Người qua lại Quảng Nam – Đà Nẵng không cần giấy xét nghiệm nếu tiêm đủ liều
Dự thảo mới nhất về quy định phòng chống dịch được ngành y tế 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng thống nhất.
Người qua lại giữa hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ không cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 nếu tiêm đủ 2 liều vắc xin – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối 7-10, bà Trần Thanh Thủy – phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng – cho biết Sở Y tế Đà Nẵng và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất với dự thảo hướng dẫn ra vào với người hai địa phương.
Theo đó, ngành y tế 2 địa phương cơ bản thống nhất phương án người trên địa bàn được qua lại lẫn nhau không cần có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 nếu tiêm đủ 2 liều vắc xin.
Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc như có cam kết thực hiện biện pháp chống dịch, có giấy tờ tùy thân chứng minh là người của địa phương hoặc giấy xác nhận của cơ quan đơn vị tại Quảng Nam hoặc Đà Nẵng xác nhận không ra khỏi địa bàn trong vòng 14 ngày.
Riêng đối với người chưa được tiêm vắc xin đầy đủ, 2 địa phương thống nhất sẽ nới thời gian sử dụng giấy xét nghiệm âm tính lên một tuần thay vì có giá trị trong 3 ngày như hiện nay.
Video đang HOT
Đối với người từ vùng có dịch của nhau trở về vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp cách ly y tế theo quy định.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đã thống nhất với dự thảo này.
Hiện nay Đà Nẵng đang áp dụng quy định phòng chống dịch chung cho người ngoại tỉnh vào địa bàn. Theo đó, người về từ vùng không có dịch và có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ không bị cách ly khi vào TP.
Các trường hợp này nếu tới cửa ngõ TP sẽ được yêu cầu khai báo y tế bằng mã QR và được giải quyết qua chốt kiểm soát dịch.
Trong khi đó, Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để người Đà Nẵng vào địa bàn. Tuy nhiên việc qua lại chốt kiểm soát vẫn phải đáp ứng điều kiện có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 có giá trị trong 72 giờ.
Ngư dân vào tránh bão được cách ly, xét nghiệm Covid-19
Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam bố trí khu riêng biệt cách ly, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với ngư dân vào địa phương trú tránh bão Côn Sơn.
Dự báo ngày 12/9, bão Côn Sơn ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam, sức gió mạnh nhất 90 km/h (cấp 8-9). Từ ngày 10/9, người dân Đà Nẵng đã xin giấy đi đường của chính quyền để ra biển kéo tàu thuyền lên bờ. Nhiều nơi, lực lượng biên phòng, quân đội, quy tắc đô thị... hỗ trợ ngư dân nhanh chóng di chuyển phương tiện.
Các tàu thuyền lớn dừng hoạt động, neo đậu kín trong âu thuyền và ngoài cửa vịnh Mân Quang, Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Đà Nẵng cách ly xã hội "cao hơn Chỉ thị 16" từ ngày 31/7 đến nay, trong đó có 20 ngày người dân "ở yên trong nhà" để chống dịch Covid-19, nên tàu thuyền hầu hết nằm bờ. Hiện thành phố có 1.235 tàu thuyền đang neo đậu trong bờ. 7 tàu thuyền với 60 lao động đang trên biển, trong đó có 3 tàu với 29 lao động ở rìa của vùng nguy hiểm và đang về nơi trú ẩn.
Tại cuộc họp bàn cách ứng phó với bão sáng 10/9, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch TP Đà Nẵng, đã giao Sở Y tế hướng dẫn việc xét nghiệm Covid-19 cho tất cả thuyền viên tàu cá vào địa phương tránh trú bão. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND quận Sơn Trà có giải pháp cách ly với các thuyền viên tàu cá về bờ neo đậu tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang.
Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết âu thuyền Thọ Quang và cảng cá chưa hoạt động trở lại. Nhưng tình hình bão lũ nên Sở mở cửa cho tàu thuyền vào trú tránh bão. Nếu xét nghiệm dương tính với nCoV, thuyền viên sẽ được cách ly tạm thời trên tàu, sau đó đưa đến bệnh viện điều trị. Các thuyền viên còn lại khi vào âu thuyền sẽ ở trên tàu, khi bão đổ bộ thì vào khu vực nhà ở của cảng cá để trú tránh.
Tỉnh Quảng Trị cũng phê duyệt các điểm tránh trú, cách ly dành riêng cho thuyền viên ngoại tỉnh vào địa phương tránh bão. 18h ngày 10/9, tỉnh cấm biển, người dân sơ tán tránh bão phải hoàn thành trước 19h ngày 12/9 và không ra khỏi nhà bắt đầu từ 21h cùng ngày.
Đến nay, Quảng Trị còn 4.600 ha lúa chưa thu hoạch. 17 tàu với 177 người đang hoạt động xung quanh khu vực đảo Cồn Cỏ đã nhận được thông tin về diễn biến của bão và 63 tàu ngoại tỉnh với 417 người đang neo đậu.
Ngư dân Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị đưa tàu thuyền lên xe vào bờ tránh bão. Ảnh: Hoàng Táo
Để phòng chống Covid-19, Quảng Nam bố trí chỗ ở riêng biệt cho ngư dân ngoại tỉnh cách ly cho đến lúc hết bão để họ tiếp tục ra khơi. Nếu ngư dân ở lại nhiều ngày sẽ được xét nghiệm Covid-19.
Quảng Nam cấm biển từ 17h ngày 10/9. 217 phương tiện đánh bắt với hơn 3.000 lao động trên biển đã nhận được thông báo về diễn biến và hướng đi của bão. Trong đó, 96 tàu đánh bắt gần bờ, 79 tàu ở vùng biển Hoàng Sa, 42 tàu ở Trường Sa. Bộ đội Biên phòng đã bắn pháo hiệu thông báo bão tại 3 điểm gồm đồn biên phòng Cửa Đại, Cù Lao Chàm và Kỳ Hà...
Nông dân thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam gặt lúa chạy bão chiều 10/9. Ảnh: Đắc Thành
Quảng Nam đình hoãn các cuộc họp không liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống bão, lũ cho đến khi bão tan. Chính quyền yêu cầu không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè và huy động mọi lực lượng hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten... trước 18h ngày 11/9.
Một người ở TP.HCM nghi nhiễm COVID-19 đi nhiều chuyến bay ra Đà Nẵng, Hà Nội Tối 10-7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam cho biết thông tin vừa có một trường hợp nghi nhiễm COVID-19. Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: LÊ TRUNG Trường hợp này nghi ngờ có lịch trình liên quan đến TP.HCM, Hà Nội, đã được cách ly tại TP Hội An, Quảng Nam từ ngày 6-7. Theo...