Người Sài Gòn dễ thương trong dịch Covid-19: Chuyến xe ‘cấp cứu’ hạnh phúc nhất
Câu chuyện về đội SOS mở đường cho xe cấp cứu đưa một bé sơ sinh đến bệnh viện mà không đợi cảm ơn được người lái xe chia sẻ lên mạng xã hội với lòng biết ơn người Sài Gòn vẫn luôn hành xử dễ thương dù đang trong dịch Covid-19.
Không kể ngày hay đêm, người lái xe cấp cứu luôn phải sẵn sàng lên đường mỗi khi có tiếng chuông điện thoại . ẢNH: NVCC
Anh L.T (32 tuổi, ngụ Q.8) là tài xế của chuyến xe đặc biệt chiều 19.6 chuyển bệnh nhi từ một bệnh viện tư nhân ở Q.12 đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (Q.1, TP.HCM). May mắn nhờ có sự phối hợp thuần thục của 4 thành viên của đội SOS mà thời gian chuyển bệnh được rút ngắn đáng kể.
Đạp chân ga run run vì… hạnh phúc
Anh T. kể khoảng 16 giờ 15 phút ngày 19.6, anh vừa chạy xe ra khỏi cổng bệnh viện ở Q.12 vừa bật còi hú để xin đường. Đi chừng 500 m thì thấy trong gương chiếu hậu có một chiếc xe máy chạy từ phía sau lên song song với mình. Thấy anh hét lớn: “Nhi đồng 2! Nhi đồng 2!”, chiếc xe máy có gắn đèn chớp xanh đỏ chạy vèo về phía trước và giữ khoảng cách tầm 150 m.
Nam thanh niên một tay lái xe, một tay vung gậy ra hiệu xin nhường đường. Ngay sau đó có 3 chiếc xe khác cùng phóng lên, 4 người phối hợp ăn ý thông qua bộ đàm nên chưa đầy 15 phút đã tới nơi. Xe vừa quẹo vào cổng cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng là lúc đội SOS chạy vụt đi.
“Công việc này cho mình được đi đây đi đó, có ngày ăn sáng ở Bình Định, ăn trưa ở Nha Trang rồi tối về Sài Gòn ngủ”, nam tài xế tâm sự . ẢNH: NVCC
Trên xe có một đứa bé được đặt trong lồng nhựa có gắn ống thở ô xy. Mẹ bé mới sinh nên không đi cùng, chỉ có bố, 1 nữ bác sĩ và 1 điều dưỡng đi cùng. “Mặc dù vừa căng mắt vừa đạp chân ga rất là căng thẳng nhưng cả quãng đường cứ run run vì lâng lâng hạnh phúc, có cái gì đó vui lắm và khó diễn tả bằng lời. Mình tin là những người có mặt trên chuyến xe hôm ấy cũng có cảm xúc giống mình”, anh T. chia sẻ.
Đã từng chạy xe cứu thương 2 năm nhưng đây là lần đầu tiên anh T. trực tiếp được những người này hỗ trợ. Do phải tập trung lái xe và khoảng cách xa nên nam tài xế không kịp nhìn ra áo đồng phục của họ thuộc đội SOS nào.
“Chắc các bạn không cần mình cảm ơn nên giúp xong là đi luôn. Hi vọng một ngày nào đó đi trên tuyến đường này lại gặp được họ, có thể mời họ ly cà phê thay cho lời cảm ơn”, anh bày tỏ mong muốn.
Trưa 27.6: TP.HCM thêm 65 ca Covid-19, ghi nhận tổng cộng 3.440 bệnh nhân
Dịch bệnh khiến đổi nghề
Năm 2014, anh T. bén duyên với nghề lái xe cấp cứu thông qua một mẩu tin tuyển dụng. Hai năm sau, anh sang Thụy Sĩ kinh doanh cùng gia đình sau một tai nạn trong lúc chạy xe. Ít lâu sau anh một mình về nước và quản lý một khu nghỉ dưỡng ở Phú Quốc. Nhưng vì ảnh hưởng của Covid-19 nên mới đây, nam tài xế trở lại TP.HCM vì nhớ nghề.
“Công việc này cho mình được đi đây đi đó, có ngày ăn sáng ở Bình Định, ăn trưa ở Nha Trang rồi tối về Sài Gòn ngủ và cái tâm mình thích như thế”, anh T. bộc bạch.
Mỗi chuyến xe cấp cứu là một câu chuyện buồn nên không riêng gì anh T. mà ai làm nghề này cũng đều phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều mới gắn bó được. Đó là công việc không có khái niệm ngày và đêm, chỉ cần nghe chuông điện thoại reo thì lại bước lên xe và cầm vô lăng.
Chuyến xe cấp cứu hôm đó có lẽ là chuyến xe đặc biệt nhất với anh T., dù cho dịch bệnh có đang hoành hành thì vẫn là nơi đáng sống bởi thành phố này còn rất nhiều người tốt.
“Mình cảm thấy vui vì kịp đưa em bé vào phòng cấp cứu, vui vì giữa cái đất này đâu chỉ có riêng tụi mình làm việc tốt bởi ngoài kia vẫn còn nhiều anh em khác đang làm đó thôi”, nam tài xế tâm sự.
Ngoài ra, câu chuyện này còn giúp những ai đang rơi vào cảnh bế tắc hay mất niềm tin vào cuộc sống biết trân quý từng phút, từng giây trong cuộc đời mình hơn.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...