Người Sài Gòn hụt hẫng vì thời tiết chẳng lạnh như dự báo
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng đặc biệt là những bạn ở Sài Gòn đã vô cùng hào hứng khi hay tin thời tiết tại đây sẽ giảm nhiệt, thậm chí là chỉ còn khoảng 18 độ.
Tuy nhiên, đến sáng 8/1, dân tình ở Sài Gòn “chưng hửng” vì lạnh đâu chẳng thấy, chỉ thấy trời nắng nóng hơn ngày thường.
Nỗi lòng của khá nhiều người Sài Gòn lúc này. (Ảnh: Chụp màn hình).
Người Sài Gòn hào hứng chờ đợi đợt lạnh 18 độ C
Trước đó, nhiều dự báo cho biết TP.HCM sẽ chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, khiến nhiệt độ tại thành phố giảm đáng kể. Thậm chí, có những dự báo còn cho biết ngày 8-9/1, nhiệt độ tại TP.HCM có thể giảm xuống dưới 20 độ với nền nhiệt thấp nhất là 18-19 độ C.
Và đây là “trời lạnh 18 độ” ở Sài Gòn. (Ảnh: P.G).
Dĩ nhiên, rất nhiều người dân TP.HCM tỏ ra hào hứng, sốt sắng chuẩn bị quần áo để vượt qua đợt lạnh này. Nhiều bạn trẻ còn mong chờ cái lạnh hiếm hoi như ở miền Bắc để còn được diện áo len, quấn chăn mền nhưng sự thật lại chẳng được như vậy.
Lạnh đâu không thấy, chỉ thấy oi nóng tận 31 độ C
Tưởng đâu đợt này TP.HCM lạnh thật, nhiệt độ hạ còn 18 độ C. Thế nhưng, trớ trêu thay trời vẫn nắng nóng, nhiệt độ trên ứng dụng thời tiết hiện lên tận 29 độ, đến trưa tăng tận… 31 độ C vào ngày 8/1. Một số cư dân mạng sau đó đã lên than trời vì thời tiết oi nóng quá mức, chẳng thấy lạnh đâu.
Nhiệt độ vào 10h tại TP.HCM là 29 độ C, đến trưa khoảng 11h là 31 độ C. (Ảnh: Chụp màn hình).
Được biết, theo VNExpress dẫn nguồn từ Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ dự báo, nhiệt độ có thể thấp nhất vào sáng sớm, sau đó tăng dần. Mức nhiệt cao nhất rơi vào tầm buổi trưa với nền nhiệt từ 32-33 độ C.
Người dân mặc đồ ấm trong ngày trời trở lạnh. (Ảnh: Thanh Niên).
Không lạnh như dự kiến, thời tiết tại TP.HCM đã khiến dân tình được một phen “chưng hửng” vì đua nhau chuẩn bị áo rét. Dù vậy, người dân vẫn cần chú ý bởi đợt lạnh vẫn có thể xuất hiện và nhiệt độ vẫn có khả năng sẽ giảm vào những ngày tới.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Cận cảnh gánh cà tím nướng của 'cô thôn nữ' Sài Gòn: Mỗi ngày bán hơn 100kg
Cà tím nướng mỡ hành - một món ăn dân dã, thôn quê đã bất chợt hiện hữu giữa lòng Sài Gòn, và một trong số ít những người đang 'buôn gánh bán bưng' sự mới mẻ thân thuộc này chính là vợ chồng chị Đỗ Thị Duyên (sinh năm 1998, hiện sống tại quận 9).
Chị Duyên được nhiều người biết đến bằng danh xưng 'thôn nữ bán cà tím' lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội youtube, sau khi hàng loạt youtuber đăng tải những đoạn video, clip livestream về công việc cũng như đời sống của chị, có clip đạt đến vài triệu lượt xem. Vậy, nghề bán cà tím nướng có gì đặc biệt mà lại thu hút nhiều người tò mò đến vậy?
Clip: Cà tím nướng mỡ hành đường Nguyễn Duy Trinh
Mưu sinh bằng... hơi nóng
Độ hai giờ chiều mỗi ngày, vợ chồng chị Duyên đã chuẩn bị xong mọi thứ, lập tức bắt tay vào công việc của mình.
Thời gian bán sẽ kéo dài từ 2h chiều cho đến khi hết hàng
Anh Hoàng Văn Phúc (chồng chị Duyên) tất bật bên bếp than đã kịp bén lửa. Hơi nóng từ mặt trời, nhiệt từ mặt đường và khí tỏa ra từ lửa than khiến không khí xung quanh như mập mờ, nóng rát da thịt. Chiếc khẩu trang vải dày được kéo qua khỏi mũi để hơi thở được dễ dàng, đôi tay anh Phúc thoăn thoắt kéo một đường dài theo thân cà rồi đặt lên bếp, liên tục lật trở những trái đã kịp vàng và đặt thêm những trái mới.
Để kiểm tra độ mềm chín của món ăn, anh Phúc dùng tay không áp lên những trái cà đang nổi bọt, ấn nhẹ vài lần. Công đoạn này rất quan trọng và đòi hỏi anh phải thật sự cẩn trọng, nếu làm quá nhanh sẽ không biết chính xác độ chín của cà, nhưng nếu làm quá chậm thì tay sẽ bị bỏng.
Độ mềm là dấu hiệu đầu tiên nhận biết cà đã chín hay chưa
Ngày trước, anh làm công nhân cho các công trình xây dựng, khi công trình dời đi xa, anh quyết định ở lại phụ vợ buôn bán. Việc nướng cà tưởng chừng như đơn giản lại khiến người đàn ông từng làm những công việc chân tay nặng nhọc phải buông ra những lời ca thán:
'Ngồi bên bếp than hơi rất nóng, lại còn nắng gắt nữa. Thời gian đầu đi phụ vợ, mình không thể ngồi yên một chỗ được, cứ dăm ba phút lại phải chạy ra ngoài đi vài vòng rồi mới trở lại. Làm nhiều rồi cũng bắt đầu quen, tay cũng không còn thấy nóng khi hơ trên lửa nữa, nhưng mũi thì vẫn hay bị đau, bị nhức do hít khói bụi nhiều'.
Có lẽ điều diều duy nhất khiến anh vui vẻ chấp thuận công việc này chính là được kề cận, chăm sóc vợ con.
Anh Phúc trong công đoạn chuẩn bị cho cà lên bếp
Cà vừa chín, anh đặt ngay xuống chiếc măm bên cạnh để chị Duyên bắt tay vào việc của mình - lột vỏ cà. Vẫn là đôi tay không như chồng, ngón tay chị áp sát mặt quả cà đang còn nghi ngút khói, miết liên tục lưỡi dao để tách lớp vỏ cháy bên ngoài đi. Bàn tay người phụ nữ vì mưu sinh mà dần mất đi cảm giác.
'Làm riết thì cũng quen'
'Cà vừa ra khỏi bếp còn nóng lắm, mình thì phải lột nhanh để nó không bị nguội và khó tách vỏ, mà cũng phải nhẹ tay, kỷ càng, nếu không lại "bể bụng" cà, vỏ đi kéo luôn ruột. Hồi đầu mình mới làm mấy đầu ngón tay đỏ rát lên hết, dần dần bị lột da, rồi bị chai sạn, giờ thì không còn thấy nóng hay rát nữa rồi'.
Vỏ cháy, ruột thơm
Buôn gánh 'hương vị thôn quê'
Giữa không gian nhộn nhịp, xa hoa của Sài Gòn, món cà tím nướng mỡ hành tưởng chừng không có chỗ đứng lại được đông đảo người dân lựa chọn, mỗi ngày vợ chồng chị Duyên bán từ 100 - 160 cân cà.
Sở dĩ, món cà nướng được người dân nội thành ưa chuộng mua về là do vị thanh mát và dân dã, thôn quê của nó. Sài Gòn vốn là nơi tứ phương tụ về lập nghiệp, và phần lớn vẫn là người dân quê, những con người xa nhà nhớ cội muốn tìm trong măm cơm một chút mộc mạc thân thương của gia đình, của tuổi thơ bên đồng bên ruộng.
Cà nướng vừa chín tới sẽ giữ được độ ngọt và mềm
'Ở Sài Gòn ít ai bán món này lắm, mình ăn ở chỗ bé Duyên hoài à, lâu lâu mua về ăn với nước tương, nước mắm thôi là thấy ngon rồi, một chén cơm mà ăn tới 3 4 trái cà lận đó' - chị Trần Ngọc Thanh - khách hàng quen thuộc của chị Duyên cho biết.
Cà nướng của vợ chồng chị Duyên hoàn toàn là cà tươi, không được nêm nếm gia vị trước khi nướng, do đó luôn giữ được vị ngọt tự nhiên của mình. Đồng thời, việc này cũng giúp khách hàng dễ dàng chế biến và hâm nóng lại món ăn phù hợp với khẩu vị của bản thân hơn.
Món cà thanh mát được nhiều người ưa chuộng
'Mình ăn thịt cá hoài cũng ngán, lâu lâu chuyển sang ăn rau củ quả cho thanh mát, giải nhiệt. Món cà ở đây khá vừa miệng với mình, ngòn ngọt nên khi ăn kèm nước chấm mặn thì thấy mùi vị khá ngon' - bạn Như Quỳnh lần đầu tiên thưởng thức món cà nướng cho biết.
Điểm đắt giá của món ăn này chính là mỡ hành, và 'bí quyết' mỡ hành của chị Duyên cũng rất đặc biệt. Bởi lẽ không như những món ăn hay nơi bán khác là phi hành đến khi chuyển sang màu vàng, chị Duyên chỉ đun sôi dầu, sau đó cho trực tiếp hành đã thái vào và trộn đều để hành vừa hơi chín.
'Mình không phi hành đến khi chín vì lúc đó hành sẽ bị giòn, để trong bịch cà nóng sẽ bị mềm quá, mình bán mang về mà, hành chưa chín kỷ khi cho vào túi có hơi nóng của cà sẽ chín đều hơn nhưng vẫn giữ dược độ tươi và thơm của nó' - chị Duyên giải thích.
Hành khi tiếp xúc với hơi nóng sẽ chín đều hơn mà không mất hương vị
Nghề nào cũng là nghề, mà nghề buôn bán thì vốn dĩ bấp bênh, ngày nắng đắt hàng, ngày mưa thì ế ẩm, đôi vợ chồng trẻ vẫn từng ngày nương tựa lẫn nhau bên gian hàng cà nướng, với một ước mơ duy nhất là kiếm đủ cái ăn cái mặc, nuôi được mẹ già và hai đứa con thơ.
Làm dâu Thổ Nhĩ Kỳ, 8X Việt lần nào về nhà chồng cũng phải mang theo một thứ rẻ tiền Ngày đầu ra mắt nhà chồng, chị Trà My khá áp lực vì nghe đồn mẹ chồng khá khó tính, đặc biệt chị biết được chuyện mẹ không thích bạn gái cũ của chồng. 2 năm chung sống, hiện tại chị Trà My và anh Emre Sigura (Thổ Nhĩ Kỳ) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở Sài Gòn. Lấy chồng cách...