòn phá dải phân cách lấy lối đi
Nhiều dải phân cách trên tuyến đường mới thi công ở TP HCM bị người dân tháo dỡ để thuận tiện qua lại.
Người dân thường xuyên băng qua dải phân cách bị tháo dỡ trong khi xe hai bên lao vun vút. Ảnh: Sơn Hòa.
Vợ chồng anh Minh Hiếu chở nhau trên đường Lũy Bán Bích (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) vội thắng gấp, cả người và xe ngã nhào, chiều 12/11. Nguyên nhân là do nam thanh niên mặc áo thun đen bất ngờ phóng xe từ làn ngược lại, băng qua đường, thông qua dải phân cách bị tháo mất. Chỉ quay đầu ngó vợ chồng anh Hiếu đang lồm cồm bò dậy, nam thanh niên rồ ga chạy mất.
“Tôi không thể lường được có người phóng xe qua, từ làn bên kia, bởi khu vực này có dải phân cách. Nếu có ai muốn sang đường phải đến ngã tư cách đây 200 m chứ”, anh Hiếu nói.
Trên tuyến đường Lũy Bán Bích dài gần 5 km có hàng chục điểm dải phân cách bị người dân tháo dỡ. Những đoạn bị tháo rộng khoảng một mét, vừa đủ cho người đi bộ, xe máy, tiện băng qua đường. Đoạn bị tháo nhiều nhất là từ ngã tư Hòa Bình – Lũy Bán Bích đến đường Tân Hóa thuộc phường Tân Thới Hòa. Tại khu vực này, cứ di chuyển khoảng 200-300 m sẽ bắt gặp dải phân cách bị tháo mất.
Đoạn bị tháo dỡ thường trước các con hẻm quán ăn. Ảnh: Phạm Duy
Video đang HOT
Hầu hết các đoạn chắn bằng sắt cao khoảng 1,5 m sau khi bị tháo đều được bỏ sát bên cạnh. Nhiều thanh sắt được cột cố định vào khung kế bên. Đa số các điểm bị tháo dỡ đều nằm trước những con hẻm hoặc những địa điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn hoặc mua bán sầm uất.
Đặc biệt, tại số 80 Lũy Bán Bích. Một hàng dài 6 khung sắt bị tháo dỡ rồi đem xếp vào trong con hẻm gần đó. Việc tháo dỡ này đã tạo thành khoảng trống lớn, nếu không phải dân địa phương thì không ai biết nơi đây từng có dải phân cách cứng ngăn cách hai chiều đường.
Theo bà Nguyễn Thị Tứ (62 tuổi) sống gần đấy, tình trạng này mới diễn ra, để các xe tận dụng quay đầu hoặc người đi bộ băng qua đường thường xuyên. “Vì việc này mà tuyến đường thường xuyên bị ùn ứ do người ta quay đầu xe vô tội vạ. Lâu lâu lại có người cãi nhau giữa đường do va quẹt bởi kiểu quay đầu xe bất tử. Chắc mấy người đó tháo dải phân cách ban đêm, chứ ban ngày chắc không dám đâu”, bà Tứ kể.
Ngoài những đoạn bị tháo dỡ, trên tuyến đường còn xuất hiện tình trạng dải phân cách bị xiêu vẹo, các ốc vít bắt cố định xuống mặt đường bị trồi lên, rỉ sét. Chỉ cần lực tác động nhỏ là dải phân cách có thể sập bất cứ lúc nào, gây lo lắng cho người qua lại.
Dải phân cách bị tháo dỡ, gác bỏ lại ngay bên cạnh. Ảnh: Sơn Hòa
Về vấn đề này, UBND quận Tân Phú cho biết đang cho thi công khắc phục những vị trí dải phân cách bị tháo dỡ, sửa chữa những điểm hư hỏng, đinh ốc lỏng lẻo… Quận cũng lên kế hoạch tuyên truyền người dân trong khu vực hiểu về tầm quan trọng của những dải phân cách, với những cá nhân lén lút tháo dỡ sẽ bị xử lý nghiêm.
Đường Lũy Bán Bích vừa hoàn thành việc thi công nâng cấp, mở rộng từ đầu năm nay. Tuyến đường được thành phố đầu tư 10 triệu USD. Mặt đường rộng 23 m, lòng đường rộng 15 m cho bốn làn xe lưu thông và 8 m vỉa hè hai bên đường. Đường cũng được lắp đặt dải phân cách bằng sắt để đảm bảo trật tự trên trục đường dẫn ra khu vực vòng xoay Phú Lâm.
Ngoài đường Lũy Bán Bích, một số tuyến đường có dải phân cách ở TP HCM như Lê Văn Sỹ cũng bị tháo dỡ để tiện việc đi lại, buôn bán của một số hộ dân.
Sơn Hòa
Theo VNE
5.000 người Sài Gòn sẽ được đưa khỏi khu vực sạt lở
TP HCM di dời hơn 5.000 người khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao, trước năm 2018.
Trong báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2018 gần 1.300 hộ với hơn 5.000 người (bao gồm 400 hộ di dời phòng tránh bão) đang sông trong khu vưc nguy hiêm sẽ được di dời. Các hộ dân được bố trí tại những điêm dân cư hiên hưu hay khu tai đinh cư tại quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Theo lộ trình, năm 2016, thành phố hoàn thành di dời 647 hộ (50%), ưu tiên thực hiện trước 462 hộ thuộc khu vực đặc biệt nguy hiểm. Năm sau hoàn thành thêm 388 hộ (30%) và năm 2018 hoàn thành 259 hộ còn lại (20%).
Thành phố cũng thực hiện 6 dự án bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn đầu tư 145,9 tỷ đồng.
Vụ sạt lở nhấn chìm 2.000 m2 đất xuống sông khuya 1/7 ở quận Thủ Đức. Ảnh: Duy Trần.
TP HCM cũng cam kết không còn trường hợp lấn chiếm ven sông, ven biển. Thành phố sẽ gắn kết với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm để đến năm 2020 ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư. Các khu dân cư mới sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Thời gian qua đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn TP HCM. Tối 9/7, khu đất gần 400 m2 tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nhấn chìm xuống sông Mương Chuối. Toàn bộ nhà số 4/41 rộng hơn 100 m2 biến mất sau một đêm.
Một vụ sạt lở khác hôm 4/7 tại huyện này làm khoảng 1.000 m2 đất ở xã Hiệp Phước biến thành sông, 11 người trong hai căn nhà liền kề may mắn thoát chết. Trước đó 3 ngày, đoạn bờ sông rộng khoảng 2.000 m2 ở cuối đường số 7 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) kéo theo căn nhà kiên cố cùng đôi vợ chồng và con trai 3 tuổi xuống sông nhưng may mắn được cứu sống.
Theo khu quản lý đường thủy nội địa TP HCM, từ tháng 5 đến nay đã phát sinh 8 điểm nâng số điểm sạt lở lên 45. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một.
Sơn Hòa
Theo VNE
Đường ngập sâu gần 1m, người Sài Gòn vật vã "bơi" về nhà Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ vào chiều tối 2/11 đã khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TPHCM bị ngập nặng, giao thông tê liệt hoàn toàn. Đến hơn 20h, rất nhiều người vẫn đang vật vã tìm hướng thoát về nhà. Khoảng 18h chiều 2/11, mưa lớn đổ xuống khắp các quận huyện ở TPHCM và kéo dài trong...