Người phụ nữ rơi từ tầng cao chung cư
Sau tiếng động lớn, người dân phát hiện một phụ nữ nằm bất động dưới sân chung cư ở huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Sáng 26/10, cư dân tòa nhà Gemek Tower 1 ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, nghe tiếng động lớn.
Hiện trường sự việc. Ảnh: L.Q.
Chạy tới kiểm tra, người dân phát hiện một phụ nữ tử vong dưới sân chung cư.
Trả lời Zing, ông Nguyễn Bá Công, Chủ tịch HĐND xã An Khánh, cho biết nạn nhân là N.T.T. (khoảng 30 tuổi). Người phụ nữ này được cho là có vấn đề về tâm thần và tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư.
Công an xã An Khánh phối hợp cùng Công an huyện Hoài Đức phong tỏa hiện trường, tiếp tục làm rõ vụ việc.
Video đang HOT
Chung cư Gemek Tower 1 (chấm đỏ) ở huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Google Maps.
"Góc khuất" nghề khoa học: Bài toán giới tính và cuộc sống cân bằng
Với phụ nữ làm khoa học và có gia đình, việc cân bằng cuộc sống trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhiều đòi hỏi không bao giờ đơn giản, nhưng nó không cần phải là một sự đánh đổi bằng mọi giá.
Cuộc sống là lựa chọn, đánh đổi và điều chỉnh kỳ vọng
Vậy làm thế nào chúng ta có lựa chọn và thành công trong khoa học? Có lẽ chúng ta nên quay lại câu hỏi đầu tiên: bạn muốn là ai, và bạn muốn vươn đến đỉnh cao nào?
Có một thực tế của khoa học hàn lâm ngày nay về cách các nhà khoa học được công nhận và thăng tiến đó là: những người nổi bật và vươn lên trên có xu hướng làm việc dài ngày, đêm và cuối tuần, có thể thường xuyên phải di chuyển và trình bày liên tục.
Một người tầm vóc trong khoa học họ sẵn sàng ở trong phòng thí nghiệm 20 giờ một ngày hoặc trên đường trong nhiều tháng. Nếu bạn sẵn lòng hiến thân cho khoa học, và sẵn sàng đối mặt với thách thức để là một nhà khoa học nữ đi tiên phong, đó cũng là một mong muốn rất đáng trân trọng.
Với phụ nữ làm khoa học và có gia đình, việc cân bằng giữa công việc và gia đình trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhiều đòi hỏi không bao giờ đơn giản, nhưng nó không cần phải là một sự đánh đổi bằng mọi giá.
Bất kỳ nhà khoa học nào đã từng phải làm việc vào đêm muộn sau khi con cái đã ngon giấc đều có thể chứng thực điều đó. Và người phụ nữ nào cũng có quyền được mơ về thành công của chính họ.
Ở nhiều nước, các chính sách, các tổ chức đang cố gắng tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ở Đan Mạch nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung, các ngày nghỉ phép gia đình hào phóng hơn ở Mỹ, Việt Nam, hay các nước khác.
Và nhiều đồng nghiệp nữ và nam tôi biết đã đạt được sự cân bằng mà họ tìm kiếm và hạnh phúc phát triển trên cả hai mặt sự nghiệp và gia đình.
Với phụ nữ làm khoa học và có gia đình, việc cân bằng giữa công việc và gia đình trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhiều đòi hỏi không bao giờ đơn giản...
Với tôi, khoảng cách giới không nhất thiết là vấn đề giới tính. Đàn ông hay phụ nữa khi làm khoa học đều phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh của nghề. Đã lựa chọn là phải có dấn thân. Các nhà khoa học, cũng giống như mọi người khác, hiểu rằng cuộc sống là đưa ra lựa chọn, chấp nhận đánh đổi và điều chỉnh kỳ vọng.
Trên thực tế, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, những người không muốn thay đổi cuộc sống gia đình (hoặc những nỗ lực khác) cho lĩnh vực đòi hỏi khắt khe này; họ hiểu rằng họ cũng có thể không đi đúng hướng cho giải thưởng Nobel hoặc đứng đầu một tổ chức nghiên cứu lớn, hay là một giáo sư tiếng tăm trong ngành.
Họ chấp nhận điều đó và vui lòng điều chỉnh mục tiêu của mình để tạo ra một sự nghiệp nghiên cứu hiệu quả, thành công với vị trí bền vững thoải mái trong cuộc đua marathon, nhưng không đặt mục tiêu trở thành người dẫn đầu. Chấp nhận khoảng trống trong hồ sơ khoa học
Tôi nằm trong số những nhà khoa học lựa chọn cách chấp nhận đánh đổi và điều chình kỳ vọng bản thân để cân bằng sự nghiệp và cuộc sống gia đình.
Tôi đã từng là "key"/người chủ chốt trong mảng nghiên cứu về các vi sinh vật liên quan đến việc loại bỏ phốt pho sinh học (EBPR) từ nước thải trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Per.
Nếu bạn nằm trong ngành hẹp như tôi, bạn sẽ có thể sẽ tìm được công trình nghiên cứu của tôi về việc phát hiện ra hai ứng cử viên tích lũy polyphosphate mới (PAO): Tetrasphaera PAO và Candidatus Halomonas phosphatis.
Tôi cũng đã tham gia vào việc phát triển mô hình trao đổi chất đầu tiên cho Tetrasphaera PAO được nuôi bằng glucose và đã xuất bản một chiến lược lưu trữ mới cho PAO trong điều kiện đói yếm khí-hiếu khí động.
Năm 2014 khi đang tham gia vào rất nhiều dự án khác nhau và hướng dẫn sinh viên PhD, thì tôi quyết định có em bé thứ 2. Điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ không còn đóng vai trò chủ chốt trong 2 dự án rất lớn của nhóm sẽ bắt đầu vào mùa thu năm đó. Hai dự án có thể cho tôi rất nhiều cơ hội để đi tiếp trong sự nghiệp khoa học của mình. Nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về điều đó.
Tôi chấp nhận một khoảng trống trong hồ sơ khoa học của mình, và một khoảng dừng trong sự nghiệp một cách bình thản. Tất nhiên để có được sự bình thản ấy, có những mất mát phía sau tôi không bao giờ kể, để tôi hiểu được rằng: có những thứ có thể trì hoãn được, nhưng có những thứ nếu trì hoãn bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để làm lại lần thứ 2. Và đó cũng chỉ là một ví dụ trong những lựa chọn và điều chỉnh kỳ vọng trên con đường nghề nghiệp chúng ta đi.
Lựa chọn theo cách nào, đó là quyền của bạn. Điều quan trọng là bạn thấy hài lòng với lựa chọn của bạn. Khoa học có thể được phục vụ tốt hơn bởi một hệ thống ủng hộ sự đa dạng, tinh thần đồng đội, cân bằng, trí tuệ rộng rãi, trách nhiệm công dân và cân bằng công việc / cuộc sống lành mạnh.
Cuối cùng, điểm mấu chốt về sự lựa chọn, cho phụ nữ, đàn ông và nghề nghiệp, đó là sự lựa chọn theo hệ thống và cuộc sống mà chúng ta mong muốn.
Tôi luôn trân trọng và ngưỡng mộ những đồng nghiệp nữ, những nhà khoa học nữ bởi họ chính là nguồn truyền cảm hứng của những người phụ nữ đã tự điều chỉnh mình và dám đánh đổi để thành công.
Như Tiến sĩ Marie Curie đã từng nói, tôi đã thường xuyên bị nghi ngờ, đặc biệt là bởi phụ nữ, về cách tôi có thể điều hòa cuộc sống gia đình với một sự nghiệp khoa học. Thực sự không hề dễ dàng chút nào phải không?
(Còn tiếp...)
Vết nứt của đá trên bụng mẹ: Nỗi đau xé toạc thanh xuân nhưng là dấu ấn tuyệt đẹp của hành trình trưởng thành Làm mẹ là một trong những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đời nhiều phụ nữ. Nhưng những vết rạn, sẹo mổ ở lại trên da thịt sau kỳ sinh nở lại khiến không ít người mất tự tin. Dù vậy, chính những lằn vạch ấy lại là dấu vết thiêng liêng và đẹp đẽ nhất, đánh dấu việc...