‘Người phụ nữ trong tranh’: Góc nhìn khác về Kế Hoàng hậu trong mắt người phương Tây
Khác với những phiên bản truyền hình của Trung Quốc, điện ảnh Pháp đã sản xuất một bộ phim về Kế Hoàng hậu được trình chiếu tại LHP Cannes 2017 với góc nhìn mới lạ hơn.
Trước nay vẫn luôn quan tâm đến câu chuyện của Kế Hậu, bà là Hoàng hậu nhưng đột nhiên thất sủng, lại lựa chọn một hành động thất thường đó là cắt tóc đoạn tuyệt nhưng lại không có một lời giải thích nào thoả đáng. Ngoài tuyệt vọng, cắt tóc đoạn tuyệt có thể còn bao gồm cả sự thức tỉnh và thù hận.
Rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng được xây dựng dựa trên bí ẩn này. Theo đó, các câu chuyện được phát triển theo hướng giải thích cho hành động khó hiểu này. Đa số cho rằng vì cung đấu thất bại, cũng có lý do do rằng đó là sự tuyệt vọng đối với Hoàng thượng.
Poster Người phụ nữ trong tranh.
Đạo diễn Người phụ nữ trong tranh đã nhìn thấy một bức chân dung của Hoàng hậu thời nhà Thanh trong viện bảo tàng tạo nên chính giai thoại lịch sử bí ẩn này. Bộ phim điện ảnh cung đình này không hề có bất kỳ yếu tố cung đấu nào, con người Kế hậu vô cùng lương thiện đơn giản, bà đối xử với hạ nhân cũng rất hoà nhã, bà là người yêu ghét vui buồn rõ ràng, không hề có tâm địa ác độc nào. Không chỉ có thế, bà còn là một người phụ nữ có nội tâm vừa mềm yếu vừa nhạy cảm. Kỳ thực thì đây giống như một bộ phim phản ánh tâm lý của Kế hậu ( Phạm Băng Băng thủ vai) khi nội tâm dần dần sụp đổ.
Từ hư không ban đầu, đến kiệt sức, đau khổ rồi những ghen tuông liên tiếp, sự giận giữ và phẫn nộ, khi nội tâm sắp sụp đổ chỉ còn một tia hi vọng mong manh đó là dựa vào bức chân dung trong khung để giành lại sự sủng ái. Dùng cách này thực sự rất khó có thể tranh sủng, nhưng bà lại không hiểu cảm xúc đó và cũng không biết sử dụng sự quyến rũ của phụ nữ. Bà cố chấp cho rằng mình có thể thay thế Tiên Hoàng hậu, giành được tình yêu mà Tiên Hoàng hậu đã từng có được, thế nên bà đã bắt chước Tiên Hoàng hậu, bao gồm cả bức chân dung này cũng vậy.
Nhưng có một điều ngoài ý muốn đã xảy ra trong quá trình vẽ tranh. Lần đầu tiên bà được người khác ngưỡng mộ, vẻ đẹp của bà, vẻ đáng yêu của bà, cả sự tò mò và sùng bái của bà. Người hoạ sĩ ( Melvil Poupaud thủ vai) vẽ tranh ngưỡng mộ bà từ nội tâm đến ngoại hình. Sự tương tác giữa họ vô cùng đáng yêu, có thể nói người hoạ sĩ đã mở được rất nhiều nút thắt trong lòng bà (chẳng hạn như thay vì đi ghen tuông với các phi tần khác chi bằng thưởng thức cái đẹp, và như thế bà cũng không cần phải đau đáu trong lòng nữa).
Video đang HOT
Trong cuộc nói chuyện, họ nhắc đến sự khác biệt giữa văn hoá phương tây và Trung Quốc, nhắc đến sự khác nhau giữa quyền uy của Thiên tử và Thiên chủ, sự khác nhau giữa mỹ thuật phương Đông và phương Tây, bọn họ còn nhắc về “yêu”. Một Hoàng hậu nương nương sống trong hậu cung quá lâu, lúc này thế giới của bà như được mở ra. Hơn nữa, giữa họ còn nảy sinh một kiểu giao lưu vô cùng kỳ lạ, vị Hoàng hậu đáng thương khi gặp người khiến mình rung động nhưng lại không hiểu được đó chính là tình yêu, bà chỉ có thể đó là một thứ cảm xúc vô cùng “kỳ lạ”. Vốn dĩ là một người đàn bà u sầu đau khổ, bà cảm thấy mình như sống lại một lần nữa và có một sự trải nghiệm vô cùng dịu dàng đối với tất cả vạn vật trên thế giới.
Có một cuộc đối thoại bằng tiếng Pháp trong giáo đường, người hoạ sĩ đã nói với Linh mục rằng ông cảm thấy mình giống như bị tra tấn sâu sắc, ông quá si mê với bức chân dung ấy và cũng vô cùng nhạy cảm với nó. Ông cảm thấy mình giống như đang lạc lối, nhưng không biết rằng bản thân mình đang lạc lối với người phụ nữ này hay với bức chân dung kia.
Tôi nhớ lại những lời thánh Augustino đã từng nói, trái tim tôi sẽ luôn đau khổ cho tới khi nó được yên nghỉ trước Thượng đế.
Đáng tiếc quãng thời gian tươi đẹp lại quá ngắn ngủi. Họ không ngừng bị hấp dẫn bởi đối phương, dần dần mất kiểm soát và bối rối với nhau. Thứ tình cảm vừa mới chớm nở còn chưa có chỗ cho nó phát triển thì tình hình lại ngay lập tức quay trở lại như cũ, mọi thứ lại trở nên ảm đạm và bí ẩn. Tấm ảnh bìa là một cảnh mà tôi vô cùng thích, nó giống như một cơn ác mộng, hoa văn trên cổ tay có một chút giống với phong cách của Keith Haring, đôi mắt sau khi trang điểm trông giống như đang rơi lệ.
Cuối cùng thì bức chân dung này đã làm cho Hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, ánh mắt dịu dàng như nước đó có lẽ bản thân Hoàng đế cũng chưa từng thấy bao giờ. Ông không có tình cảm với Kế hậu, Kế hậu đối với ông cũng luôn căng thẳng, dè dặt và sợ hãi. Với Kế hậu mà nói, bức chân dung ấy không đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu, ngược lại nó khiến cho Hoàng thượng ( Hoàng Giác thủ vai) càng căm ghét mình hơn, người hoạ sĩ cũng bị bắt ra chiến trường, thế giới của bà hoàn toàn không còn ánh sáng nữa. Cuối cùng bà đến Viên Minh Viên, trong sự thức tỉnh và tuyệt vọng, bà đã tự cắt tóc của chính mình.
Trailer phim
Phượng Nguyễn
Đỏ mặt với cảnh ân ái của Châu Tấn, không còn nhận ra Nhàn Phi của "Như Ý truyện"
Châu Tấn và Hoàng Giác vừa có cảnh nóng gây đỏ mặt trong bộ phim "Cô ấy không hoàn hảo".
Bộ phim Cô ấy không hoàn hảo do Châu Tấn - Huệ Anh Hồng - Triệu Nhã Chi đóng chính vừa khép lại với chuỗi những diễn biến hấp dẫn.
Trước khi đi đến đại kết cục, Lâm Tự Chi (Châu Tấn) và Điền Phóng (Hoàng Giác) đã khiến khán giả đỏ mặt với cảnh giường chiếu nặng đô.
Cảnh quay này bắt đầu khi Lâm Tự Chi vì nhớ lại quá khứ đau thương mà rơi vào trạng thái u uất. Điền Phóng đã đưa cô về nhà rồi chăm sóc, vỗ về.
Vào thời điểm Lâm Tự Chi yếu lòng nhất, cô đã ngủ cùng Điền Phóng. Về phần Điền Phóng, anh thực sự là người đàn ông tốt, yêu thương Lâm Tự Chi hết lòng.
Cảnh quay Điền Phóng - Lâm Tự Chi làm tình trong mớ cảm xúc hỗn độn thực sự khiến khán giả xót xa. 1 người thì cố tìm ai đó để bám víu cảm xúc, giữ cho bản thân không rơi vào mê cung tăm tối còn người kia thì vươn tay bảo vệ cô gái mình yêu nhưng chưa chắc tình cảm được đáp đền.
Điền Phóng và Lâm Tự Chi đã chính thức ngủ với nhau.
Sau khi làm tình, Điền Phóng hỏi Lâm Tự Chi rằng có phải qua ngày mai cô sẽ bỏ đi không, Lâm Tự Chi đáp rằng đúng là như thế. Tiếp đến, Điền Phóng ôm cô thật chặt rồi bảo đã biết yêu là thế nào. Nhưng Lâm Tự Chi đã lạnh lùng từ chối. Với cô, đêm ân ái vừa qua dường như chẳng có chút giá trị nào. Lâm Tự Chi nói với Điền Phóng: Yêu 1 ai đó chắc là cảm giác rất thích nhưng xin anh đừng yêu người như cô.
Lâm Tự Chi cho rằng Điền Phóng không nên yêu người như cô.
Chua xót và hụt hẫng cho cả 2 nhân vật!
Với Cô ấy không hoàn hảo, Châu Tấn vào vai Lâm Tự Chi - người phụ nữ vì bị mẹ ruột bỏ rơi trong quá khứ mà luôn bị ám ảnh về tình thương gia đình.
Châu Tấn trong vai Lâm Tự Chi.
Số phận đẩy đưa khiến Lâm Tự Chi gặp được Mục Liên Sinh - cô bé 7 tuổi vô cùng đáng thương vì chịu cảnh bị bố dượng bạo hành. Từ sự đồng cảm chân thành, Lâm Tự Chi đã dang rộng đôi tay chở che cho Liên Sinh.
Sau khi cứu thoát cô bé khỏi trận hỏa hoạn kinh hoàng, Lâm Tự Chi nhận nuôi Liên Sinh và đặt cho cô bé cái tên mới là Tiểu Âu.
Su
Phận là nữ phụ đam mỹ nhưng thần thái Xa Thi Mạn ở Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng ăn đứt Nhàn Phi năm nào Xét cả về nhan sắc lẫn thần thái, hình ảnh của nàng Phạm Tương Nhi (Xa Thi Mạn) trong Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng đều được giới chuyên môn lẫn khán giả đánh giá cao. Sau thành công của Diên Hi Công Lược, Xa Thi Mạn đã trở lại màn ảnh nhỏ trong tác phẩm mới nhất do nhà biên...