Người Sài Gòn bắc thang vào nhà sau khi bậc tam cấp bị phá
Nền nhà cao hơn vỉa hè 1,4 m sau khi bậc tam cấp bị phá vì lấn chiếm, hàng chục hộ dân trên đường Chu Mạnh Trinh ( quận 1) phải chất bàn ghế làm cầu thang lên nhà.
Gần một tuần nay, các hộ dân sống trên đường Chu Mạnh Trinh (quận 1, TP HCM), đoạn sau lưng Bệnh viện Nhi Đồng 2, phải chất bàn ghế làm bậc thang để lên xuống nhà.
“Tuần trước, chính quyền quận 1 đến dỡ bậc tam cấp lấn ra vỉa hè. Chúng tôi không phản đối việc đó nhưng sau khi bậc thang bị phá đi thì đi lại khó khăn lắm”, bà Dương Thị Ngọc Xiển (66 tuổi) cho biết.
Có gần 15 hộ dân sống trên đoạn đường Chu Mạnh Trinh bị tháo dỡ bậc tam cấp. Nền nhà họ cao hơn vỉa hè từ 80 đến 140 cm.
Để khắc phục, gia đình bà Phương (60 tuổi) kê ghế gỗ tạm bợ cho dễ lên xuống. “Nền nhà tôi cao hơn vỉa hè khoảng 1,4 m, từ ngày bị dỡ bậc thang thì tôi hạn chế đi lại, việc buôn bán giao cho con gái”, bà Phương nói.
Còn bà Nguyễn Thị Ty (54 tuổi) phải chất bàn, thùng gỗ làm lối lên xuống. “Nền nhà cao hơn vỉa hè hơn một mét. Mỗi lần lên xuống, tôi phải bám chắc tay vào thanh cửa sắt, khom lưng lấy đà”, bà Ty than thở.
Video đang HOT
Với bà Sáu, 84 tuổi, việc lên xuống nhà còn khó khăn hơn. “Tôi già rồi, đâu dám đi lại nhiều. Nhà chật chội nên tôi cứ ngồi trên bàn mà trông hàng, nghỉ trưa ở bàn luôn”, cụ bà móm mém nói.
Một cửa hàng bán nước uống phải chế thang gỗ cho khách leo lên.
“Tôi mới làm cái bậc thang gỗ 2 ngày nay cho tiện hơn. Mấy hôm trước tôi phải dùng thang sắt hoặc ghế nhựa leo vào nhà”, bà Xiển nói.
Chủ một quán cà phê thuê thợ đến đo đạc để làm bậc thang âm vào trong nền nhà. “Từ ngày phá dỡ bậc tam cấp, hạn chế để xe vỉa hè nên việc kinh doanh khó khăn hơn”, chủ quán cho biết.
Do nền nhà cao nên hầu hết hộ dân ở đây phải khóa xe bên ngoài, để từ sáng đến đêm.
“Tôi vừa mua cái bậc thang sắt hết 1,6 triệu đồng để dắt xe vào nhà. Mỗi lần dắt phải có 2 người trợ giúp đẩy xe lên”, ông Trần Thanh Phong (57 tuổi) cho hay.
“Hầu hết hộ dân ở đây đều là nhân viên của Bệnh viện Nhi Đồng 2. Sau giải phóng, chúng tôi được cấp nhà trên đường này. Khu này nền đất cao tự nhiên nên nhà mới cao hơn vỉa hè”, ông Phong giải thích thêm.
Còn tại tòa nhà 15 tầng cua Công ty quan ly kinh doanh nha Thành phố trên phố đi bộ Nguyễn Huệ – nơi bậc tam cấp cao hơn 1 m bị đoàn kiểm tra tháo dỡ hôm 19/3 – đơn vị quản lý cho thợ phá phần lấn chiếm và đặt bảng thông báo lối đi ở tầng hầm.
Để lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, hơn 2 tháng qua, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải nhiều lần trực tiếp xuống đường chỉ đạo tháo dỡ các công trình, ôtô, biển hiệu… lấn chiếm. Nhiều quận khác trong thành phố cũng đồng loạt ra quân “đòi” lại vỉa hè bị chiếm. Hoạt động này sau đó cũng diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Chủ tịch quận 1: 'Anh Hải sẽ không cô đơn'
Ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 - khẳng định lập lại trật tự vỉa hè là trách nhiệm của tất cả cán bộ, họ sẽ làm quyết liệt hơn và Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải sẽ "không cô đơn".
Ông Trần Thế Thuận (phải) và lãnh đạo phường Cầu Ông Lãnh (quận 1) khảo sát một khu chợ. Ảnh: Mạnh Tùng
Trưa 14/3, ông Trần Thế Thuận đi khảo sát một số tuyến đường ở phường Cầu Ông Lãnh (quận 1, TP HCM) về tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở khu vực trung tâm. Việc này là để quận 1 tiếp tục tổ chức giai đoạn hai của kế hoạch lập lại trật tự đô thị, sau thời gian ra quân vừa qua.
Theo ông Thuận, chủ trương việc này không mới, song dù thực hiện nhiều lần nhưng đạt kết quả chưa như mong đợi. Việc lấn chiếm vỉa hè buôn bán, đậu xe... đẩy người đi bộ xuống lòng đường vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
"Lần này chúng tôi làm quyết liệt hơn. Việc chấn chỉnh vỉa hè, lòng đường chỉ là bước ban đầu, về lâu dài là phải giữ gìn sự ổn định đó. Thế nên việc tuyên truyền và tổ chức lại cuộc sống của người dân buôn bán là rất quan trọng", ông Thuận nói.
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP HCM, quận 1 sẽ giao trách nhiệm cụ thể trong việc lập lại lại trật tự vỉa hè. Các tuyến đường thuộc địa bàn nào sẽ giao cho phường đó quản lý.
"Một số tuyến đường quan trọng sẽ do lãnh đạo quận phụ trách - trực tiếp là Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải. Cán bộ phụ trách phải đi gặp gỡ, đối thoại nhiều hơn với bà con để lắng nghe họ, đồng thời tạo được sự đồng thuận từ người dân. Phải có sự đoàn kết về ý chí và hành động từ quận đến các phường, người dân. Tôi chắc chắn anh Hải sẽ không cô đơn", ông Thuận khẳng định.
Chủ tịch UBND quận 1 nói chuyện với chủ cửa hàng tạp hóa. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trước đó, ông Thuận cùng lãnh đạo phường Cầu Ông Lãnh đã làm việc với các hộ dân trên đường Nguyễn Thái Học, Yersin, Võ Văn Kiệt... Ông Nguyễn Văn Lợi (chủ cửa hàng đồ nhựa) tỏ ra hài lòng với cách làm việc của quận 1 khi ra thông báo trước để người dân tự giác chấp hành.
"Tôi nghĩ việc này cần duy trì lâu dài để đường thông hè thoáng. Nếu chính quyền làm hợp lý thì người dân chúng tôi sẽ sát cánh để lập lại mỹ quan đô thị", ông này nói.
Một số người bán hàng rong trên vỉa hè cũng tỏ ra hứng thú với chủ trương của quận 1 là tạo việc làm cho họ.
Với mong muốn trở thành "Singapore thu nhỏ", UBND quận 1 đã mạnh tay xử phạt các hành vi lấn chiếm vỉa hè. Hàng loạt công trình của cơ quan Nhà nước, xe biển xanh... vi phạm đều bị xử lý. Sau gần 2 tháng ra quân, quân trung tâm này đa lâp biên ban 1.200 trương hơp, thu ngân sách hơn 700 triệu đồng.
Lãnh đạo TP HCM đánh giá cao hiệu quả của quận 1, yêu cầu các quận huyện khác làm theo và nhắc nhở phải làm "đúng quy trình".
Trong cuộc họp mới đây, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng bày tỏ băn khoăn khi các cuộc ra quân không thấy Bí thư, Chủ tịch phường đi theo Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải. "Nếu phường không vào cuộc thì sẽ thất bại, vì những ông này hiểu rõ nhất ai lấn chiếm. Không thể để anh Hải thành ngôi sao cô đơn được", ông Thăng nói.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Huế tháo dỡ hàng rào công viên, mở rộng vỉa hè cho người đi bộ Hàng rào công viên bằng bê tông, cốt thép và làm mất mỹ quan đô thị được chính quyền địa phương tháo dỡ, mở rộng vỉa hè lên thành 6 m. Nhiều ngày qua, lực lượng chức năng thành phố Huế đã tháo dỡ những hàng rào bê tông cốt thép vòng quanh các công viên dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê...