Người phụ nữ Triều Tiên khao khát trở về quê hương
Hàng chục nghìn người đã rời khỏi Triều Tiên kể từ nạn đói cuối những năm 1990 nhưng chỉ có vài người muốn quay về quê hương, và Kim Ryon Hui là một trong số đó.
Kim Ryon Hui đang mắc kẹt ở Hàn Quốc mà không biết bao giờ mới được trở lại quê hương. Ảnh: CNN
Kim Ryon Hui từng là thợ may ở Bình Nhưỡng nhưng hiện bị kẹt ở Hàn Quốc mà không biết bao giờ mới được trở lại quê hương.
Trước khi rời Triều Tiên vào năm 2011, Kim có một cuộc sống tương đối khá giả so với mặt bằng chung ở Triều Tiên. Chồng cô là một bác sĩ và gia đình cô gần đây còn được nhà nước cấp cho một căn hộ lớn.
4 năm trước, Kim tới Trung Quốc thăm người thân và điều trị bệnh gan. Cô từng nằm viện 6 tháng tại Triều Tiên và nghe mọi người nói rằng các bác sĩ Trung Quốc chữa bệnh tốt hơn. Cô nghĩ rằng bệnh nhân cũng sẽ được miễn viện phí giống như tại Triều Tiên, nơi nhà nước bao cấp hầu như mọi thứ từ nhà ở, dịch vụ y tế đến việc học lên.
Nhưng khi tới Trung Quốc, Kim mới biết rằng mình không đủ chi phí chữa bệnh.
“Phải điều trị trong hoàn cảnh đó là một gánh nặng đối với tôi. Tôi không thể hỏi vay tiền của họ hàng”, cô nói.
Sau đó, Kim đi làm cho một nhà hàng ở thành phố Thẩm Dương nhưng đồng lương ít ỏi không đủ để cô trả tiền chữa bệnh. Các bác sĩ Trung Quốc đều muốn được trả tiền trước.
“Một người môi giới nói với tôi rằng nhiều người Trung Quốc đã tới Hàn Quốc và kiếm được rất nhiều tiền. Hàng xóm của anh ta cũng đã sang Hàn Quốc hai tháng”, cô kể. “Tôi nghĩ mình phải hồi phục hoàn toàn trước khi quay về với cha mẹ. Tôi muốn về nhà trong tình trạng khỏe mạnh nên tôi đã đồng ý sang Hàn Quốc trong hai tháng để kiếm tiền chữa bệnh”.
Vượt biên tới Hàn Quốc
Giờ đây đối với Kim, đó là một quyết định vô cùng dại dột.
Cô được đưa đi cùng một nhóm người đào tẩu sang Hàn Quốc, nhưng trước khi đến nơi, cô đã suy nghĩ lại. Kim cho hay cô không nhận ra rằng một khi đã ký vào giấy tờ từ bỏ quốc tịch Triều Tiên, cô sẽ không bao giờ có thể trở lại quê nhà.
“Tôi nói với họ rằng tôi không biết điều đó và muốn bỏ trốn. Nhưng kẻ môi giới đã lấy hộ chiếu của tôi và không trả lại nó”, Kim kể. “Những người khác cùng chuyến đi nói rằng nếu tôi bỏ trốn và bị bắt, họ cũng sẽ bị liên lụy. Vì không có hộ chiếu, tôi buộc phải đi theo họ và cuối cùng tới Hàn Quốc”.
Ngay khi tới Hàn Quốc, Kim bắt đầu yêu cầu được đưa về lại Triều Tiên. Nhưng ở Hàn Quốc, điều đó không hề đơn giản. Hàn Quốc có những quy ước về tiếp nhận người Triều Tiên nhưng sẽ là trái phép nếu họ muốn trở về.
Video đang HOT
Không lối về
Cô Kim lắng nghe những gửi gắm của chồng và con ở quê nhà qua video. Ảnh:CNN
Để được thả khỏi một trung tâm nhập cảnh của Hàn Quốc, Kim phải ký giấy cam kết tuân theo luật pháp và trở thành công dân nước này.
Cô sau đó cố gắng tìm lại kẻ buôn người, gọi điện nhiều lần tới sứ quán Triều Tiên ở Thẩm Dương, và thậm chí sử dụng một biện pháp mà giờ cô cho là ngu ngốc. Cô đã giả vờ là gián điệp của Triều Tiên để bị trục xuất. Nhưng Hàn Quốc đã không trục xuất gián điệp mà thay vào đó bắt giam họ.
Vì vậy sau khi đầu thú với cảnh sát, Kim bị kết án hai năm tù tội dùng hộ chiếu giả và hoạt động gián điệp. Án tù đã bị đình chỉ vào tháng 4 vừa qua, hiện giờ cô được tạm tha nhưng bị giám sát chặt chẽ. Lý lịch tội phạm khiến việc ra khỏi Hàn Quốc một cách hợp pháp càng trở nên bất khả thi với Kim.
“Tôi đã lựa chọn sai lầm, mong muốn kiếm tiền để chữa bệnh đã đẩy tôi vào tình cảnh tồi tệ nhất trong đời. Tôi cảm thấy rất hối hận và xin lỗi vì đã khiến cho cha mẹ, chồng và con gái tôi phải đau khổ”, cô nói.
Kim giờ đây kẹt lại ở Hàn Quốc với công việc điều khiển máy móc trong một nhà máy tái chế mà không có lựa chọn nào khác.
“Tôi sống ở Daegu và vẫn tiếp tục điều trị thường xuyên ở bệnh viện”, cô cho biết.
Dù sức khỏe đã tiến triển tốt, đối với cô, nỗi đau tinh thần là không thể chịu đựng. Cánh tay của cô đầy những vết sẹo do tự tử bất thành.
Thông điệp vượt biên giới
Tại Bình Nhưỡng, Ri Gyon Gum, con gái của Kim, nay đã 21 tuổi. Ri đã không gặp lại mẹ từ năm 17 tuổi.
“Vì sao? Tại sao mẹ tôi không thể về?”, Ri vừa khóc vừa hỏi. “Vì sao chúng tôi phải chịu đựng những điều này? Vì sao họ lại giữ bà ấy lại, dù bà ấy muốn trở về, sao không cho bà ấy đi? Mẹ tôi có gia đình, chồng và con gái ở đây, một người con rất nhớ mẹ mình, một người chồng rất nhớ vợ. Họ không có trái tim hay sao?”.
Chồng của Kim, ông Ri Gum Ryong, vừa khóc vừa ghi hình một thông điệp cho vợ mình.
“Gửi tới vợ tôi ở Hàn Quốc, đừng quên rằng ở đây em có bố mẹ, chồng và con gái. Hãy chiến đấu đến cùng”, ông nói. “Vợ tôi cũng như gia đình tôi đang chiến đấu. Chúng tôi sẽ luôn bên nhau để cô ấy có thể trở về. Không bao giờ ngừng chiến đấu”.
Ở Hàn Quốc, Kim ôm mặt bật khóc khi xem đoạn video của chồng và con. Đó là lần đầu tiên cô được nhìn thấy gia đình trong 4 năm qua.
“Sao lại ra nông nỗi này? Tôi phải làm gì bây giờ?”, cô khóc.
Chồng con của cô Kim khóc khi xem video mà cô quay tại Hàn Quốc. Ảnh: CNN
Kim cũng ghi hình một lời xin lỗi đẫm nước mắt gửi tới gia đình, nói với họ rằng các bác sỹ đang chăm sóc cô rất tốt, cô sẽ không bao giờ quên họ cũng như đất nước Triều Tiên, và hứa sẽ làm mọi thứ có thể để trở về nhà.
“Em sẽ trở về. Một lúc nào đó em sẽ về. Hãy chờ tới khi em trở về”, cô nói.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, luật pháp không cho phép họ giúp gia đình của Kim đoàn tụ. Họ giống như hàng nghìn gia đình đang bị chia cắt do quan hệ thù địch giữa liên Triều hàng thập kỷ qua.
Khi được xem đoạn video về lời xin lỗi của mẹ, con gái của Kim cũng rơi lệ giống như mẹ cô. Người mẹ trong khung hình và con gái đang theo dõi đều khóc nức nở. Họ không nói gì. Chỉ có những trái tim tan vỡ.
Tuấn Vũ
Theo CNN
Mỹ trao trả nghi phạm tham nhũng cho Trung Quốc
Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ trong tháng 9 này, nghi phạm tham nhũng nằm trong danh sách "bị truy nã gay gao nhất" của Bắc Kinh, đã bỏ trốn tới Mỹ từ năm 2001 bị Washington trao trả về Trung Quốc.
Theo BBC, đây là lần đầu tiên môt nghi phạm tham nhũng bị chính quyền Bắc Kinh truy nã bỏ trốn sang Mỹ từ năm 2001 bị dẫn độ về Trung Quốc.
Nghi phạm nói trên là ông Dương Tiến Quân (sinh năm 1958), cựu giám đốc công ty Minghe ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ông Dương bị truy nã vì tôi "đưa hối lô" và "tham nhũng", theo một tuyên bố của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI).
Ông Dương Tiến Quân (giữa) bị còng tay áp tải về Mỹ
Ông Dương đã trốn sang Mỹ năm 2001 và sống ở đây 14 năm. Ông này đứng đầu danh sách 100 nghi phạm tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài đang bị Bắc Kinh truy nã.
Danh sách trên nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Lưới Trời (Sky Net)", nhằm dẫn độ các cựu quan chức và doanh nhân tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài về Trung Quốc để xét xử.
Ông Dương là em trai của bà Yang Xiuzhu, cựu phó thị trưởng của thành phố Ôn Châu. Người chị gái của ông Dương cũng bị liệt vào danh sách Sky Net và cũng trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2003. Bà này bị cáo buộc biển thủ công quỹ hơn 40 triệu USD.
Trung Quốc đã công bố danh sách Sky Net gồm 100 người và yêu cầu Interpol hỗ trợ truy bắt hồi tháng 4 năm nay.
Trong số này, khoảng 40 nghi phạm đang sống tại Mỹ. Số còn lại định cư ở Canada, New Zealand, Singapore và môt số nước khác.
Họ phần lớn là các quan chức cấp cao hoăc lãnh đạo các công ty nhà nước, song cũng có cả những kế toán, doanh nhân.
Lâu nay, Mỹ tỏ ra thờ ơ trong việc hồi hương các nghi phạm Trung Quốc. Hai nước không ký hiệp ước dẫn độ nào. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua nhấn mạnh, ông Dương là người thứ 2 trong danh sách Sky Net bị hồi hương và là người đầu tiên bị dẫn độ về Trung Quốc từ Mỹ.
Ông Dương đáp xuống sân bay thành phố Ôn Châu, Trung Quốc sau khi bị dẫn độ về từ Mỹ.
(CCDI) cũng ca ngợi, việc Washington đồng ý hồi hương ông Dương là một "tiến bộ lớn" trong quan hệ giữa chính quyền Washington và Bắc Kinh.
"Việc hồi hương ông Dương đánh dấu sự tiến bộ lớn trong việc hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật Trung - Mỹ, đóng vai trò là đòn bẩy cho sự hợp tác cao hơn nữa trong lĩnh vực này", tuyên bố của CCDI viết.
Trong một bức ảnh được công bố trên các phương tiện truyền thông, ông Dương bị còng tay và có hai cảnh sát Trung Quốc đi kèm ông này tại một sân bay không xác định.
Trước đó, trong môt chiến dịch khác mang tên là "Săn Cáo" (Fox Hunt), Trung Quốc đã bắt được về 680 nghi phạm bỏ trốn ra nước ngoài.
Theo báo South China Morning Post có trụ sở ở Hong Kong, hiện Bắc Kinh đang đăc biêt muốn Washington hồi hương ông Lênh Hoàn Thành, em trai của ông Lênh Kế Hoạch, từng là trợ lý cho cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, vốn đã bị bắt vì tội tham nhũng.
Sự kiện ông Dương Tiến Quân bị dẫn độ về Trung Quốc từ Mỹ diễn ra trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tâp Cân Bình tới Washington.
Ông Tâp dự kiến sẽ hạ cánh xuống Seattle ngày 22.9 trước khi bay tới Washington để hôi kiến với Tổng thống Barack Obama. Sau đó, ông sẽ đến New York dự cuôc họp của Đại hôi đồng Liên Hợp Quốc.
Theo Danviet
Mỹ buộc nghi phạm tham nhũng Trung Quốc hồi hương Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc (CCDI) xác nhận phía Mỹ đã buộc nghi phạm tham nhũng Yang Jinjun hồi hương. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc (CCDI) xác nhận phía Mỹ đã buộc nghi phạm tham nhũng Yang Jinjun hồi hương. CCDI thông báo trên trang chủ của cơ quan này hôm...