Người Quảng Bình đếm ngược ngày Đại tướng về quê hương
Hơn hai ngày nay, người dân làng An Xá ( xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã có những đêm không ngủ vì những ký ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người con vĩ đại của quê hương, cứ ùa về, đắp đầy vào nỗi nhớ.
Gần lắm, quê hương ơi…
Tối qua 6.10, dù đã khuya nhưng hàng trăm người dân quê vẫn tập tại ngôi nhà nhỏ bên dòng sông Kiến Giang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngôi làng nhỏ nép mình bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng, những ngày này nước sông đục ngầu cuồn cuộn lũ, những ngôi nhà vốn xác xơ bởi dấu tích của cơn bão dữ chưa nguôi nay như buồn bã hơn, khắp đầu làng ngõ xóm ai nấy cũng lặng lẽ nhìn nhau với ánh mắt đượm buồn không nói nên lời.
Hội Cựu Chiến Binh Quảng Bình lập bàn thờ tướng Giáp.
Tại nhà Đại tướng, những chiếc bàn nhỏ đã được kê cùng với bình nước trà xanh pha sẵn để mọi người ngồi nói chuyện – đúng như phong tục ở quê mỗi khi nhà có chuyện buồn.
“Bác Giáp” – hai từ thân quen mà người dân Quảng Bình thường nói mỗi khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ai cũng lặng buồn trong những tiếng nấc nghẹn ngào “chả lẽ mãi xa rồi, bác Giáp ơi”.
Trong ánh đèn pin le lói giữa màn đêm tĩnh mịch, người dân về nhà Đại tướng để kể cho nhau nghe về những kỷ niệm về vị Tướng của nhân dân.
Người dân đến thăm hương tưởng nhớ đến Đại tướng.
Uống chút nước trà xanh vào miệng, với vẻ mặt hốc hác vì đã 2 ngày không ngủ, ông Võ Đại Hàm – cháu gọi Đại tướng bằng bác, người đã 30 năm nay trông coi nhà Đại tướng ở quê – ngậm ngùi: “Từ khi nghe hung tin, hàng ngàn người dân đã về nhà Đại tướng để được thắp nén tâm nhang bái vọng linh hồn. Đến chỉ được nhìn thấy di ảnh bác, nghe kể về bác là người dân thấy như bác vẫn còn đó, giản dị mà thanh cao giữa hồn quê sông núi quê hương”.
Bà Liên khóc ngất trước bàn thờ Đại tướng.
Tay run run thắp nén hương, bà Trần Thị Liên (65 tuổi) khóc ngất không nói nên lời: “Mỗi lần về thăm quê, bác đều hỏi han tình hình con cháu. Chừ bác đi rồi, ai về để cháu được nghe bác nói nữa bác ơi…”.
Ngồi tiếp đón người dân đến thắp nén tâm hương, với ánh mắt lặng buồn, ông Bùi Hữu Sơn – Trưởng thôn An Xá – nói khẽ: “Bác Giáp đi rồi, nhưng những lời dặn ân cần trong mỗi lần về thăm quê hương luôn khắc sâu vào tâm khảm người dân quê hương”.
Với Đại tướng, tất thảy người dân Quảng Bình từ già trẻ gái trai, từ lãnh đạo địa phương đến người dân lam lũ đều nhớ đến như một con người vĩ đại, thanh cao nhưng lại rất gần gũi với nhân dân.
Bà Ngành ôm tấm ảnh Đại tướng chụp chung với mẹ rồi khóc.
Gặp chúng tôi, bà Phạm Thị Ngành (62 tuổi, ở TP.Đồng Hới) đôi mắt vẫn đang còn đỏ hoe, nhớ lại: “Lần bác Giáp về thăm quê năm 1999 đã ghé thăm mẹ tôi (AHLĐ Phạm Thị Nghèng-PV) khi bà lâm bệnh. Bác ân tình thăm hỏi, động viên rồi tặng quà mẹ tôi khiến gia đình tôi rất xúc động. Ước nguyện mẹ tôi lúc đó đã thành hiện thực khi bà mong được gặp Đại tướng trước lúc qua đời”.
Bà Ngành ôm tấm ảnh Đại tướng chụp chung với mẹ, ngậm ngùi trong nước mắt: “Gặp được bác, mẹ tôi như thể có nguồn sống, khỏe mạnh hơn, con cháu thì vui mừng vì gặp được bác trong sự giản dị, thanh cao. Nên khi nghe bác mất, tôi cảm thấy mất mát to lớn như mình vừa mất đi một người cha”.
Ước vọng người dân đã thành hiện thực
Chiều tối cùng ngày 6.10, thông tin từ người nhà Đại tướng cho biết ông Võ Điện Biên – con trai cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp – đã về Quảng Bình để bàn và thống nhất vị trí an táng Đại tướng. Theo UBND tỉnh Quảng Bình, ngày hôm nay 7.10 sẽ có quyết định cụ thể.
Về địa điểm Hồ An Mã hay Vũng Chùa – đảo Yến ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, ông Trần Xứng, người trông coi ngôi đền với nhiều kỉ vật của Đại tướng tại quê nhà, khẳng định: Chưa xác định chính xác địa điểm chôn Đại tướng tại đây.
Xen kẽ trong từng câu chuyện, ai ai cũng nóng lòng mong thời gian trôi nhanh hơn, vì một lẽ đơn giản – để được đón Đại tướng trở về hòa mình vào mảnh đất quê hương.
Ông Trần Xứng – 73 tuổi, người trông coi ngôi đền với nhiều kỷ vật về Đại tướng – nói như khóc: “Rứa là ước nguyện của Đại tướng sắp thành hiện thực, cũng giống như ước nguyện của hàng ngàn người dân Quảng Bình quê tui, được đón bác Giáp về để người dân mãi được sống bên bác. Tui như đếm ngược thời gian để đợi ngày đón bác”.
Video đang HOT
Ông Trần Sự – 86 tuổi, Nguyên Chỉ huy trưởng BCHQS Quảng Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – nói với PV với ánh mắt không giấu được nỗi buồn: “Là người cùng quê, được gặp Đại tướng từ khi 12 tuổi và sau này chiến đấu, làm công tác chính quyền, nên khi nghe tin Đại tướng về với tổ tiên, tôi như lặng người, không muốn tin đó là sự thật”.
Những câu chuyện về cuộc sống bình dị của Đại tướng trong đời thường, gần gũi trong công việc và cuộc sống cứ hiện về trong từng câu nói của vị Đại tá già. Rồi trong ánh mắt đỏ hoe đã sáng lên niềm vui khi nói đến chuyện Đại tướng sẽ được về an táng tại quê nhà theo như nguyện vọng: “Nghe tin tôi vui lắm, được an nghỉ tại quê hương là mong ước của toàn bộ nhân dân Quảng Bình. Vậy là ý Đảng rất hợp lòng dân”.
Còn ông Trần Xứng nói trong mong muốn: “Tui người trông coi ngôi đền với nhiều kỷ vật về Đại tướng hàng chục năm nay – ở gần ngôi nhà nơi Đại tướng sinh ra, nên rất hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân mỗi khi về quê Đại tướng. Ai cũng muốn rồi đây sẽ có một bảo tàng ở ngay tại quê hương để lưu niệm những kỷ vật về Đại tướng để giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ mai sau”.
Ông Võ Đại Hàm – người trông coi nhà Đại tướng ở quê – ngậm ngùi kể về những hồi ức về Đại tướng.
Sau khi nhận được thông tin thi hài Đại tướng sẽ được an táng tại quê nhà, người dân Quảng Bình như vỡ òa trong những tiếc nấc nghẹn ngào, ước nguyện Đại tướng mãi an nghỉ nơi đất mẹ quê hương nay đã trở thành hiện thực.
Ông Phạm Hữu Thảo – Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy – nói trong xúc động “người dân quê hương luôn mong mỏi Đại tướng sẽ mãi luôn ở lại với quê hương, hòa mình vào mảnh đất nơi Đại tướng đã sinh thành. Với phương diện là một người con quê hương, tôi mãn nguyện quá”.
Đã hai ngày nay, bên cạnh niềm tiếc thương vô hạn người con vĩ đại của quê hương, người dân Quảng Bình ai cũng muốn biết Đại tướng sẽ được an nghỉ ở đâu trên mảnh đất quê hương.
Ông Trần Sự ngậm ngùi kể về những hồi ức với Đại tướng.
Chiều tối 6.10, ông Nguyễn Đình Hiệu – Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy – cho biết, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy luôn mong muốn Đại tướng an táng tại quê nhà, để được gần bà con làng xóm, gần với tổ tiên dòng tộc.
Cụ Phạm Thanh Khíu – nay đã 93 tuổi, ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch – thì đã hai ngày nay không ăn uống gì, cụ khóc “bác Giáp đi rồi, tui cũng muốn đi cùng cụ luôn đây”. Cụ nói, cụ muốn được ở bên bác Giáp ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Tâm Huyền
Theo infonet
Bên trong nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp sáng 7-10
Từ sáng sớm 7/10, người dân đã xếp hàng ngay ngắn trước số nhà 30 Hoàng Diệu chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Hình ảnh mới nhất tại 30 Hoàng Diệu do các phóng viên Thái Anh, Nguyễn Dũng, Quỳnh Anh vừa cập nhật:
Đúng 12h00: Nhà Đại tướng đã đóng cửa tạm ngưng hoạt động viếng, nhiều người sẽ phải chờ đến chiều mới tới lượt...
Một người dân chưa kịp vào viếng đã gửi cành hoa nhờ các chiến sĩ mang vào trong nhà Đại tướng
11h40: Lễ viếng Đại tướng sắp đóng cửa. Dòng người đến viếng vẫn không ngừng. Theo lịch, lễ viếng buổi sáng nay đến 12h kết thúc, buổi chiều bắt đầu từ 14h đến 18h.
11h30: Dòng người vẫn xếp hàng chờ tới lượt vào viếng:
11h 10: Dòng người xếp hàng trên phố Hoàng Diệu vẫn không ngớt. Ai cũng mang trên tay một bó hoa huệ, cúc trắng để đợi đến lượt vào viếng Đại tướng
11h00: Chuẩn bị hết giờ vào viếng:
Bác Nguyễn Trọng Ngữ, năm nay 90 tuổi bác ở tận Hải Phòng lên Hà Nội viếng.
Bà Phạm Thị Huyến, nhà ở 19 Cao Bá Quát cũng ra xếp hàng chờ vào viếng:
9h25: Trong sân nhà 30 Hoàng Diệu:
9h20: Bên ngoài số nhà 30 Hoàng Diệu:
9h15: Bên trong nhà Đại tướng:
9h00:
Cháu Nguyễn Nam, học sinh lớp 8 Trường Chu Văn An xếp hàng từ chiều qua nhưng chưa tới lượt. Nam đi cùng mẹ từ 6h30 sáng 7/10 xếp hàng chờ viếng Đại tướng theo ước nguyện của cháu.
Hàng mỗi phút một dài ra, ai cũng mong muốn một lần được cúi mình trước di ảnh của Đại tướng trong căn nhà đặc biệt này...
Trịnh Quốc Cường (cầm tranh vẽ Đại tướng), ở Mê Linh, Hà Nội đi từ 4h sáng, là 1 trong những người xếp hàng đầu tiên.
7h00 sáng, cửa vẫn đóng. Ban Tổ chức thông báo, giờ mở cửa vào viếng buổi sáng từ 8 đến 11h.
Hiện tại số lượng người dân xếp hàng đã kéo dài đến ngã tư Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ
Thanh niên tình nguyện vào trong làm nhiệm vụ
Lực lượng công an và cảnh sát cơ động cũng đã được triển khai để đảm bảo an toàn cho người dân.
Đoàn cựu chiến binh vào viếng Đại tướng...
Người cao tuổi...
Ghi sổ lưu niệm...
Thái Anh - Nguyễn Dũng - Quỳnh Anh
Theo infinet
Những hình ảnh đẹp tại lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hàng ngàn người xếp hàng chờ đến lượt vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ viếng diễn ra trong không khí tôn nghiêm và xúc động. Dòng người đổ về viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu xếp hàng dài hàng cây số phố. Để đảm bảo an ninh trật tự cho lễ viếng và đảm...