Người Sài Gòn nấu bánh chưng khắp các con hẻm
Những ngày cận Tết, nhiều gia đình ở Sài Gòn thức trắng đêm canh nồi bánh chưng, bánh tét được nhóm lửa luộc ngay trước nhà.
Bắt đầu từ 27 Tết trở đi, người dân Sài Gòn nhộn nhịp gói bánh chưng. Năm nào cũng vào dịp này, gia đình chúng tôi lại quây quần gói bánh, cực nhưng mà vui, vì hiếm khi sum họp đông đủ gia đình”, anh Đào Xuân Lợi (đường C1, quận Tân Bình) nói.
“Năm nay nhà làm 48 cái để ăn cũng như biếu họ hàng”, anh Lợi hào hứng cho biết thêm.
Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên chọn hẻm ngay trước nhà để làm nơi luộc bánh chưng, bánh tét khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường. “Mọi người cứ thay phiên nhau ra vun củi, châm nước”, chị Hoàng Mai (28 tuổi, hẻm đường Cộng Hòa) cho biết.
Trên đường Hoàng Sa, cả gia đình ông Giang Thìn cùng nhau quây quần nói chuyện cũng như trông nồi bánh.
Gần 22h, chị Lê Thị Mến (32 tuổi, đường Nguyễn Quang Bích) vừa trông bánh tranh thủ nướng cho con gái mấy củ khoai lang.
Khoảng 2h sáng, gia đình chị Mai (đường Hoàng Hoa Thám) thay phiên nhau trông và châm nước cho nồi bánh.
Video đang HOT
Bánh được cho vào nồi cho đến khi đầy hẳn, cạnh bên là nồi nước nóng để châm thêm. “Tôi vừa gói ăn và để bán nên nấu từ 20 Tết lận”, chị Mai cho biết.
Có gia đình ít người nên chỉ gói vài bánh chưng. “Năm nay nhà tôi gói đúng 6 cái mà chắc cũng ăn không hết. Thay vì mua thì ráng nấu bánh cho có không khí Tết”, chị Hà (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) chia sẻ.
“ Nấu bánh chưng, bánh tét vào dịp xuân về là truyền thống của gia đình tôi từ hơn chục năm nay. Không hẳn vì tiết kiệm chi phí mua bánh, mà nó còn là thú vui”, anh Trương Văn Thông (49 tuổi, quận 3) tâm sự.
Còn ông Chinh (đường Nguyễn Quang Bích, quận Tân Bình) cho biết, năm nào gia đình ông cũng đứng ra nấu bánh chung cho cả xóm. “Năm nay tôi nấu 90 cái, là ba nhà gộp chung với nhau gói. Không khí Tết chính là những ngày này”, ông nói.
Đúng 0h, ông Chinh bắt đầu vớt bánh chưng. Cô cháu gái vẫn ráng thức xem ông vớt bánh.
Rọi đèn pin để vớt bánh lúc 1h sáng trên đường Hoàng Sa. “Đêm Sài Gòn cận Tết, tiết trời lành lạnh, những nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút bốc khói, bốc hơi thơm phức càng khiến hương vị Tết của thành phố trở lên đậm đà”, anh Hải nói.
Bánh chưng được xếp ngay ngắn, chờ nguội rồi lèn chặt cho thêm phần dẻo ngon.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Gia đình mỗi ngày gói hơn 2.000 bánh chưng bán dịp Tết
Những ngày này gia đình anh Nguyễn Văn Minh (Hà Nội) làm trên 2.000 cái bánh chưng, nhưng vẫn không phục vụ đủ nhu cầu thị trường.
Gia đình anh Nguyễn Văn Minh (Thị trấn Quốc Oai, Hà Nội) làm bánh chưng kinh doanh đã được hơn 10 năm nay, cứ vào dịp Tết cổ truyền là mọi người trong nhà lại làm việc hết công suất.
Lá dong được chọn kỹ càng, bỏ hết lá sâu, lá hỏng rồi rửa sạch qua hai nước sau đó phơi khô trước khi đem đi gói bánh.
Gạo để gói bánh phải là gạo nếp mẩy đều, gạo nếp nương hay nếp nhung, cũng có thể dùng nếp cẩm. Gạo được ngâm trước qua một đêm để bánh không bị cứng và nhanh thiu, sau đó vo sạch, để ráo và có nêm gia vị cho bánh được đều, không bị chỗ mặn chỗ nhạt.
Nhân bánh phổ biến là thịt lợn, được luộc rồi đảo qua lửa để cho thịt không bị khô và giữ được lâu.
Mỗi người trong gia đình anh Minh gói được từ 50 - 70 chiếc/giờ.
Bánh được gói không cần khuôn nhưng vẫn đảm bảo "vuông thành sắc cạnh".
Que lạt buộc bánh chẻ từ tre, nứa, ngâm nước cho dẻo để buộc bánh chặt, không bị bung.
Dịp này, mỗi ngày gia đình anh Minh gói tới hơn 2.000 chiếc bánh với trên 4 tạ gạo nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Thông thường bánh sẽ được luộc trong vòng 12 tiếng và cứ 4 tiếng lại thay nước một lần, riêng lần thay nước cuối thì sẽ thay ở tiếng thứ 11. Một điều quan trọng là phải giữ ngọn lửa đều trong suốt quá trình nấu.
Một chiếc bánh như thế này được bán ra thị trường với giá 30.000 đồng.
Từ sáng sớm, anh Minh đã chở bánh cho các cửa hàng trong trung tâm TP Hà Nội.
Gia Chính
Theo VNE
Kẹt xe, người Sài Gòn vật vã dưới mưa giờ tan tầm Mặc dù nhìn thấy đèn báo hiệu giao thông đã chuyển đèn xanh nhưng nhiều người vẫn phải "dậm chân tại chỗ". Ngã tư Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị ùn ứ nghiêm trọng lúc 17h45. Chiều 20.1, tình hình giao thông ở trung tâm TP.HCM trở nên ùn ứ nghiêm trọng. Ở một số tuyến đường, người dân phải...