Người phụ nữ Việt thành giảng viên ở Đài Loan
Từng trải qua khó khăn khi mới sang Đài Loan, Huỳnh Xuân Trang đã mở lớp dạy tiếng Trung cho lao động và cô dâu Việt, giúp họ sớm hòa nhập với cuộc sống.
Nhìn nét bút chì nguệch ngoạc ở mặt sau tờ lịch treo tường, Huỳnh Xuân Trang (sống ở Đài Bắc, Đài Loan) thấy cay cay sống mũi. Đây là bài tập của một học viên theo lớp tiếng Trung miễn phí của cô trên Facebook. Người này mới sang Đài Loan làm giúp việc. Có thể đọc, viết tiếng Trung sẽ giúp thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều.
“Nhiều người Việt đến Đài Loan không thể giao tiếp bằng tiếng bản địa khiến họ trở nên thụ động và thu mình. Tôi muốn dạy tiếng cho họ có thêm cơ hội việc làm và bớt khổ. Có nhiều người Việt sang đây rất vất vả, ở vùng xa xôi đến cái bút và tập vở cũng không mua nổi”, Trang nói và nhớ về những ngày đầu tiên của mình nơi xứ người.
Sinh ra trong một gia đình nghèo có 8 anh chị em ở Cái Bè, Tiền Giang, hết cấp 2, Trang lên TP HCM làm thuê nhưng lương không đủ gửi về phụ giúp bố mẹ. Năm 2001, ở tuổi 21, Trang đồng ý kết hôn với một người đàn ông Đài Loan với hy vọng giúp gia đình thoát nghèo.
Những ngày đầu ở quê chồng, không muốn mình trở thành người ỷ lại, Trang kiếm đủ việc làm thêm như đi phát tờ rơi quảng cáo tại ngã tư đường hay xin làm phục vụ bàn ở một quán ăn. Tiếng Trung bập bẹ, một lần khách vào quán phàn nàn “ham rẻ thuê người nước ngoài chẳng biết gì, nói mà ngơ ngơ” khiến Trang thấy xấu hổ và tủi thân. Ngay chiều hôm đó, cô đến xin học tiếng Trung ở nhà thờ gần chỗ làm. Vài năm sau, Trang đăng ký thi tốt nghiệp tiểu học rồi học lên trung học bằng tiếng Trung.
Chị Trang trả lời phỏng vấn một đài phát thanh của Đài Loan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Năm 2012, một lần đang lau dọn quán ăn, bước lên cầu thang, Trang trượt chân ngã nên phải nghỉ làm. Dưỡng thương tại nhà, Trang nghĩ không thể làm thuê mãi, rồi cô xin thực tập ở một cơ sở làm đẹp và tiếp tục theo học một lớp về thẩm mỹ. Sau 4 tháng học, Trang nghĩ đến việc mở một cửa hiệu làm đẹp riêng. Cô tìm thuê một căn phòng rộng khoảng 6 mét vuông, xây từ 20 năm trước. Nhìn bức tường bong tróc từng mảng, xung quanh tối tăm, chồng cô đến tham quan một lần rồi bỏ về.
“Anh bảo tôi chẳng khách nào làm đẹp ở nơi tồi tàn như thế, bớt huyễn hoặc bản thân đi”, Trang kể. Nhìn bức tường rêu mốc, cô quyết định một mình sơn sửa lại. Từng lớp sơn mới đè lên, hy vọng của Trang cũng lớn dần. “Đến bức tường vô tri khi được sơn sửa còn đẹp đẽ, sáng ngời như này. Nếu mình có quyết tâm thì ngày tươi sáng sẽ chẳng còn xa”, cô tự nhủ.
Video đang HOT
Thế nhưng khát vọng tự chủ kinh tế của Trang liên tục bị thử thách, mỗi khi công việc ổn định, chủ nhà lại đòi lại mặt bằng. Để trụ vững, Trang làm việc liên tục đến tối muộn khiến vợ chồng liên tục nảy sinh mâu thuẫn. Năm 2016, Trang ly hôn và ra đi với hai bàn tay trắng.
Những ngày mới ly hôn, Trang sống tại cửa hàng và ngủ trên giường mát-xa cho khách. Thời điểm khó khăn nhất, Trang gặp một giảng viên về kỹ năng sống – người ung thư giai đoạn cuối – nhưng luôn truyền năng lượng sống tích cực cho mọi người. Một lần nghe Trang tâm sự, người này nói: “Khi nào em cảm thấy đau khổ nhất, hãy nhìn sang những người kém hạnh phúc hơn mình. Hãy giúp đỡ họ và em sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”.
Sau câu nói của giảng viên, Trang nhận ra, bản thân cô còn hạnh phúc hơn nhiều phụ nữ Việt khác ở Đài Loan bởi cô biết tiếng và tự chủ được kinh tế. “Em sẽ cố gắng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình”, Trang hứa với giảng viên.
Hướng dẫn viết tiếng Trung bằng bút lông cho các lao động Việt tại Đài Bắc trong một buổi học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Việc đầu tiên người phụ nữ này muốn làm là dạy tiếng Trung cho lao động và cô dâu Việt. Trang ra chợ mua 10 chiếc ghế đẩu, để tại cửa hàng với hy vọng khi nào mở lớp sẽ có chỗ cho học sinh ngồi. Tuy nhiên 5 năm sau, khi công việc ổn định, những chiếc ghế này mới được đem ra sử dụng, đó là vào năm 2018. Lúc cao điểm, lớp dạy miễn phí vào sáng chủ nhật hàng tuần của Trang lên tới 20 học viên, tất cả đều mới qua Đài Loan sinh sống.
Trước đó, vào năm 2017, Trang đã lập một nhóm trên Facebook chuyên dạy tiếng Trung cho những người Việt có nhu cầu, thời điểm hiện tại có gần 1.000 người tham gia nhóm học tập này.
Ngoài dạy miễn phí, Trang còn bỏ tiền túi để mua sách giáo khoa, bút và các dụng cụ khác để tặng học viên, động viên họ sống tốt và nhanh hòa nhập vào môi trường mới. “Tôi đã có một cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn khi xóa bỏ được rào cản ngôn ngữ với gia đình chồng nhờ lớp học miễn phí của cô Xuân Trang”, chị Nguyễn Thị Trang, một học viên sống tại Đài Bắc chia sẻ.
Hai năm gần đây, tại cơ sở làm đẹp của mình, người phụ nữ 40 tuổi này còn dạy nghề cho một số lao động Việt. Người khó khăn được miễn phí, người chỉ đóng phân nửa tiền. Trang luôn động viên học viên: “Sang Đài Loan làm việc ai cũng khó khăn, sau 3 năm lao động hy vọng khi mọi người trở về Việt Nam sẽ có thêm nghề để trang trải cuộc sống”.
Chị Trang tham gia giảng dạy về phúc lợi cho người già tại thành phố Tân Bắc, Đài Loan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Năm 2019, Trang là người Việt Nam đầu tiên thi đỗ và được tham gia giảng dạy công tác xã hội cho người già và trẻ nhỏ tại thành phố Tân Bắc. Hoạt động này do một tổ chức thuộc chính phủ Đài Loan tổ chức. Với công việc mới, hàng tháng Trang có 2-3 buổi giảng dạy, được chính phủ trả lương. Cô còn cùng bạn bè đến những vùng khó khăn mát-xa và nấu cơm chay miễn phí cho người già neo đơn.
Cũng trong năm 2019, thông qua Sở di dân, nhiều báo đài của Đài Loan đưa tin về các chương trình thiện nguyện cũng như nghị lực sống của người phụ nữ Việt này tới cộng đồng.
“Tôi tin đây là cách mà tôi báo đáp lại xã hội vì đã giúp tôi theo đuổi và biến giấc mơ thành sự thật”, Trang nhắc lại câu nói này mỗi khi được phỏng vấn.
Bí quyết để thành phố nghèo Brazil có thành tích giáo dục đứng đầu
Là một trong những thành phố nghèo nhất quốc gia nhưng Sobral đã áp dụng chính sách đặc biệt để vượt qua những bất lợi và đứng đầu Brazil về chỉ số phát triển giáo dục.
Chính quyền thành phố Sobral đã tạo bước đột phá về giáo dục nhờ chương trình kéo dài 23 năm. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian (Anh) ngày 26/3 cho biết, tại thành phố Sobral ở Đông Bắc Brazil, đường xá khá tồi tệ với ổ voi ổ gà, nhiệt độ cao ngột ngạt.
Sobral nghèo, không có nhiều cơ hội việc làm, thanh niên thường lựa chọn gia nhập băng đảng xã hội đen. Đối với trẻ em Sobral, những năm đầu cuộc đời thật gập ghềnh.
Cô giáo Ana Farias tại khu dân cư thu nhập thấp nơi băng đảng tội phạm hoành hành, hiểu rất rõ điều này. Nếu không có bữa ăn miễn phí tại trường học, nhiều học sinh của cô Farias sẽ phải nhịn đói.
Trước những khó khăn này, Sobral nay lại trở thành địa điểm hàng đầu Brazil về giáo dục. Thành phố này đang đứng nhất về chỉ số phát triển giáo dục tại Brazil. Từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ biết chữ đã tăng từ 52% lên 92% và số gia đình nghèo cũng giảm 89%.
Vậy bí quyết thành công của Sobral là gì? Thị trưởng Ivo Gomes cho biết: "Chúng tôi đạt được thành công này bởi dự án 23 năm đã tạo thay đổi với giáo dục. Nhiều người cho rằng đó là phép màu. Nhưng không phải vậy, đó là sự kiên trì và rất nhiều nỗ lực".
Năm 1997, phong trào cải thiện giáo dục tại Sobral khởi động bằng việc tu cải thiện cơ sở hạ tầng trường học, trang bị thêm máy tính. Ngân sách dành cho giáo dục được tăng thêm. Chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh xử lý tình trạng bỏ học. Nếu học sinh không đến trường, các gia đình sẽ bị gọi nhắc nhở. Giáo viên mới ra trường phải trải qua kỳ thực tập chuẩn bị và mọi giáo viên đều phải có một ngày huấn luyện thực tế mỗi tháng.
Phúc lợi dành cho học sinh cũng được ưu tiên. Học sinh sẽ được 2 bữa ăn miễn phí/ngày tại trường và thành phố còn lên kế hoạch tuyển dụng chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho mỗi trường học.
Những thay đổi đã đem lại kết quả tích cực, tương tự như trường hợp của Chelton Santos (22 tuổi) và em gái Maria (20 tuổi). Anh em Santos sống cùng cha mẹ và bà tại khu dân cư nghèo. Cả gia đình chỉ sống với mức thu nhập 258 USD/tháng trong nhiều năm trời.
Santos cho biết: "Tuổi thơ của tôi là chứng kiến các băng đảng xung đột. Tôi phải đối mặt với đói nghèo cùng bạo lực. Cha mẹ đã chăm sóc chúng tôi nhưng phải vay nợ".
Nhưng với những thay đổi tại trường học, Santos hiện học ngành luật tại đại học trong khi em gái cậu đang làm thêm tại văn phòng để tiết kiệm tiền học y khoa. Cả hai anh em đều quyết tâm thành công.
Hình mẫu thành công tại Sobral đã được nhân rộng tại Brazil.
Hà Linh
Hàng không thế giới "cầm cự" trước Covid-19 Toàn bộ ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã gặp khủng hoảng bởi bệnh dịch Covid-19, trừ Nam Cực. Nhu cầu đi lại sụt giảm đã khiến các hãng hàng không cắt giảm thê thảm lịch trình chuyến bay, máy bay và yêu cầu nhân viên nghỉ phép không lương để... cầm cự. Sân bay Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) vắng...