Người phụ nữ thông minh sẽ biết hy sinh đúng hoàn cảnh
Đàn ông luôn thích mẫu phụ nữ biết hy sinh. Nhưng hy sinh cũng phải tùy hoàn cảnh, đúng thời điểm. Người phụ nữ thông minh sẽ biết cách hy sinh bao nhiêu là đủ. Bởi vì ở đời, cái gì thừa mứa quá cũng thành lãng phí.
Có câu chuyện vui rằng: Trên chiếc thuyền nhỏ có bốn người trong một gia đình: vợ, chồng, bố chồng và đứa con trai. Thuyền ra giữa dòng, bỗng gặp sóng to gió lớn, có nguy cơ sẽ chìm. Giải pháp duy nhất lúc này là phải có một người nhảy xuống nước để thuyền nhẹ bớt, những người còn lại mới có cơ may thoát chết. Vấn đề ở chỗ, ai sẽ là người chịu hy sinh bản thân?
Đứa con trai – dù là một đứa trẻ hay là chàng thanh niên lớn tướng, ngay từ đầu đã đương nhiên bị loại khỏi sự cân nhắc. Vì dù sao, nó cũng là cục vàng, là niềm hy vọng của cả nhà. Nó còn có trách nhiệm nối dõi tông đường.
Ông bố ư? Đương nhiên ông sẽ vui lòng hy sinh vì con cháu. Vì ông nghĩ ông sống đã đủ, hy sinh là phải. Chẳng lẽ để kẻ đầu bạc khóc kẻ tóc xanh? Nhưng con trai và con dâu sẽ không để ông làm vậy.
Người chồng là trụ cột, là cây tùng cây bách. Chuyện nguy hiểm khó khăn anh ta phải gánh vác. Nhưng tôi cam đoan có phân nửa đàn ông sẽ phải cân nhắc. Mình chết, liệu vợ có nuôi cha, nuôi con cái đàng hoàng? Rồi còn sự nghiệp của mình, đống tiền dành dụm, chiếc xe mới cáu vừa mua… Sự dùng dằng của anh ta sẽ mất khá nhiều thời gian.
Trách nhiệm nhảy xuống nước, đến 98% nhân loại sẽ nghĩ thuộc về người vợ. Đáng buồn thay, người vợ nào cũng nghĩ vậy. Bởi vì phụ nữ là phải hy sinh vì chồng con. Sự hy sinh ấy luôn được ca ngợi, tôn vinh, đến mức trở thành thước đo phẩm hạnh của phụ nữ.
Video đang HOT
Anh Hai tôi may mắn cưới được chị dâu hiền lành, vén khéo. Mấy năm mới cưới, anh chị rất khó khăn. Ba má tôi nghèo nên cũng không giúp được nhiều. Để đủ chi tiêu, chị Hai phải tằn tiện từng đồng. Khoảng thời gian chị đi học thêm nghiệp vụ, anh luôn về muộn nên chiều nào cả nhà cũng phải ăn cơm hộp. Chị chỉ mua hai hộp cơm cho hai cha con, còn chị thì hấp cơm nguội, ăn với mấy thứ xương xẩu cu Bi bỏ ra. Anh Hai tôi nhìn thấy, xót quá, anh giành đĩa cơm nguội của chị.Chuyện vui vậy thôi, nhưng ngoài đời thì sao? Tôi tin trong hoàn cảnh đó, các chị không cần suy tới tính lui, lập tức sẽ nhảy ùm xuống nước. Chị làm vậy là vì thương chồng con, vì cả bổn phận và trách nhiệm. Người chồng, sau một thời gian thương khóc vợ, anh ta sẽ cưới vợ mới. Nhưng không sao, chị sống mãi trong ký ức của chồng với hình ảnh lung linh là được. Phụ nữ mình là vậy, đáng thương gì đâu!
Chị kể với tôi: “Thấy anh Hai em ăn cơm nguội mà chị nuốt đĩa cơm không trôi. Thương lắm. Đàn ông, có mấy người được vậy”. Tôi rưng rưng. Đàn bà, chỉ cần chồng chịu ngó xuống mình một chút, đã cảm động nghẹn ngào. Dẫu nước sôi lửa bỏng cũng nhảy vào, huống chi là chuyện nhịn ăn nhịn mặc hay đau ốm giùm.
Chuyện vợ lui về phía sau chồng, chấp nhận gánh vác con cái, nhà cửa, cơm nước… nhiều ông chồng mặc nhiên xem đó là trách nhiệm của phụ nữ, chẳng có gì phải kêu ca, oán than. Đến lúc cơm không lành, canh không ngọt, phải lôi nhau ra tòa, tài sản, chồng luôn giành phần hơn, phủi bỏ mọi công sức đóng góp của vợ. Vì “bả chỉ ở nhà nấu cơm, có làm ra được cắc bạc nào đâu mà đòi chia”. Sự hy sinh của các chị, gặp phải ông chồng kiểu này coi như vô ích.
Tôi luôn tán thành phụ nữ hy sinh vì chồng con, nhưng cũng phải… coi mặt mũi ông chồng có đáng không. Và trong hoàn cảnh đó có thích hợp không?
Khi anh chị Hai tôi đã khấm khá, anh lôi chị ra cửa hàng, chọn giúp chị quần áo, son phấn. Lúc đầu chị rất e dè. Chị cứ sợ mới ngóc đầu lên đã hoang phí thì mọi thứ sẽ về con số không. Tôi dọa: “Anh Hai bây giờ làm phó giám đốc, ra đường rất nhiều gái đẹp vây quanh. Chị ăn mặc lùi xùi là mất chồng như chơi”. Chị hoảng, từ đó mới chịu chăm chút bản thân.
Nhiều người oán trách chồng khi khấm khá đã quên hết những ngày vợ chồng mắm muối có nhau, vội phụ rẫy vợ để chạy theo mấy cô trẻ đẹp. Đôi khi, lỗi lại là ở chính những người vợ không chịu thay đổi bản thân, cứ lẹt đẹt phía sau mà không chịu dấn bước ngang cùng chồng. Sự hy sinh của vợ lúc này, đối với chồng chỉ là ngu muội.
Tôi tin đàn ông luôn thích mẫu phụ nữ biết hy sinh. Nhưng hy sinh cũng phải tùy hoàn cảnh, đúng thời điểm. Người phụ nữ thông minh sẽ biết cách hy sinh bao nhiêu là đủ. Bởi vì ở đời, cái gì thừa mứa quá cũng thành lãng phí. Mà đã là đồ thừa, thì có mấy ai xem trọng.
Theo Phunuonline
Bạn gái bất ngờ hủy hôn ngay khi về thăm gia đình tôi
Mọi người ai cũng nói tôi mà lấy được em chẳng khác nào"chuột sa chĩnh gạo", tôi đã từng vui, hi vọng và mơ tưởng về điều đó. Nhưng chỉ sau một chuyến về thăm nhà, mọi thứ trước mắt tôi như sụp đổ, tình yêu đẹp mà tôi ấp ủ bấy lâu bỗng chốc hóa thành hư vô và em nhất quyết từ hôn với tôi.
Tôi là một chàng trai tỉnh lẻ, năm nay 30 tuổi, có công việc và thu nhập ổn định ở thủ đô. Vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó nên tôi hiểu chỉ có học hành mới giúp mình thoát khỏi cái nghèo truyền kiếp. Chính vì vậy, dù khó khăn tôi vẫn luôn phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Có lẽ người yêu cảm mến tôi cũng chỉ vì học hành giỏi giang, hiền lành lại có chí phấn đấu, chứ tuyệt nhiên, ngắm vào gia thế của tôi chẳng ai ưng nổi. Gia đình tôi ba bốn đời chỉ làm nghề nông, cuộc sống chưa ai thoát ra khỏi "lũy tre làng". Chỉ duy nhất tôi được học hành, được lên thành phố. Không những nghèo truyền kiếp mà hai anh trai tôi đường con cái cũng khó khăn, mỗi gia đình có hai cháu nhưng cháu trai đều mang dị tật bẩm sinh. Bản thân tôi cũng có một em gái tật nguyền. Vì lẽ đó mà ở quê bố mẹ cũng dạm cho tôi mấy đám, ai cũng ca ngợi, cảm phục tôi nhưng tuyệt nhiên chẳng ai dám nhận lời làm vợ tôi cả. Họ sợ rằng, gia đình tôi có gien di truyền sinh con dị tật. Không ai nói ra nhưng trong gia đình tôi ai cũng canh cánh nỗi lo như vậy.
Nói về người yêu tôi, em có vóc dáng ưa nhìn, khuôn mặt thanh tú, học hành cũng giỏi giang và điều kiện gia đình khá. Em lại là gái Hà Nội. Khỏi phải nói với những ưu thế như vậy nên em có biết bao chàng trai theo đuổi. Thật may, trong số những người đó thì em lại chọn tôi. Đến giờ tôi cũng không hiểu, tôi có ưu điểm gì để em yêu nhiều đến vậy. Nhiều lần tôi hỏi thì em chỉ nói "nếu lý giải được thì đâu gọi là tình yêu".
Gia đình em, ban đầu thấy tôi nhà quê không ưng lắm nhưng qua tiếp xúc và biết được nghị lực, chí phấn đấu của tôi thì dần chấp nhận. Bố mẹ em luôn nói với tôi, không quan trọng điểm xuất phát là gì, quan trọng mình biết tận dụng ưu thế của mình để tạo dựng cuộc sống. Khi chúng tôi yêu nhau được 1 năm, khi đó em 26 tuổi, gia đình em đồng ý cho bố mẹ tôi qua nhà nói chuyện người lớn. Hai gia đình đã chọn ngày giờ đẹp để chúng tôi tổ chức hôn lễ, đó là một ngày đầu năm âm lịch, cách đây không đầy 2 tháng nữa. Mà bố mẹ và em chưa hề về quê tôi một lần. Tôi cũng ngạc nhiên vì điều đó, nhưng gia đình em giải thích, không câu nệ giàu nghèo, quan trọng là tin tưởng vào nhân cách đạo đức và con người của tôi. Chỉ cần biết bố mẹ tôi và cách họ vượt qua khổ sở nuôi tôi học thành tài là quá đủ rồi. Dù hơi trái lẽ thường nhưng tôi luôn mừng vui và thầm cảm ơn vì điều đó. Gia đình tôi ai ai cũng nói tôi lấy được em chẳng khác nào"chuột sa chĩnh gạo", tôi đã từng vui, hi vọng và mơ tưởng về điều đó. Nhưng chỉ sau một chuyến về thăm nơi tôi sinh ra, mọi thứ trước mắt tôi sụp đổ, tình yêu đẹp mà tôi ấp ủ bấy lâu bỗng chốc hóa thành hư vô khi em nhất quyết từ hôn với tôi.
Vào dịp nghỉ lễ tết dương lịch, tôi đưa em về ra mắt họ hàng và để em biết nơi mình sẽ về làm dâu ra sao. Chúng tôi xin nghỉ phép trước 2 ngày để về quê, lúc đầu em hồ hởi, chuẩn bị, sắp xếp đồ đạc rồi cũng bối rối hồi hộp như tất thảy các cô gái về ra mắt nhà người yêu. Sự luấn quấn, líu ríu của em làm tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Suốt quãng đường về quê xa xôi em cũng nói với tôi biết bao dự định, ấp ủ cho tương lai của hai đứa. Nhưng mọi thứ như bay biến khi em đặt chân đến nhà tôi. Vì thông báo sẽ đưa em về trước nên hai anh trai của tôi đưa chị và các cháu qua nhà bố mẹ, định làm bữa cơm, cả gia đình để đón em dâu tương lai. Trước mặt em là căn nhà cũ, lụp xụp, thấp bé, tôi chỉ cho em và nói "nhà mình đấy", em mắt tròn mắt dẹt hỏi "bé và thấp vậy sao" tôi gật đầu thì em bước vào. Em lễ phép chào mọi người, rồi chia quà cho các cháu. Khi nhìn thấy 2 đứa cháu tật nguyền của tôi, có vẻ em cảm thấy hụt hẫng, chênh vênh gì đó. Em đưa quà cho 2 cháu mà chẳng thèm nói, cười một lời. Tôi nhận ra ngay sự thất vọng, hụt hẫng, trong mắt em. Rồi khi đưa em vào thăm em gái tôi, dù 20 tuổi nhưng em tôi cũng nằm một chỗ, thân hình như một đứa trẻ lên 5. Dù không nói được nhưng em tôi hiểu và nhận thức được mọi điều. Em nhìn chị dâu tương lai nhoẻn miệng cười, còn người yêu tôi như bị sốc, đứng sững lại, chếnh choáng. Tôi phải nắm chặt tay để em khỏi ngã. Mọi thủ tục chào hỏi đã xong, khi tôi đưa em ra giếng rửa mặt, em tỏ ý trách tôi dấu em mọi chuyện. Tôi mới ngớ người nhận ra mình chỉ nói có 2 anh trai và 1 em gái, chưa từng kể chi tiết về gia đình mình. Tôi nói giờ biết rồi, em tính sao. Em cho rằng tôi cố ý che dấu hoàn cảnh thực tế gia đình. Tôi không muốn tranh cãi nhiều với em, bởi lẽ tôi và bố mẹ có lời mời gia đình em về thăm nhà nhưng mọi người từ chối, chứ tuyệt nhiên không có ý dấu giếm. Em đùng đùng đòi bỏ về thành phố, em nói ghê sợ gia đình tôi "anh nhìn xem, các cháu anh, em gái anh như quái vật. Em bị sốc, em chưa chuẩn bị tinh thần cho điều này". Tôi bị hẫng vì thái độ, cách cư xử của em. Tôi cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng. Cho dù, người thân của tôi không bình thường như người khác nhưng tôi luôn yêu thương trân trọng họ. Thực lòng chưa khi nào tôi kỳ thị, hay thái độ với em gái và các cháu chỉ thấy yêu thương họ nhiều hơn khi họ không được bình thường. Tôi ghét những ai xúc phạm tới em gái, các cháu tôi. Em cũng không ngoại lệ. Tôi nói nếu em không muốn gần gũi họ thì về đi, gia đình tôi có vậy thôi nhưng họ là tất cả với tôi. Bị tôi to tiếng và đuổi nên em tự ái, bỏ về thành phố ngay lập tức. Bố mẹ và các anh nói tôi đuổi theo, đưa em về nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi nghĩ đơn giản, nếu em yêu và muốn làm vợ tôi thì phải chấp nhận gia đình tôi, yêu thương họ chân thành. Em không có sự đồng cảm, thì không bao giờ hòa đồng với anh em, các cháu của tôi cả. Tôi mặc kệ em bỏ về một mình.
Tối hôm đó, tôi có gọi điện hỏi em về đến nơi chưa thì bố mẹ em có ý trách tôi dấu giếm hoàn cảnh thực, tôi im lặng, họ cũng im lặng. Sau 2 ngày, cũng chính là tết dương lịch, em gọi điện cho tôi nói muốn chia tay, rồi bố mẹ em cũng gọi điện xin lỗi bố mẹ tôi không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này. Dù không ai nói ra lý do, nhưng tôi và gia đình hiểu, em và bố mẹ em sợ những đứa con của tôi sau này có thể giống em gái và các cháu tôi.
Dù phần nào thông cảm cho quyết định của người yêu nhưng sâu thẳm lòng tôi vẫn có nỗi buồn không nói thành lời. Tôi đã yêu em rất nhiều, đã hi vọng, ấp ủ ước mơ về cuộc sống hạnh phúc cùng em. Tôi cũng tự trách mình, đã không nói cụ thể với em từ đầu, đẩy em vào thế khó xử. Chắc hẳn em cũng đau buồn lắm khi đưa ra quyết định vậy. Bởi tôi biết, tình cảm em dành cho tôi thế nào, có chăng, em chỉ không chấp nhận, không thể vượt qua nỗi sợ hãi mà thôi. Sau khi quay lại thành phố, tôi có nên gặp em và gia đình không? Cho dù là vô tình nhưng tôi nợ họ một lời xin lỗi. Liệu rằng, em và gia đình có chào đón tôi không khi họ đã bị một cú sốc lớn.
Theo Emdep
6 điều bạn làm khiến chàng mê tít Đừng tưởng đàn ông khô khan, đôi lúc họ cũng mong manh và thích những điều ngọt ngào, chẳng qua là họ ngại nói ra mà thôi... Nếu bạn muốn một anh chàng lãng mạn ga lăng thì chàng thực ra cũng mong y như thế. Một người phụ nữ ngọt ngào là mong muốn của bất cứ người đàn ông nào. Nhưng...