Người Sài Gòn háo hức chờ đợi màn pháo hoa mừng năm mới sau 2 năm chống dịch COVID-19
Sau 2 năm dịch COVID-19 không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, sự trở lại của các màn pháo hoa chào năm mới được người dân háo hức chờ đợi.
Buổi tối ngày cuối cùng của năm 2022, nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng ùn tắc giao thông do người dân đổ ra đường chào đón năm mới. Sở GTVT TP.HCM cấm xe trên 2 tuyến đường Nguyễn Huệ và Lê Duẩn, quận 1 để phục vụ chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2023 (countdown).
Ngoài chương trình Countdown, TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại nóc hầm vượt sông Sài Gòn vào 00h – 00h15 thu hút đông nghịt người dân và du khách đổ về chờ theo dõi.
Người dân đổ về Công viên bến Bạch Đằng chờ theo dõi những màn pháo hoa chào đón năm mới.
Video đang HOT
Sau 2 năm dịch Covid-19 không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, sự trở lại của các màn pháo hoa chào năm mới được người dân háo hức chờ đợi.
Trong năm 2022, dịp lễ 30/4, TP.HCM người dân thành phố cũng được thưởng thức pháo hoa tại hai địa điểm gồm khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11).
“Hôm nay TP.HCM như được trở lại thời điểm những năm trước khi khoảnh khắc năm mới đến được ghi dấu bằng những màn pháo hoa lung linh. Ai cũng mong chờ để được tận hưởng những phút giây này”, Nguyễn Kim Thoa, ngụ quận Tân Bình chia sẻ.
22h hàng nghìn người đổ về công viên Bến Bạch Đằng trải bạt ăn uống ngồi chờ xem pháo hoa được bắn từ nóc hầm Thủ Thiêm lúc 00h
Nhiều người ngồi cả dọc mép sông Sài Gòn đối diện điểm bắn để xem được rõ hơn
Phố đi bộ phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) và phụ cận chính thức hoạt động
Tối 30/12, không gian phố đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận chính thức được quận Hai Bà Trưng đưa vào hoạt động nhằm tạo ra điểm vui chơi, giải trí cho người dân và du khách nhân dịp năm mới 2023.
Tổng chiều dài tuyến phố đi bộ dự kiến khoảng 1.600 m. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Phạm vi không gian đi bộ của giai đoạn 1 bao gồm: Đoạn tuyến phố Trần Nhân Tông (từ nút giao với phố Quang Trung đến ngã 3 Trần Bình Trọng), trục chính Công viên Thống Nhất (đoạn từ cổng Công viên Thống Nhất đến hồ Bảy Mẫu) và toàn bộ khu vực vườn hoa, cây xanh, đường dạo xung quanh hồ Thiền Quang. Tổng chiều dài tuyến phố đi bộ khoảng 1.600m.
Sau khi tổng kết vận hành giai đoạn 1, UBND quận Hai Bà Trưng nghiên cứu mở rộng giai đoạn 2 đối với các đoạn tuyến phố xung quanh hồ Thiền Quang (phố Quang Trung, phố Nguyễn Du, phố Trần Bình Trọng) và vùng phụ cận (kết nối các tuyến phố lân cận, các khu biểu diễn và các công trình kiến trúc nổi bật).
Thời gian hoạt động từ 7 giờ 30 phút thứ Bảy đến 24 giờ Chủ nhật đối với mùa hè; từ 8 giờ thứ Bảy đến 24 giờ Chủ nhật đối với mùa Đông. Các dịp lễ hoặc khi có sự kiện đặc biệt sẽ được thông báo trước về kế hoạch tổ chức.
Việc tổ chức không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận theo hướng kết nối toàn bộ các khu vực vui chơi giải trí xung quanh hồ Thiền Quang gắn với Công viên Thống Nhất tạo thành một chỉnh thể để bổ trợ chức năng, cộng hưởng giá trị, tạo sự gắn kết giữa hai không gian...; phát huy tiềm năng giá trị văn hóa lịch sử của khu vực, kích cầu phát triển kinh tế, trong đó có phát triển mô hình kinh tế đêm.
Việc tổ chức không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ tạo lập các không gian quảng trường, giao tiếp cộng đồng, dịch vụ, tạo không gian tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ cộng đồng, phát huy giá trị của các công trình công cộng trong khu vực như Rạp xiếc Trung ương, Công viên Thống Nhất, Cung Thanh niên Hà Nội...
Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung khẳng định: Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận là một không gian mở, nơi hội tụ, kết nối, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát triển văn hóa, đồng thời hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững.
Không gian phố đi bộ đi vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của khu vực Công viên Thống Nhất, hồ Thiền Quang, cụm di tích chùa Quang Hoa, Thuyền Quang, Pháp Hoa kết hợp Quảng trường Công an nhân dân vì dân phục vụ tạo ra khu vực văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí, mua sắm gắn với ẩm thực của nhân dân, từ đó phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo tồn phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
Tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đề nghị quận Hai Bà Trưng tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai đồng bộ các nội dung, phương án hoạt động trong khu phố đi bộ giai đoạn 1 để phát huy tiềm lực, lợi thế, bảo đảm an toàn, hiệu quả, nhất là tạo không gian lành mạnh, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân du khách đến vui chơi, giao lưu và thưởng thức ẩm thực.
Sau khi hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, tỉ lệ 1/500 của Công viên Thống Nhất, giai đoạn 2 của không gian đi bộ sẽ được nghiên cứu, mở rộng đối với các đoạn tuyến phố Quang Trung, Trần Bình Trọng, Nguyễn Du; nghiên cứu lồng ghép trong không gian đi bộ các công trình quan trọng tại khu vực Nhà hát Chèo, Rạp xiếc Trung ương, kết hợp từng bước mở toàn bộ hàng rào Công viên Thống Nhất, các không gian ngầm, công trình kiến trúc nổi bật...Việc này sẽ góp phần tạo điểm nhấn bền vững về không gian, cảnh quan là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa quan trọng của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung.
TP.HCM chuẩn bị cho sự kiện đếm ngược đón năm mới 2023 "Sự kiện đếm ngược" là chương trình chào đón năm mới được tổ chức thường niên tại TP.HCM thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến tham dự. Sở VH-TT vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về công tác tổ chức sự kiện đếm ngược chào đón năm mới (countdown), trang trí đường đèn nghệ thuật năm 2023 và các...