Người phụ nữ vượt lên số phận
Từ khi sinh ra chưa một lần được nhìn thấy ánh sáng nhưng chị Trần Việt Anh – Chủ tịch Hội Người mù huyện Phú Xuyên đã luôn nỗ lực, lạc quan vượt lên số phận. Chị còn là người “truyền lửa” giúp nhiều người cùng cảnh ngộ ở địa phương vượt lên chính mình.
Chị Trần Việt Anh (đeo kính đen) hướng dẫn học viên đan lồng lưới.
Chị Trần Việt Anh sinh năm 1976, ở xã Đại Thắng (Phú Xuyên) là một người mù bẩm sinh. Tuy không nhìn thấy ánh sáng nhưng chị luôn khát khao có tri thức. Do hoàn cảnh khó khăn, đến năm 16 tuổi, chị mới có cơ hội được học chữ nổi và bắt đầu chương trình tiểu học. Kiên trì theo học văn hóa qua các bậc học phổ thông và chương trình dành cho người khiếm thị, Trần Việt Anh còn quyết tâm theo học và đã tốt nghiệp chuyên ngành Luật của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Năm 1996, chị được bầu vào Ban Chấp Hành Hội Người mù huyện Phú Xuyên. Tại đây, chị tham gia giảng dạy chữ Braille cho học viên. Sau nhiều năm tích cực tham gia các hoạt động của Hội, năm 2017, chị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội. Là người đứng đầu một tổ chức xã hội đặc thù, chị luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên và động viên họ phải biết vượt lên số phận. Chị đã giúp đỡ hội viên tiếp cận tri thức, học nghề để cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. “Tôi luôn động viên hội viên, dù mình là người khuyết tật cũng không nên ỷ lại vào sự hỗ trợ từ người khác, không để bản thân bị lãng quên trong bóng tối” – chị Anh tâm niệm.
Chị đã tìm tòi xây dựng, triển khai Dự án lớp học phục hồi chức năng và dạy nghề đan lưới lồng cho hội viên. Việc xây dựng dự án đã khó nhưng việc khó hơn là vận động hội viên tham gia lớp học. Với sự đồng cảm, lòng nhiệt huyết, chị đã đến từng nhà hội viên để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có biện pháp tuyên truyền, vận động.
Chị Nguyễn Thị Nhụ, ở thôn Nội Hợp, xã Nam Phong cho biết: “Ban đầu do mặc cảm bản thân nên tôi không dám theo học. Được sự động viên của chị Việt Anh, tôi đã vượt qua chính mình. Hiện nay, tôi đã học được nghề đan lưới lồng và có thu nhập từ 50.000 – 60.000 đồng/ngày. Lớp học không chỉ là nơi học nghề mà đã trở thành nơi để chúng tôi chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống”.
Video đang HOT
Ngoài việc “truyền lửa” cho hội viên, chị Việt Anh còn được mọi người yêu mến bởi lối sống lạc quan. Khi Hội Người mù huyện tổ chức các hoạt động, chị luôn đảm nhiệm việc xây dựng chương trình, làm MC, tham gia văn nghệ. Bên cạnh đó, chị còn rất tích cực trong các phong trào, cuộc vận động, cuộc thi do các cấp tổ chức. Năm 2018, chị tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015″ và đã đạt giải Nhất TP.
Với những thành tích đã đạt được, chị Trần Việt Anh đã vinh dự được nhận Bằng khen của T.Ư Hội Người mù Việt Nam, nhiều năm liền được nhận Giấy khen của Hội Người mù TP Hà Nội và của UBND huyện Phú Xuyên.
Theo kinhtedothi
Sách hư cấu, sách bán hư cấu và sách phi hư cấu là gì và khi nào thì nên đọc gì?
Người ta vẫn thường nói đọc sách là cách tuyệt vời nhất để mở mang đầu óc, chạm tay tới tri thức, làm phong phú tâm hồn,... và rất nhiều lợi ích khác của việc đọc sách có thể kể đến.
Nhưng làm thế nào để chọn được đúng sách cho mình?
Có nhiều người chỉ biết nôm na sách là những trang giấy đóng vuông chằn chặn xếp đầy trên giá mà không biết mình phải đọc cái gì bởi có quá nhiều thể loại sách mà lại có quá ít thời gian, chúng ta cần phải biết đọc một cách chọn lọc. Bài viết này sẽ trình bày ngắn gọn ba thể loại sách chính và gợi ý khi nào thì nên đọc cái gì. Biết được chính xác mục đích tìm sách để đọc của mình là gì và hiểu được mình cần phải đọc thể loại sách nào thì bạn chắc chắn sẽ thấy việc đọc sách rất bổ ích và quý giá. Còn nếu cứ mông lung đắm chìm trong vô vàn những đầu sách nghe-có-vẻ hấp dẫn, những đầu sách mà người khác review là hay ho nhưng đọc xong lại không rút ra được gì cả thì chỉ phí thời gian của chính mình mà thôi.
Ba thể loại sách mà tất cả các sách trên đời này đều có thể được liệt kê vào đó chính là Hư cấu (Fiction), Phi Hư cấu (Non-fiction) và Bán Hư cấu (Semi-fiction). Trong đó, Hư cấu và Phi Hư cấu là hai thể loại phổ biến nhất mà dường như tất cả mọi người đều biết. Tuy nhiên thật ra có rất nhiều cuốn sách được xếp vào hai thể loại trên nhưng rốt cuộc lại thuộc vào thể loại còn lại là Bán Hư cấu.
Hư cấu (Fiction)
Tiểu thuyết hư cấu hay giả tưởng thường bao gồm những câu chuyện được sáng tạo nên bằng trí tưởng tượng của tác giả mà không dựa trên những sự kiện có thật. Trong tiểu thuyết hư cấu tác giả có thể sử dụng các biện pháp cường điệu, khoa trương, thậm chí tượng trưng, nhân cách hóa... và các dòng tiểu thuyết có thể kể đến thần thoại, trinh thám, kỳ ảo, giả tưởng, lãng mạn... Giá trị của hư cấu nằm ở tính tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tài năng khái quát hiện thực của nhà văn.
Tiểu thuyết hư cấu thích hợp nhất cho mục đích giải trí, khơi dậy cảm xúc và làm phong phú tâm hồn. Harry Porter, The Hobbit, Life of Pi,... là ví dụ tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết hư cấu. Bên cạnh đó, tiểu thuyết hư cấu cũng được các tác giả dùng phản ánh và lên án hiện thực, chỉ trích những bất công trong xã hội hoặc vạch trần những kỳ thị và định kiến của thời cuộc ví dụ văn học Việt Nam có các tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, văn học phương Tây có các tác phẩm của Dickens, Austen, Charlotte Bronte,... Với tư cách một người đọc, bạn có thể đọc tiểu thuyết đơn thuần chỉ vì bạn thích chúng.
Những cuốn tiểu thuyết ưa thích của tôi về Văn học phương Tây: The Great Gastby, Jane Eyre, Hunger Game, The Perk of Being A Wall Flowers, Miss Peregrine's Home for Peculiar Children. Văn học phương Đông: Hãy chăm sóc mẹ, Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới, Người tình Sputnik, Anh có thích nước Mỹ không, Cánh đồng bất tận.
Phi hư cấu (Non-fiction)
Ngược lại với Hư cấu, sách Phi Hư cấu thường là những nội dung có thật, thể hiện các sự kiện, quan điểm, ý tưởng,... trong thực tế. Người tạo ra nội dung phi hư cấu cần đảm bảo độ chính xác của những thông tin được trình bày. Ví dụ như sách Self-help, chia sẻ trải nghiệm thực tế, tiểu sử, hồi ký, sách khoa học, báo chí hoặc tài liệu, sách giáo khoa,... tất cả những tài liệu, sách báo không hư cấu đều có thể liệt kê vào thể loại này.
Sách phi hư cấu thường phục vụ mục đích cung cấp thông tin, cung cấp kiến thức, truyền cảm hứng hoặc tổng hợp tài liệu. Các mảng mà sách phi hư cấu bao trùm rất đa dạng, gồm có văn học, triết học, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, toán học, vật lý,... Nếu bạn đang cần tìm tài liệu để học, để nghiên cứu, để tiếp cận kiến thực một cách thực tế một cách không hoán dụ, không ẩn ý, không tưởng tượng hoặc để tìm đến những lời khuyên, những giải pháp cho các vấn đề thì sách Phi Hư cấu chính là sách dành cho bạn.
Bán Hư cấu (Semi-Fiction)
Bán hư cấu là sách dựa trên một phần tưởng tượng và một phần sự thật. Ví dụ, những cuốn tiểu thuyết được tác giả khẳng định rằng "dựa trên câu chuyện có thật" hoặc được "truyền cảm hứng từ sự kiện lịch sử", mà trong đó vẫn có các tình tiết được tác giả thêm thắt vào và sáng tạo nên thì đó là Bán Hư cấu. Xách balo lên và đi, Oxford thân yêu, Người tình,... đều là những cuốn tự truyện có thêm thắt các chi tiết không có thật từ tác giả.
Thể loại sách này có thể được đọc khi người đọc vừa muốn giải trí mà lại không quá xa vời hiện thực. Thông qua thể loại sách này, tác giả cũng có thể truyền tải thông điệp và quan điểm cá nhân của mình bằng văn chương mà không cần bám trụ chặt chẽ vào độ chính xác của các thông tin trong sách.
Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu thêm về các thể loại sách, từ đó tìm được cho mình loại sách phù hợp để đọc.
Theo Helino
"Gánh vác" cùng ngành Giáo dục Trong những năm gần đây, đời sống của nhiều hộ dân ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị vẫn rất khó khăn. Nhiều học sinh (HS) không có cơ hội đến trường. Với trách nhiệm và sự sẻ chia, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đã phát động nhiều chương trình, mô hình ý nghĩa giúp HS...