‘Người rừng’ bỡ ngỡ trước cuộc sống hiện đại
Lóng ngóng khi mặc quần áo bằng vải hay gắp thức ăn bằng đũa, “ người rừng” Hồ Văn Lang còn tỏ ra lạ lẫm với tiền bạc, điện thoại di động hay sợ sệt khi ngồi xe máy.
Được cha ôm vào rừng từ lúc 1 tuổi, sau 40 năm anh Hồ Văn Lang mới được chính quyền địa phương xã Trà Phong cùng dân làng đưa về đoàn tụ cùng gia đình. Chiếc áo ngày thơ bé được ông Hồ Văn Thanh (81 tuổi, cha anh Lang) dùng lá dong rừng gói ghém, cất giữ cẩn thận giữa rừng sâu còn nguyên vẹn đến nay.
Giữa cơn mưa rừng chiều 9/8, anh Lang tỏ vẻ thích thú ra trước sân nhà tắm mưa thỏa thích. Hồ Ka Ny, người cháu ruột giúp bác kỳ cọ lưng sau 3 ngày từ rừng sâu trở về.
Lần đầu tiên sau 40 năm, đôi chân hoang dã của “người rừng” được mang dép.
Anh bỡ ngỡ khi mặc áo bằng vải.
Video đang HOT
‘Người rừng’ lóng ngóng khi được ông Hồ Minh Lâm, người anh con bác ruột, giúp mặc quần. Do ở rừng sâu từ bé, cử chỉ của anh Lang khá chậm chạp.
Nhưng có vẻ thành thục với việc gắp thức ăn.
Và “bản lĩnh” nhất là với các công việc cần đến sức khoẻ khi dễ dàng bổ nát khúc củi bằng rìu tự chế của mình mang về từ rừng sâu.
Tò mò, lạ lẫm với điện thoại di động.
Anh cũng Không có khái niệm gì về tiền bạc giữa cuộc sống đời thường.
Lần đầu tiên ngồi trên xe máy, anh Lang vừa sợ hãi vừa tỏ vẻ thích thú.
Theo VNE
Cha con 'người rừng' quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã
Sau những ngày làm quen với cuộc sống hiện đại, cha con ông Hồ Văn Thanh vẫn khát khao trở lại căn chòi lá trên cây cổ thụ, làm rẫy khai hoang chốn rừng sâu. Ông cứ lẩm bẩm "Tra xú mờ gót" (nghĩa là muốn trở về núi rừng, thăm rẫy).
Sau ba ngày từ rừng sâu trở về, cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (phải) và Hồ Văn Lang (trái) mới có dịp gần nhau trò chuyện. Ảnh: Trí Tín.
Tròn ba hôm trở về làng sau 40 năm sống biệt lập ở núi sâu, cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang vẫn buồn bã, đêm gần như thức trắng. Kiệt sức nằm cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) nhưng mỗi khi mở mắt tỉnh dậy ông lại vùng vẫy muốn mọi người đưa về rừng.
Anh Hồ Văn Tri, chăm sóc cha ở bệnh viện kể, miệng ông Thanh cứ lẩm bẩm ngôn ngữ đồng bào Cor "Tra xú mờ gót" (nghĩa là muốn trở về núi rừng, thăm rẫy). "Hai hôm đầu ông chỉ uống sữa không chịu ăn, đến ngày thứ ba thì đòi ăn cháo nấu bằng gạo đỏ (lúa rẫy). Những đêm qua vợ chồng tôi thay phiên nhau thức trông ở bệnh viện, sợ ông bỏ trốn vào rừng lần nữa khó mà tìm lại được", anh Tri nói.
Theo anh Tri, mỗi lần tỉnh dậy, ông Thanh hết nhìn ra cửa sổ rồi tìm kiếm dưới gầm giường, gặng hỏi mới biết cha đang lo cho anh Lang. Có đêm, khi đi tắt điện phòng cấp cứu cho các bệnh nhân dễ ngủ, các y, bác sĩ phát hoảng khi thấy ông Thanh bật dậy chui xuống gầm giường lẩn trốn, miệng gầm gừ như tiếng rên của loài thú. Các bác sĩ bật điện, thuyết phục mãi ông Thanh mới chịu lên giường.
Bếp lửa là nơi kết nối tình cảm "người rừng" Hồ Văn Lang với người thân ở buôn làng. Ảnh:Trí Tín.
Trong khi đó, "người rừng" Hồ Văn Lang ở nhà người anh con bác ruột Hồ Minh Lâm ở xã Trà Phong cũng quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã hệt như cha mình. Sáng 9/8, những người thân gia đình ông Lâm tá hỏa khi phát hiện anh Lang bỏ đi.
"Lang ôm ống lồ ô đựng lá thuốc và lọ vôi ăn trầu chạy ra trước ngõ tìm đường trở lại rừng. May mà mấy đứa nhỏ quanh làng phát hiện gọi chúng tôi đến đưa Lang về", ông Lâm thuật lại.
Trở về nhà, anh Lang ngẩn ngơ không hiểu vì sao nhiều người lại đưa mình và cha rời khỏi rừng sâu. Ông Lâm giải thích, do ông già Hồ Văn Thanh bị bệnh nặng nên phải đưa về cứu chữa, vật dụng của cha con anh vì thế cũng đem theo về.
Đăm đăm nhìn vào những vật dụng sinh hoạt, sản xuất, anh Lang lí nhí nói từng câu ngắt quãng bằng tiếng đồng bào Cor rằng, còn thiếu hai con dao lớn và nhiều ống lồ ô đựng ớt, thuốc lá ở rừng. Anh Lang lo sợ rẫy lúa, bắp bị thú rừng vào phá, những ống lồ ô đựng ớt, thuốc lá bị hư hỏng nên muốn về lại căn chòi lá ở núi sâu.
Bùi nhùi cạo từ vỏ cây đủng đỉnh được cha con ông Thanh gói bằng lá dong dùng để mồi lửa xẹt ra từ hai viên đá chạm mạnh vào nhau. Họ dùng lửa nấu ăn, sưởi ấm suốt 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín.
Những ngày qua, rất đông dân làng kéo đến thăm hỏi cha con "người rừng". Một số người hỏi anh Lang bằng tiếng Cor "Xun manh lé" (Thích ở đâu), anh đáp gọn lỏn "Manh gốc" (Thích ở rừng). Rồi anh Lang đến góc nhà cầm chiếc rìu làm bằng cây rừng cong queo do mình tự chế lên săm soi và lặng lẽ cười. Thấy lạ, một số người hỏi thì anh cho biết, lưỡi rìu làm từ những mảnh bom nhặt trong rừng.
Nhìn thấy những khúc cây ngoài sân, "người rừng" liền cầm chiếc rìu lao đến bổ từng nhát chắc nịch xuống thân gỗ. Chưa đầy 5 phút, khúc cây lớn rã ra thành nhiều thanh củi nằm vương vãi trên khoảng sân trước nhà. Vừa bổ củi xong thì cơn giông bất chợt ập đến, Lang cởi quần áo đứng ngoài sân tắm mưa như chốn không người.
Lần đầu tiên sau 40 năm sống hoang dã, anh được người thân tắm gội và cho đi dép. Trở về cuộc sống đời thường, "người rừng" 41 tuổi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước môi trường sống hiện đại. Lang chỉ biết quanh quẩn bên bếp lửa hay ngồi lặng lẽ nơi góc nhà ăn trầu. Thỉnh thoảng anh lấy lá thuốc trong ống lồ ô ra rồi dùng bùi nhùi (cạo từ vỏ cây đủng đỉnh trong rừng) mồi lửa xẹt ra từ 2 viên sỏi đánh vào nhau châm thuốc, nhả khói trầm tư.
Không chỉ cuộc sống cha con "người rừng" bị đảo lộn mà những ngày qua hai gia đình ông Hồ Minh Lâm (con của người anh ruột ông Thanh) và Hồ Văn Tri (con ruột ông Thanh) cũng phải tạm gác việc lên nương rẫy để gần gũi người thân sau 40 năm xa cách.
"Dù hiện tại cha và anh vẫn chưa nhận ra người thân thế nhưng gia đình được đoàn tụ sau bao nhiêu năm còn gì vui sướng hơn. Mong sao cha và anh sớm quen với cuộc sống ở buôn làng đừng chạy trốn vào rừng sâu thì niềm vui những ngày tới của gia đình tôi mới thật sự trọn vẹn", anh Tri tâm sự.
Theo VNE
Những điều chưa kể về cha con 'người rừng' Lấy lá chuối làm khố, còn quần áo mang theo gói giữ cẩn thận suốt 40 năm; trừ muối ăn, cha con "người rừng" không bao giờ dùng đến các đồ vật khác. Anh Lang dần hòa nhập với cộng đồng. Anh đang làm quen với chiếc điện thoại di động. Giải mã nguyên nhân bỏ làng Mấy ngày qua, câu chuyện về...