Người quay clip vụ sập cầu treo nhớ và kể lại những gì?
“Mọi người đang đi bình thường thì cầu sập, tôi thấy nhiều người thét lên, gào khóc khi ngã xuống suối cạn, tôi thấy máu khắp nơi”.
Giây phút trước khi cầu sập. Ảnh chụp từ clip
Vàng A Hồng, người quay clip ghi lại cảnh sập cầu kinh hoàng trên cầu treo vẫn sợ hãi khi kể lại sự việc. Anh Hồng nói anh đang đứng ở phía đầu cầu bản Chu Va 6 quay cảnh đám tang đi từ phía Chu Va 8 (phía ngược lại) thì hoảng hốt thấy cảnh tượng sập cầu.
“Mọi người đang đi bình thường thì chiếc cầu sập, tôi thấy nhiều người thét lên, gào khóc khi ngã xuống suối cạn, tôi thấy máu khắp nơi”, anh Hồng nhớ lại giây phút định mệnh.
Video đang HOT
Khi thấy tai nạn, lập tức anh Hồng cất điện thoại đi và cùng mọi người xuống suối cứu giúp những người trong đoàn đưa tang bị nạn.
Anh Hồng cho biết thêm, người đi đầu cầm di ảnh là ông Trang A Phua. Ông Phua may mắn thoát chết nhưng gãy cả hai chân. Hai người đi cạnh ông Phua, một người tử vong, một người bị thương.
Còn anh Vàng A Chúng, người quay clip ở phía đầu cầu Chu Va 8 (phía ngược lại) cũng thảng thốt và run khi nhớ lại.
Anh Chúng kể rằng anh là người đứng ở đầu cầu để quay clip, đi trước anh là chị Giàng Thị Sông. Chị Sông là người cuối cùng trong đám tang bước lên cầu trước khi xảy ra vụ đứt dây cáp.
“Chị Sông đi được khoảng 2m thì dây cáp bị đứt, ống sắt trên cầu đập vào đầu một thanh niên làm anh này bị thương nặng, dây cáp bị đứt cũng quăng đập vào một số thanh niên làm họ bị gẫy xương vai, chấn thương sọ não… Sau đó họ bị cầu hất rơi xuống suối”….
Theo Xahoi
Sẽ phẫu thuật các nạn nhân vụ sập cầu treo ngay tại Lai Châu
Đoàn bác sĩ Hà Nội đã quyết định giữ toàn bộ các bệnh nhân trong vụ sập cầu treo lại địa phương và cử 4 cán bộ chuyên khoa ở lại hỗ trợ điều trị.
Ông Nguyễn Tiến Quyết - GĐ BV Việt Đức, trưởng đoàn bác sỹ Hà Nội lên hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị nạn nhân
Tại buổi họp diễn ra chiều nay 25/2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc bệnh viện Việt Đức, trưởng đoàn bác sỹ Hà Nội cho biết: "Đoàn đã tiến hành chuẩn đoán và khám khẩn trương với 28 nạn nhân nặng nhất trong vụ sập cầu treo tại thôn Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu)".
Theo đó, đoàn y, bác sĩ từ Hà Nội di chuyển bằng 3 chuyến trực thăng lên với 5 kíp gồm: kíp hồi sức cấp cứu (BV Bạch Mai), kíp sọ não, bụng, thận, tiết niệu và ngực (BV Việt Đức) với đội ngũ 25 bác sĩ có chuyên môn cao và các dụng cụ, trang thiết bị y tế cần thiết lên hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị.
Đánh giá sơ bộ, ông Nguyễn Tiến Quyết cho biết bước xử lý ban đầu của bệnh viện đa khoa tỉnh khá tốt. Trong 28 trường hợp chuẩn đoán thì có 3 trường hợp phải mổ cột sống, 4 trường hợp phải mổ do chấn thương gãy xương đùi, 3 trường hợp phải cắt thận.
GS.TS Nguyễn Tiến Quyết cũng nhấn mạnh các trường hợp phải mổ cột sống không cần phải đưa về Hà Nội. Các thiết bị như nẹp, vít, dụng cụ phục vụ các ca mổ sẽ xin ý kiến cấp trên vận chuyển từ Hà Nội lên, đồng thời cử 4 cán bộ là bác sỹ chuyên khoa ở lại hỗ trợ công tác mổ các ca khó và nhắc nhở các y tá chú ý theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe các nạn nhân bị nặng.
Đoàn gồm 25 thành viên trong 5 kíp thuộc 5 khoa khác nhau khẩn trương tiến hành chuẩn đoán.
Bác sĩ Đào Xuân Cơ - Khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Đi cùng với cáckíp cấp cứu của bệnh viện Việt Đức, chúng tôi mang theo 100 đơn vị máu, dịch máu và các loại thuốc điều trị hô hấp, hồi sức, sọ não để bổ sung. Trong các nạn nhân thì có trường hợp Chang A Thành là nặng nhất bị phù não, dập não, gãy xương đùi nặng. Vì thế, tôi sẽ trực tiếp ở lại cùng 3 đồng chí ở bệnh viện Việt Đức tiếp tục ở lại theo dõi và điều trị".
Theo Xahoi
Đã có 9 người chết trong vụ sập cầu treo kinh hoàng Ngoài ra, theo cơ quan chức năng, số người bị thương thống kê được cho đến thời điểm này là 41 người. Các bác sĩ từ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt để thăm khám, điều trị cho các nạn nhân. Ảnh Zing Trong chiều 24/2, ngày xảy ra vụ tai nạn, bệnh viện đa khoa tỉnh...