Người Sài Gòn không phân loại rác sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng
Từ 24/11, các hộ dân phải phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại) và chuyển giao đúng nhóm.
UBND TP.HCM vừa ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Các hộ gia đình, chủ nguồn thải, không phân loại rác và chuyển giao theo nhóm chất thải, đơn vị thu gom sẽ nhắc nhở. Trường hợp tái phạm nhiều lần, đơn vị thu gom sẽ thông báo cho chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt.
Tại khoản 4 Điều 20 của nghị định này nêu: phạt tiền 15-20 triệu đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Phân loại rác thế nào
Chất thải phải phân loại theo 3 nhóm: hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); có khả năng tái sử dụng (giấy, nhựa, kim loại, cao su, nylon, thủy tinh) và chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).
Các loại rác phải chứa trong bao bì phù hợp: túi màu xanh, màu trắng đựng rác hữu cơ; túi có màu sắc khác chứa chất thải còn lại. Hoặc có thể dán nhãn, ghi chữ trên các túi rác để phân biệt.
Video đang HOT
Đơn vị thu gom sẽ lấy rác khác ngày, xe chuyên chở sẽ ghi rõ thu gom chất thải hữu cơ hoặc thu gom chất thải còn lại.
Nhân viên môi trường TP.HCM phân loại rác sau khi thu gom. (Ảnh: Hữu Khoa)
Thành phố không nhắm vào tiền phạt
Trả lời PV, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, thành phố cần có động thái với việc xử lý rác bởi đây là vấn đề rất cấp bách. Phân loại rác là đi đến chủ trương sử dụng rác, phải xem đây là nguồn nguyên liệu để tái chế, tái sử dụng có hiệu quả.
Rác hữu cơ sau khi phân loại được đưa đến nơi xử lý đốt để thu năng lượng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất. “Mục tiêu của thành phố không phải xử phạt để lấy tiền, mà muốn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường”, ông Thắng nói và cho biết Sở đã tham mưu cho UBND TP.HCM thực hiện theo lộ trình để người dân làm quen.
Xử lý rác thải là một trong những vấn đề cấp bách của TP.HCM. Mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 8.300 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Trong đó, 76% được xử lý bằng biện pháp chôn lấp; 14,7% tái chế nhựa; còn lại là đốt không phát điện.
Thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường, chuyển hóa rác thành điện năng… Mục tiêu đến 2020, thành phố giảm tỷ lệ chôn lấp xuống còn 50%, năm 2050 còn 20%.
Hiện, mỗi năm thành phố dành khoảng 4.000 tỷ đồng để thu gom rác thải và duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước. Trong đó, 88 tỷ đồng chi cho việc phân loại rác tại nguồn; 1.800 tỷ chi cho khâu xử lý rác thải.
Nguồn: VnExpress
Hải Dương: Sau làn đến lượt thùng nhựa được phát cho dân phân loại rác thải
UBND huyện Nam Sách bàn giao 884 thùng nhựa cho 442 hộ dân ở thôn An Thường (xã Nam Chính) và thôn Phong Trạch (xã Phú Điền) để phân loại rác thải sinh hoạt.
Đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách trao thùng đựng rác cho các hộ dân thôn Phong Trạch (xã Phú Điền)
Mỗi gia đình được nhận 2 thùng. Thùng màu xanh đựng rác thải hữu cơ dễ phân hủy. Thùng màu đỏ đựng rác thải vô cơ khó phân hủy. 120 trong số 442 hộ dân của hai thôn đăng ký tham gia mô hình "phân loại, xử lý rác thải tại nguồn" còn được hỗ trợ mỗi hộ một nắp đậy bằng sắt và chế phẩm để xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình. Đây là hai thôn được UBND huyện Nam Sách chọn làm điểm thực hiện việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt.
Sau khi phát thùng phân loại rác thải, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn người dân cách phân loại rác thải; xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm để tận dụng làm phân bón cho cây trồng; thu gom rác thải vô cơ về nơi tập kết để xử lý. Những loại rác thải tái chế như chai, lọ nhựa, giấy, kim loại..., người dân thu gom để bán lấy tiền.
Thời gian tới, huyện Nam Sách sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ra các thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện.
Theo Minh Hạnh (Báo Hải Dương)
Chỉ 100m2 nuôi sâu Canxi mỗi ngày xử lý được cả 1 tấn rác hữu cơ Nguyễn Xuân Trường (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã có ý tưởng táo bạo khi dùng ấu trùng "ruồi lính đen" (còn có tên gọi khác là sâu Canxi) để biến rác hữu cơ thành phân vi sinh để kinh doanh. Các sản phẩm phân bón từ sâu Canxi còn giúp tăng thêm độ phi nhiêu, màu mỡ, độ tơi xốp cho đất,...