Người phụ nữ sinh 6 con trong vòng 9 phút
Tỷ lệ sinh 6 ở phụ nữ mang thai tự nhiên hiếm đến mức 4,7 tỉ trường hợp mới có một.
Sản phụ Thelma Chiaka khỏe mạnh sau ca sinh 6 – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS
Đài Fox News ngày 17.3 đưa tin một phụ nữ tại thành phố Houston (bang Texas, Mỹ) vừa hạ sinh 6 đứa con được thụ thai hoàn toàn tự nhiên và tất cả các bé đều trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Điều ấn tượng là sản phụ Thelma Chiaka sinh 6 con chỉ trong vòng 9 phút, từ 4 giờ 50 ngày 15.3 (giờ địa phương) tại Bệnh viện Phụ nữ Texas, bao gồm 2 cặp bé trai và 1 cặp bé gái.
Theo thông cáo của bệnh viện, các bé nặng từ 790 gram đến 1,3 kg hiện đang được chăm sóc đặc biệt và sức khỏe người mẹ hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc mang đa thai có thể là nguyên nhân khiến bà Chiaka sinh non và các bé bị thiếu cân. Theo Đại học Phụ sản và Nhi khoa Mỹ, trẻ sơ sinh chào đời dưới 32 tuần có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tử vong dù được chăm sóc tốt.
Theo Bệnh viện Phụ nữ Texas, tỷ lệ mang thai 6 là 1/4,7 tỉ ca. Sau khi sinh con, bà Chiaka đặt tên 2 bé gái là Zina và Zuriel, trong khi vẫn đang suy nghĩ tên để đặt cho 4 bé trai.
Theo thanhnien
Không tiêm chủng, tốn gần triệu đô chữa uốn ván cho con
Một cậu bé 6 tuổi bị uốn ván đã phải chống chọi suốt 2 tháng trong bệnh viện và tiêu tốn gần triệu đô mới giữ được mạng sống. Nếu như bé được tiêm chủng vắc xin thì đã không có chuyện này.
CDC khuyên tiêm chủng để phòng uốn ván. Vắc xin sẽ bảo vệ sức khỏe, tránh chi phí chữa bệnh tốn kém - CDC
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) nhấn mạnh chi phí chữa bệnh sẽ rất đắt đỏ nếu chúng ta không tiêm chủng cho trẻ em.
Cụ thể, báo cáo đưa ra ca bé trai 6 tuổi đến từ Oregon (Mỹ) bị rách trán khi chơi bên ngoài một trang trại. Vết thương của bé đã được làm sạch và khâu. Nhưng 6 ngày sau, bé bắt đầu bị cứng hàm và co thắt cơ bắp. Tiếp đó, bé cong lưng và cổ, rồi khó thở. Khi đến bệnh viện, bé thậm chí không thể uống nước vì không thể mở miệng.
Bé được tiêm uốn ván và phải nội trú 47 ngày với chế độ chăm sóc đặc biệt - máy thở, vào thuốc liên tục để kiểm soát cơn đau, huyết áp và co thắt.
Hai tuần sau thời gian căng thẳng ấy bé mới phục hồi hoàn toàn việc sử dụng chân và cơ thể. Gizmodo cho hay, tổng cộng bé trải qua 57 ngày trong bệnh viện, với hóa đơn trị giá 811.929 USD (chưa bao gồm vận chuyển hàng không, chi phí xe cứu thương, chăm sóc nội trú).
Cái giá phải trả này đắt gấp 72 lần so với chi phí trung bình một lần nằm viện cho một đứa trẻ. Và nó có giá đắt hơn nhiều lần so với mũi tiêm chủng ngừa uốn ván ngay từ đầu (khoảng 30 USD nếu không có bảo hiểm).
Tác giả chính của báo cáo nói trên, Judith Guzman-Cottrill, giáo sư nhi khoa tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, nói với Gizmodo rằng không thể tiết lộ bất kỳ chi tiết cụ thể nào của gia đình về trường hợp này, bao gồm cả lý do họ từ chối tiêm vắc xin cho con.
Nhưng bi kịch chưa kết thúc. Ngay cả sau khi được tư vấn về những rủi ro và lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván, cha mẹ bé trai đã từ chối cho con tiêm liều thứ 2 và bất kỳ loại chủng ngừa nào được khuyến nghị khác, theo Science Alert.
Uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Khi bị bệnh, có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Và ngay cả khi được điều trị, 10% nạn nhân cuối cùng đã chết, theo Gizmodo. Rất may, chúng ta có vắc xin phòng uốn ván từ những năm 1920. Nhờ nó, chúng ta đã loại bỏ được căn bệnh này ở các quốc gia có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt.
Hầu hết công dân Mỹ đều được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ với lần đầu tiên vào 2 tháng tuổi (nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm). Bé 6 tuổi kia là trường hợp uốn ván trẻ em đầu tiên được báo cáo ở Oregon trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2015, đã có 197 trường hợp uốn ván và 16 trường hợp tử vong tại Mỹ. Một số trường hợp hiếm gặp ở người lớn chi phí khám chữa còn kinh khủng hơn. Một bệnh nhân trưởng thành đã tốn hơn 1 triệu USD chữa uốn ván, theo Gizmodo.
Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên nên tiêm chủng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ con trẻ hằng ngày khỏi những vi khuẩn vốn có ở khắp mọi nơi.
Theo thanhnien
Mắc dị tật cao chỉ 1 mét, người phụ nữ vẫn điều hành công ty, sắp kết hôn Cô Jlissa Austin mắc dị tật bẩm sinh khiến không có tay, không có đầu gối, chỉ có 7 ngón chân và cao 1,02 m. Jlissa bị tiên lượng không thể sống qua 18 tuổi nhưng cô vẫn sống đến 30 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Cô Jlissa Austin (phải, cao chỉ 1,02 mét, đã sống đến 30 tuổi dù bác sĩ...