Người quản lý Justin Bieber gọi điện cho Psy
Ngay cả những người đứng đường sau thành công của chàng hoàng tử nhạc pop cũng bị “Gangnam Style” hấp dẫn.
Làng giải trí xứ Hàn xôn xao trước thông tin nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ đang muốn hợp tác cùng Psy.
Thông tin này được chính người đại diện của Psy xác nhận: “Những chi tiết cụ thể chưa được thảo luận nhưng đúng là chúng tôi có nhận được một cuộc điện thoại từ người quản lý Justin Bieber”.
Trước công ty của Justin Bieber, hàng loạt ngôi sao quốc tế khác cũng bị ca khúcGangnam Style của Psy chinh phục, như T-Pain, Robbie Williams và Josh Groban. Không những thế, ngày 3/8 vừa qua, đài CNN của Mỹ cũng đưa tin về cơn sốtGangnam Style.
“Tôi đã xem tới 15 lần và rất nóng lòng muốn được thử điệu nhảy cưỡi ngựa ở nhà vào tối nay” – người dẫn chương trình của CNN phát biểu.
Theo một số nguồn tin, ban đầu Psy định phát hành phiên bản mới của ca khúc này tại Nhật Bản và đổi tên thành Rokbongi Style. Tuy nhiên, sau thành công bất ngờ của Gangnam Style, anh đã quyết định giữ nguyên ca khúc.
Video đang HOT
Điệu nhảy cưỡi ngựa trong video ca khúc Gangnam Style của Psy.
Psy làm nên cơn sốt với Gangnam Style.
HỒNG GIANG
Theo Infonet
Điểm cộng và trừ của cơn sốt thần tượng Kpop
Nhiều nhóm nhạc Hàn xuất hiện đã tạo được tiếng vang nhất định, nhưng nội bộ lại nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết triệt để.
Những năm gần đây, số lượng nhóm nhạc thần tượng Kpop đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn các công ty quản lý ở Hàn Quốc đều "chen chân" vào lĩnh vực sản xuất nhóm nhạc thần tượng. Thêm vào đó, giờ đây thần tượng Kpop có thể dễ dàng đạt được thành công bằng cách quảng bá ra nước ngoài qua các mạng xã hội khác nhau. Khả năng "cá kiếm" cũng ngày một rộng mở do Kpop đang dần trở thành hiện tượng toàn cầu, phủ sóng khắp nơi trên thế giới, không thu hẹp chỉ riêng trong phạm vi châu Á.
Chi phí "xuất xưởng" một nhóm nhạc thần tượng cũng giảm dần, bởi giới nghệ sĩ bắt đầu có xu hướng phát hành ca khúc online trên các trang web âm nhạc. Hình thức này đang dần trở nên phổ biến hơn hình thức phát hành CD trước đây. Do đó, lĩnh vực sản xuất nhóm nhạc thần tượng trở thành "miền đất hứa", mang lại lợi nhuận hoành tránh so với chi phí đầu tư, khiến các công ty quản lý đổ xô lao vào đào tạo thần tượng.
Đủ mọi điều kiện thuận lợi khiến nhà nhà, người người đua nhau "bon chen" vào lĩnh vực sản xuất thần tượng.
Đại diện cấp cao của một công ty mới "xuất xưởng" một nhóm nhạc thần tượng nam cho biết: "Về lâu về dài, các công ty nhất định phải có ít nhất một nhóm nhạc thần tượng. Đặc biệt là nhóm nhạc thần tượng nam, do số lượt tải nhạc, lượng CD bán ra và một số ngành liên quan bắt đầu chủ yếu hướng đến mục tiêu là nữ giới ở độ tuổi thanh thiếu niên, 20, 30 và thậm chí là độ tuổi 40".
Đây cũng chính là lý do dẫn đến hiện tượng "cơn lũ" nhóm nhạc thần tượng bắt đầu "đánh chiếm" các trang web, cũng như các chương trình âm nhạc. Fan sẽ chẳng có gì để phàn nàn khi số lượng và thể loại ca khúc ngày càng trở nên phong phú và hấp dẫn. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì trào lưu này không thật sự chỉ mang lại những điểm tích cực. Vì nhà nhà, người người đều mải tất tả ngược xuôi với vô số kế hoạch "xuất xưởng" thần tượng khác nhau, nên dường như một số "điểm tối" đã bị bỏ qua.
Việc sản xuất thần tượng tồn tại nhiều điểm tiêu cực.
Ví dụ, một nhóm nhạc thần tượng vừa lên kế hoạch ra mắt đã phải lùi thời điểm phát hành album. Được biết, phần chụp hình bìa CD của nhóm đã xong, nhưng vào phút chót, một số thành viên lại quyết định "dứt áo ra đi".
Girlgroup EXID do "hitman" đình đám Shinsadong Tiger đào tạo cũng từng trải qua tình huống tương tự. Chỉ vài tháng sau thời điểm ra mắt là tháng 2, 3 thành viên đã quyết định rời nhóm. Hiện tại, EXID đang chuẩn bị trở lại vào tháng 8, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là girlgroup này sẽ gặp phải không ít trở ngại với việc thay đổi thành viên, cũng như một số vấn đề phát sinh khác.
Các thành viên trong cùng một nhóm nhạc thần tượng gặp khó khăn trong việc hòa hợp, hậu quả là công ty quản lý phải quyết định thay đổi người.
Những vấn đề như vậy nảy sinh do các nhóm nhạc thần tượng thường chịu sự sắp đặt của công ty quản lý. Điều này có nghĩa là các thành viên trong cùng một nhóm có thể sẽ không hòa hợp với nhau ngay từ thời điểm ban đầu.
Đại diện của một công ty quản lý mới thay đổi thành viên trong nhóm nhạc tân binh "gà cưng" của mình chia sẻ: "Chúng tôi quyết định thay thế một thành viên do thành viên này từng gây ra mâu thuẫn nội bộ nhóm. Có lẽ quyết định cho thành viên này rời đi vào chính thời điểm ban đầu sẽ tốt hơn cho tương lai của nhóm".
Sự gấp rút trong việc sản xuất các nhóm nhạc thần tượng đã dẫn đến vô số mâu thuẫn trong và ngoài nhóm, như việc một số thành viên gây bất hòa. Một số khác lại ra đi do không thể chịu đựng được hoàn cảnh thực tập khó khăn.
Theo TTVN
Làn sóng Hàn sẽ hạ nhiệt trong 4 năm tới? Trái ngược với vô số các bài báo Hàn lẫn quốc tế đang ra sức ca ngợi sự phát triển nhanh chóng cũng như dự đoán về khả năng tăng trưởng trong tương lai của làn sóng Hàn, một bài viết mới trên KoreaTimes lại đưa ra nhận định rằng bản chất của sự thành công này có thể không kéo dài như...