Người phụ nữ tử vong khi lên cơn hen cấp tính, 3 tháng sau một em bé trong bụng cô chào đời kỳ diệu khiến cả gia đình vui mừng khôn xiết
Khi mọi thứ tưởng chừng đã rơi vào tuyệt vọng không còn cách nào cứu chữa thì vẫn có một mầm sống kỳ diệu từng ngày phát triển và đem đến điều bất ngờ, hạnh phúc tột cùng cho cả gia đình.
Cuộc sống mong manh không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng, người phụ nữ nào cũng mong chờ đến khoảnh khắc được đón con cất tiếng khóc chào đời, thế nhưng không phải người phụ nữ nào cũng may mắn như vậy, nhất là khi quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày có quá nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Mới đây, câu chuyện của Catarina Sequeira, 26 tuổi, một cựu nữ vận động viên bơi xuồng quốc tế đã khiến nhiều người không khỏi xúc động và tin vào điều kỳ diệu mà y học hiện đại có thể mang lại.
Catarina Sequeira, 26 tuổi, là một cựu nữ vận động viên bơi xuồng.
Catarina vốn bị mắc bệnh hen từ khi còn nhỏ nhưng không thể điều trị dứt điểm. Lớn lên, Catarina theo đuổi đam mê và trở thành một vận động viên bơi xuồng đầy tài năng, cô từng đại diện quốc gia đi thi các giải đấu quốc tế.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 2018, khi Catarina đang mang thai con đầu lòng ở tuần thứ 19 thì cô bị lên cơn hen và được đưa đi cấp cứu. Sau một thời gian điều trị trong trạng thái hôn mê và không thể qua khỏi, bác sĩ tại Bệnh viện St. John of Porto (Bồ Đào Nha) xác nhận Catarina đã chết não, không còn cách nào cứu chữa nhưng vì nguyện vọng của gia đình là cứu được đứa trẻ còn chưa kịp chào đời trong bụng cô, bác sĩ đã lắp máy hô hấp nhân tạo để giúp thai nhi sống sót trong tử cung mẹ.
Theo BBC, luật pháp Bồ Đào Nha cho phép bệnh viện tìm cách giữ lại thai nhi trong bụng người mẹ đã chết nếu gia đình có nguyện vọng.
Ông Felipe Almeida, đại diện bệnh viện St. John of Porto nói với tờ Observador rằng: “Trở thành một người hiến tặng không chỉ đơn giản là bạn hiến tặng tim, phổi… mà còn có thể là hiến tặng cả cơ thể để một đứa trẻ được sống”.
3 tháng trôi qua trong sự hồi hộp và thấp thỏm lo âu của cả gia đình và bác sĩ, đến ngày 28 tháng 3 mới đây, chỉ một ngày trước ngày dự kiến, các bác sĩ đã quyết định mổ bắt lấy thai cho do tình trạng hô hấp của Catarina đột ngột chuyển biến xấu. Bé trai được đặt tên là Salvador chào đời khỏe mạnh ở tuần thứ 32, nặng 1,7kg.
Bé trai được đặt tên là Salvador chào đời khỏe mạnh ở tuần thứ 32, nặng 1,7kg.
Hiện tại, cậu bé đang được chăm sóc ở bệnh viện nhi và sẽ ở đây trong vòng ít nhất 3 tuần tới. Mẹ của Catarina, bà Fatima Branco, nghẹn ngào nói: “Tôi vừa vui lại vừa buồn. Tôi không hề muốn đón cháu chào đời trong niềm đau đớn mất con gái như thế này nhưng không còn cách nào khác”. Con anh Bruno Sapolo, bố của đứa trẻ thì gọi con trai là “em bé kỳ diệu”.
Ngay sau khi con trai chào đời thì Catarina cũng chính thức ra đi mãi mãi, dù không còn tồn tại trên cõi đời này nhưng cô vẫn để lại cho đời một mầm sống hy vọng, đó chính là bé Salvador. Tang lễ của cô đã được tổ chức vào 2h30 phút chiều 29 tháng 3.
Đây là lần thứ hai trong những năm gần đây, một đứa trẻ được sinh ra từ một người phụ nữ chết não ở Bồ Đào Nha. Trước đó vào năm 2016, một đứa trẻ tên Lourenco cũng đã chào đời ở Lisbon sau khi sống sót sau 15 tuần trong bụng người mẹ chết.
Nguồn: Daily Mail
'BS Phong phát ngôn cá nhân nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến người bệnh'
Theo các chuyên gia, BS Phong chia sẻ việc bệnh nhân khỏi bệnh sau khi đến chùa Ba Vàng là vô căn cứ, có thể khiến một số người lầm lạc, không còn tin vào y học hiện đại.
BS Nguyễn Hồng Phong xuất hiện trong buổi thuyết pháp ở chùa Ba Vàng Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chia sẻ tại buổi thuyết pháp ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), tối 21/3.
Tối 21/3, đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) đã tổ chức buổi pháp thoại được phát trực tiếp trên trang Facebook và website của chùa), có hàng trăm người tham dự.
Trong buổi pháp thoại này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã mời một số phật tử lên chia sẻ. Một trong số đó là anh Nguyễn Hồng Phong. Người này nói mình là bác sĩ (không nói nơi công tác), tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội.
Zing.vn xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm của TS Trương Hồng Sơn Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, về vấn đề này.
Y học thế giới đã phát triển trong nhiều thế kỷ, khởi đầu từ giai đoạn y học tâm linh (Spiritism Medicine). Người châu Âu, người Hy Lạp cổ tin rằng bệnh tật là "sự trừng phạt của thánh thần" và chữa bệnh là một "món quà từ các vị thần". Vào thời kỳ xa xưa đó, nền y học La-Hy mang nhiều tính chất thần thoại. Mỗi khi mắc bệnh, người La Mã đến đền thờ cầu khẩn các vị thần linh: Minerva, Diana, Hygiea,...
Tại vùng Lưỡng Hà và Ai Cập, vào thời kỳ cổ đại, trong khoảng thời gian 3.500-1.500 năm trước Công nguyên đã phát triển nền y học sơ khai. Trong nền y học sơ khai này, siêu nhiên có mặt trong tất cả các khía cạnh bệnh tật và chữa bệnh. Bệnh tật và tai họa đều được gán cho các tác nhân siêu nhiên: thần thánh, ma quỷ...
Trong thời kỳ này, việc chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh đều cần đến ma thuật, cúng kiến, cầu khẩn. Các phù thủy, shaman (người lên đồng), thầy pháp,... là những người đứng ra phù phép, cúng kiến để "chữa bệnh" cho mọi người.
Ở phương Đông, Kinh Vệ Đà có ghi lại những tài liệu được soạn ra trong khoảng 1.500-1.000 trước Công nguyên cho thấy những thầy thuốc, được xem như thần thánh, chiến đấu chống lại ma quỷ, cử hành những nghi thức thần bí chống lại bệnh tật, dịch bệnh.
Y thuật tâm linh là hiện tượng chữa bệnh dựa vào các quyền lực thần bí. Trong thời kỳ này, người ta tin rằng bệnh là do sự quở phạt của thần linh. Khi có bệnh, họ nhờ cậy vào "thầy mo", "thầy cúng", cầu thần linh cho khỏi bệnh.
Y học trong giai đoạn này kém hiệu quả do dựa trên cơ sở mê tín. Vì vậy, trong thời gian dài không có tiến bộ đáng kể. Dần dần nó được thay thế bởi nền y học tiến bộ hơn, hiệu quả hơn, đó là giai đoạn y học kinh nghiệm (Empiric Medicine) rổi chuyển sang giai đoạn y học khoa học (Scientific Medicine) hay y học thực nghiệm (Experimental Medicine).
Ngày nay, y học thế giới đã bước vào giai đoạn y học hiện đại với các nền tảng là y học chứng cứ (Evidence Based Medicine) và y học cá thể hóa (Personalized Medicine). Hiểu về lịch sử của y học thế giới để thấy rằng đã có những bước tiến rất dài về kiến thức, thực hành và quan điểm sai lầm chỉ tồn tại ở cộng đồng kém phát triển, tồn tại nhiều hành vi mê tín, dị đoan.
Dù phát ngôn cá nhân nhưng sẽ ảnh hưởng đến người bệnh
Phát ngôn khuyên bệnh nhân đến chùa Ba Vàng chữa bệnh của bác sĩ Nguyễn Hồng Phong trong buổi pháp thoại tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) tối 21/3 vừa qua, dù anh này đính chính chỉ mang tính cá nhân, nhưng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, rất nhiều bệnh nhân.
Theo TS Trương Hồng Sơn, dù phát ngôn của bác sĩ Nguyễn Hồng Phong mang tính cá nhân nhưng vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Ảnh cắt từ clip.
Những phát ngôn này có thể khiến một số người bệnh lầm lạc, không còn tin vào y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh khoa học nữa. Họ có thể tìm đến các phương pháp chữa bệnh mang tính mê tín dị đoan, truyền miệng, vô căn cứ. Từ đó, có thể bệnh không được chữa khỏi, thậm chí gây ra nhiều biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.
Quy trình làm việc không hợp lý
Trong phần chia sẻ tại buổi pháp thoại ở chùa Ba Vàng, bác sĩ Nguyễn Hồng Phong, nói: "Bệnh nhân của tôi khi chẩn đoán, điều trị theo đúng phác đồ nhưng không thể ra được bệnh, hoặc diễn tiến bất thường. Tôi biết đến pháp hội và khuyên bệnh nhân đến chùa Ba Vàng xem thế nào. Người này đến chùa được thầy dạy về nhân quả, không mê tín gì đến bệnh nhân của tôi. Sau một thời gian biết sám hối, làm cơm chay, quỳ lạy tổ tiên, cha mẹ,... Bệnh nhân đến khám lại, điều thần kỳ đã xảy ra, tôi chỉ dùng 2 liều men tiêu hóa đã ổn định hoàn toàn".
Theo tôi, quy trình làm việc này của bác sĩ Phong là chưa hợp lý.
Thông thường, việc không tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân trong một giai đoạn điều trị là tình trạng có thể xảy ra. Bởi, bệnh tật rất phức tạp, thay đổi khác nhau giữa các cơ thể người, mức độ và tình trạng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài cũng như trong cơ thể.
Trong trường hợp bác sĩ chưa đưa ra được chẩn đoán, ca bệnh này có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp giao ban bệnh viện hoặc các cuộc hội chẩn, để các thầy, đồng nghiệp cùng xem xét và thảo luận. Thông thường, sau cuộc hội chẩn, nguyên nhân gây bệnh sẽ được tìm ra.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nếu sau khi hội chẩn các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và phác đồ điều trị, người bệnh sẽ được chuyển lên các bệnh viên tuyến trên hoặc các bệnh viện chuyên khoa - nơi có các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao hơn và nhiều kinh nghiệm hơn để chẩn đoán và chữa trị.
Tiến sĩ Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: BSCC
Khỏi bệnh sau khi lên chùa là vô căn cứ
Việc sau khi lên chùa "thỉnh vong", sau đó khỏi bệnh, hợp thuốc là vô căn cứ. Từ trước đến nay, tại Việt nam đã có không ít các vụ việc chữa bệnh bằng cách mê tín, thổi, sờ, giẫm, đạp,... đã được báo chí đưa tin là lừa đảo, không có thật. Việc "thỉnh vong" theo tôi cũng là một hiện tượng tương tự như vậy.
Về mặt bệnh lý, để được xác định đúng và đưa ra hướng điều trị phù hợp, bệnh nhân phải được khám và chẩn đoán dựa trên các cơ sở khoa học. Tùy theo từng chuyên khoa sẽ có sự kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và tâm lý liệu pháp. Nhưng dù là phương pháp hay sự kết hợp nào, người bệnh cũng phải tuân thủ theo phác đồ bác sĩ điều trị.
Sự tồn tại của thế giới tâm linh được một bộ phận cộng đồng công nhận và điều đó giúp cân bằng cuộc sống, có nơi nương tựa về mặt tinh thần. Chúng giúp con người làm việc lành, việc thiện, tránh làm điều ác. Nhưng chúng ta cần tránh những việc mê tín, dị đoan, đặc biệt là trong y học vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người.
"Không thể có chuyện bác sĩ "bí" thì khuyên bệnh nhân lên chùa"
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết khi chuẩn đoán phải ra căn nguyên bệnh, hội chẩn, làm xét nghiệm. Đi chùa chỉ phục vụ mục đích cho bệnh nhân an lòng, không thể đưa người bệnh vào đó để chữa bệnh bằng một phương pháp "thần thánh" nào cả.
"Là một bác sĩ phải có trách nhiệm phải tìm cho ra bệnh. Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong nói nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bênh nhờ vào chùa, vậy con số là bao nhiêu? Tại sao không chẩn đoán ra bệnh lại khuyên họ đến chùa?", bác sĩ Khanh bức xúc nói.
Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), về mặt chuyên môn, vị bác sĩ này chưa đủ "tầm".
"Y học hiện nay đang phát triển rất nhiều, nếu chẩn đoán không ra bệnh thì bác sĩ phải hội chẩn với đồng nghiệp, đâu thể nào "bí" thì khuyên bệnh nhân của mình đi chùa chữa. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, bản thân mình là thực thể thì phải can thiệp y học hiện đại, không thể nào cầu nguyện, giải "nghiệp" mà hết được bệnh", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đang có một 'bệnh viện' ở chùa Ba Vàng? Rất nhiều video trên kênh Youtube Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán) xuất hiện người chia sẻ bản thân chữa khỏi bệnh nhờ "biết đến chùa Ba Vàng".
Theo Zing
Em bé chào đời nặng gần 7 kg Chị Joy Buckley lập kỷ lục tại Trung tâm Y tế Arnot Ogden, ngoại ô New York (Mỹ) sau khi hạ sinh con gái Harper nặng 6,9 kg. "Tôi cảm giác như mình bị hai chiếc xe kéo đâm vào", Joy chia sẻ về lúc lâm bồn ngày 12/3. Theo WETM, Harper Buckley là em bé sơ sinh nặng nhất chào đời tại...