Người phụ nữ theo Hội thánh đức chúa trời cố thủ trên tầng 3 không chịu cách ly bị phạt 10 triệu đồng
Ngày 27/5, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phạm Thị Quế (SN 1977, trú tại phường Trần Nguyên Hãn) về hành vi trốn tránh áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Căn cứ các quy định của pháp luật, chính quyền thành phố Bắc Giang ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng với bà Quế vì trốn tránh áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Bà Phạm Thị Quế được xác định là F1 từng tiếp xúc với trường hợp N.V.S là F0, sau khi lực lượng chức năng vận động đi cách ly đã rất ngoan cố, không chịu đi cách ly tập trung khiến lực lượng chức năng địa phương phải đến nhà khống chế, ép lên xe chuyên dụng.
Theo bà Nguyễn Hải Yến, Phó Chủ tịch UBND phường Trần Nguyên Hãn, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 5/2021 đến nay, bà Quế đã cùng cha đẻ là ông Phạm Văn T. (SN 1952) về xã Yên Lư, huyện Yên Dũng để giải quyết sai phạm trong quá trình xây dựng.
Bà Quế chống đối không chịu chấp hành
Cơ quan chức năng xác định, trong các ngày 17, 18/5/2021 là ngày tiếp xúc cuối cùng của họ với F0 tên N.V.S. (SN 1964, ở thôn Tân Sơn 1, xã Yên Lư).
Ngày 25/5, sau khi nhận được văn bản của Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã Yên Lư, Ban chỉ đạo phường Trần Nguyên Hãn đã cử Tổ công tác đến thông báo cho ông Tươi và bà Quế nhưng chỉ có ông Tươi chấp hành khai báo, còn bà Quế khai quanh co.
Khi cơ quan chức năng trình bằng chứng có tiếp xúc với F0, bà Quế lên tầng 3 ngôi nhà cố thủ, cầu khấn, cúng bái. Khi lực lượng chức năng tiếp cận, lợi dụng cầu thang nhỏ, bà Quế liên tục kêu đau chân, quên quần áo…
Tối 26/5, cơ quan chức năng đồng loạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế, huy động xe cẩu tiếp cận tầng 3 căn nhà phá cửa vào bên trong, áp tải bà Quế xuống xe chuyên dụng đưa về khu cách ly tập trung tại xã Song Khê.
Video đang HOT
Hành vi chống đối, không chấp hành quy định phòng, chống dịch của bà Quế gây bức xúc cho người dân địa phương và dư luận xã hội.
Theo bà Yến, bà Phạm Thị Quế theo hội Thánh đức chúa trời nên có suy nghĩ sai lệch, người này hoàn toàn không có tiền sử mắc bệnh tâm thần.
Trước đó, sáng cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Hải Yến, Chủ tịch UBND phường Trần Nguyên Hãn xác nhận sự việc “cưỡng chế” công dân F1 tại tổ 6, phường đưa đi cách ly.
Theo xác minh ban đầu, người phụ nữ này không có tiền sử tâm thần hay các bệnh khác, tuy nhiên lại quyết liệt chống đối không đi cách ly khiến lực lượng chức năng rất vất vả.
Sau đó, cả người thân trong gia đình vào vận động nhưng người phụ nữ này vẫn chống đối, không chịu đi cách ly.
Không dừng lại, sau khi gia đình vận động không thành, người phụ nữ đã lên tầng 3 khóa cửa cố thủ và lẩm bẩm khấn bái ở phía trong. Phường đã điều động xe nâng tới và đưa lực lượng chức năng lên tầng 3 ngồi nhà, chia thành 2 mũi để khống chế đối tượng.
Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/09/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Chủ tịch UBND phường đề xuất Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Giang có hình thức xử lý đối với chị Phạm Thị Quế, sinh năm 1977, trú tại Số nhà 13, ngõ 7, đường Nguyễn Nghĩa Lập, tổ 6, phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang, về hành vi vi phạm hành chính:
- Hành vi không khai báo hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân (đã được thông báo tiếp xúc với F0 và yêu cầu lên y tế khai báo nhưng không chấp hành), quy định tại điểm a, khoản 3, điều 07 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Mức phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ.
- Trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật (không chấp hành quyết định cách ly y tế của Chủ tịch UBND thành phố), quy định tại điểm b, khoản 1, điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Mức phạt từ 5.000.000 đ đến 10.000.000 đ.
Hà Tĩnh thiếu máy gặt lúa
Lúa chín vàng cánh đồng song nhiều người dân ở Hà Tĩnh phải đội nắng thu hoạch bằng tay do không thuê được máy gặt đập liên hợp như những năm trước.
Trưa 18/5, trời nắng như đổ lửa, hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên hầm hập. Bên góc đường chạy qua huyện Lộc Hà, bà Phan Thị Trọng 45 tuổi, trú xóm Đồng Sơn (xã Mai Phụ) cùng con trai mang đồ bảo hộ, đội nón, bịt mặt kín mít vác từng bó lúa đặt giữa tấm bạt cỡ lớn đem bỏ vào máy tuốt để tách hạt và rơm ra. Xung quanh bụi bay mù mịt.
Gia đình bà Trọng dừng việc găt lúa bằng tay và đưa về nhà tuốt từ 5 năm trước, kể từ khi máy gặt lúa liên hợp được sử dụng phổ biến ở huyện Lộc Hà trong các vụ thu hoạch lúa đông xuân và hè thu.
Vụ mùa này bà Trọng gieo và cấy một ha lúa đông xuân, dự kiến thuê máy gặt liên hợp làm trong hai ngày để thu hoạch xong nhưng kế hoạch bất thành.
"10 ngày trước, tôi liên hệ với một số chủ máy gặt quen biết ở miền Nam đặt vấn đề, nhưng họ nói năm nay dịch Covid-19 nên không thể lái máy ra Hà Tĩnh. Lúa đã chín ngả vàng, nhiều điểm bị đổ rạp do các trận mưa lớn hồi cuối tháng 4, nên tôi phải huy động gia đình mang liềm, xe kéo ra đồng để gặt và phơi", bà Trọng nói.
Bà Trọng (đội nón) cùng người thân tuốt lúa, trưa 18/5. Ảnh: Đức Hùng
Theo bà Trọng, trung bình khoảng 12 tiếng, máy gặt liên hợp "chạy" được khoảng 4 ha, giá thuê 120.000-150.000 đồng một sào. Máy sẽ giúp cắt lúa, xén nhỏ rơm rạ, tách riêng các hạt lúa. Một hoặc hai công nhân đứng trên bờ ruộng chỉ việc đóng vào bao tải để nông dân chở về nhà.
"Không có máy gặt, chúng tôi phải thuê nhân công, mỗi người hơn 200.000 đồng một ngày, khi đưa lúa về nhà còn phải thuê thêm máy tuốt lúa với giá 70.000 đồng một sào", bà Trọng cho hay.
Một máy gặt liên hợp đang làm việc trên cánh đồng ở Hà Tĩnh ngày 17/5. Ảnh: Đức Hùng
Cách xã Mai Phụ khoảng 15 km, tại xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, nhiều người dân đứng ngồi không yên khi hàng chục ha lúa chín nhưng chưa được thu hoạch.
Trời không mưa, song lưng ông Bùi Văn Thảo ướt sũng vì mồ hôi chảy từ đầu xuống chân, khi ông vác nhiều bó lúa dưới ruộng đưa lên bờ đặt vào xe kéo.
"Lúa bị đổ rạp vì gặp mưa hồi cuối tháng 4 nên rất khó gặt, ba lao động phải mất gần một ngày mới thu hoạch xong một sào. Gia đình còn vài sào ở ngoài ruộng, phải làm cật lực vì nếu để muộn, gặp trận lũ thì mất trắng", ông Thảo than thở và cho hay nhiều năm nay, do máy gặt liên hợp phổ biến nên nhiều hộ dân trong xã bán hết máy tuốt lúa, dịp này lúa gặt về có hôm chờ máy tuốt không kịp ông phải đập lúa bằng tay.
Huyện Cẩm Xuyên cũng xảy ra tình trạng tương tự. Tại các thôn Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Dương... của xã Cẩm Hưng, hàng trăm ha lúa nguy cơ chậm tiến độ thu hoạch. Một chủ máy gặt ở huyện Cẩm Xuyên cho hay, hơn một tuần qua liên tục nhận được điện thoại đàm phán giá gặt lúa từ nhiều người dân trong tỉnh, song hợp đồng đã ký tại địa phương đang làm không xuể, nên phải xin khất.
"Những năm trước máy gặt từ các nơi khác về nhiều nên chúng tôi ít việc. Giờ thiếu máy, ngày nào cũng làm 12 tiếng, có hôm đến 15 tiếng", chủ máy gặt nói.
Nhiều diện tích lúa bị đổ rạp ở Hà Tĩnh sau các trận mưa lớn hồi cuối tháng 4, song nông dân chưa thu hoạch kịp vì thiếu máy gặt. Ảnh: Đức Hùng
Theo ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh), các năm trước, chủ máy gặt liên hợp ở miền Bắc và miền Nam về Hà Tĩnh làm việc kín đồng. Năm nay do ảnh hưởng Covid-19 nên đa số chủ máy gặt hạn chế di chuyển, e ngại các thủ tục khai báo, cách ly y tế. Bên cạnh đó, vụ mùa này lúa chín đều ở nhiều địa phương, người sở hữu máy gặt không thể làm cuốn chiếu từ tỉnh này sang tỉnh khác như trước.
"Chúng tôi cử cán bộ đến các địa bàn gặt xong lúa, xin số điện thoại của chủ máy gửi cho các địa phương còn nhiều diện tích lúa tồn đọng. Chính quyền và người dân sẽ liên hệ để thỏa thuận giá cả, làm hợp đồng điều chủ máy gặt liên hợp tới phục vụ", ông Hà nói và cho hay, xã trồng nhiều lúa nhất là gần 1.000 ha sẽ cần 3-4 máy gặt liên hợp, xã diện tích lúa từ 150-200 ha thì điều phối 1-2 máy.
Vụ đông xuân 2020-2021 Hà Tĩnh gieo, cấy 59.416 ha lúa, đến nay đã thu hoạch được khoảng 70%. Dự kiến đến ngày 25/5, diện tích lúa tồn đọng vì thiếu máy gặt liên hợp sẽ được thu hoạch xong.
Trốn cách ly đi làm, 6 người bị phạt 45 triệu đồng Công an huyện Phúc Thọ đã hoàn tất hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử phạt 6/7 trường hợp trốn cách ly y tế, với tổng số tiền là 45 triệu đồng. Ngày 12/5, Công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội cho biết, trong 2 ngày (11 và 12/5), lực lượng chức năng địa phương đã phát hiện xử lý 7...