Người phụ nữ “quậy tung” Hàn Quốc để mong được… trục xuất về Triều Tiên
Kể từ cuối những năm 1990, đã có 28.000 người Triều Tiên đào tẩu tới Hàn Quốc. Trong số này, có một người đã công khai lên tiếng xin được trở lại.
Kim Ryen-hi, một người thợ may 45 tuổi, nói rằng quyết định đào tẩu tới Hàn Quốc cách nay 4 năm là một sai lầm nghiêm trọng. Chị đã nỗ lực tìm cách trở lại Triều Tiên để đoàn tụ cùng chồng con và cha mẹ đã già yếu. Nhưng việc này chỉ mang tới nhiều rắc rối hơn cho chị.
Dính cái bẫy “ngọt ngào” của những kẻ buôn người
“Với tôi, tự do và vật chất cùng những cám dỗ khác cũng chẳng quan trọng bằng gia đình và tổ ấm” – Kim rơi lệ nói tại một cuộc họp báo gần đây ở Hàn Quốc – “Tôi muốn được trở lại với gia đình quý báu của mình”.
Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã không thể thuận theo ý nguyện của chị. Giới chức Hàn Quốc, dù cảm thông với hoàn cảnh của chị, nói rằng với tư cách một người từng bị kết án và đang trong thời gian thử thách, chị sẽ không được quyền sở hữu hộ chiếu. Ngoài ra, do là một công dân Hàn Quốc, chị không được phép chạy trốn sang Triều Tiên.
“Cô ấy trở thành công dân Hàn Quốc một cách tự nguyện nên phải tuân thủ luật áp dụng cho mọi người dân trong nước” – Park Soo-jin, một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc ở Seoul, cho biết. Một quan chức của bộ này, đề nghị được giấu tên, cũng nói rằng dưới các quy định hiện nay, chính quyền không thể làm gì cho Kim.
Chị Kim Ryen-hi là trường hợp đào tẩu duy nhất công khai mong muốn trở lại Triều Tiên
Câu chuyện kỳ lạ của chị Kim bắt đầu từ năm 2011, khi chị tới Trung Quốc để thăm họ hàng và tìm cách chữa trị bệnh tật. Tại đây, Kim gặp một kẻ môi giới, hứa hẹn sẽ đưa mình qua Hàn Quốc, nơi chị có thể kiếm rất nhiều tiền trong vài tháng rồi trở lại Trung Quốc.
Dù đã kết hôn với một bác sĩ ở Bình Nhưỡng và là người khá giả theo tiêu chuẩn Triều Tiên, chị vẫn nghe theo lời đường mật của kẻ môi giới, với hy vọng kiếm tiền trả hóa đơn điều trị bệnh. Đã có lúc Kim nghĩ rằng tới Hàn Quốc là một ý tưởng tồi. Nhưng những kẻ buôn người đã tịch thu hộ chiếu và tuyên bố chị không thể trở lại.
Video đang HOT
Sai lầm nối tiếp sai lầm
“Tôi sợ rằng nếu bị bắt khi không có hộ chiếu và bị trục xuất trở lại Triều Tiên, người ta sẽ xử tôi tội phản bội do tìm cách chạy trốn tới Hàn Quốc” – chị nói – “Vì thế tôi đã cố tìm cách tới Hàn Quốc, với hy vọng đồng bào ở đó sẽ hiểu hoàn cảnh và giúp tôi tìm đường về nhà”.
Khi đi qua Thái Lan, Kim đã phải viết một bản khai nhận việc chị đồng ý đào tẩu sang Hàn Quốc. Đây là yêu cầu bắt buộc với mọi người Triều Tiên chạy trốn quê hương. Nhưng ngay lúc tới Hàn Quốc, chị Kim đã yêu cầu được trở lại Triều Tiên.
Tới lúc này, Kim mới té ngửa khi biết Hàn Quốc chỉ có các quy trình đưa người từ Triều Tiên sang, không có hướng ngược lại. Chị buộc phải ký một tài liệu đồng tình trở thành công dân Hàn Quốc để được rời khỏi trung tâm thẩm vấn.
Sợ rằng việc mình chậm quay trở về có thể gây hại tới gia đình ở Triều Tiên, Kim đã thực hiện nhiều hành động khiến bản thân rơi sâu hơn vào rắc rối. Chị đã gặp một kẻ buôn người để thảo luận việc chạy trốn.
Chị thường xuyên gọi điện tới tòa lãnh sự Triều Tiên ở Trung Quốc xin giúp đỡ. Khi không được cấp hộ chiếu Hàn Quốc, chị đã làm giả một chiếc.
Rồi Kim bắt đầu làm điều dại dột khi tiến hành hoạt động do thám cho Triều Tiên. Chị thu gom số điện thoại di động và các thông tin cá nhân của những người đào tẩu khác đang sống ở Hàn Quốc. “Tôi đã thật ngu ngốc khi nghĩ rằng, nếu Hàn Quốc đánh giá tôi là một gián điệp, họ sẽ trục xuất tôi” – chị chia sẻ.
Kim thậm chí còn báo cáo hành vi của chị với cảnh sát, đề nghị họ “nhanh chóng ngăn chặn” mình. Tuy nhiên trục xuất không phải là điều mà Hàn Quốc làm với các điệp viên. Tháng 7 năm ngoái, Kim bị bắt, khởi tố với tội danh làm giả hồ chiếu và gián điệp.
Tại tòa án, chị khai rằng tòa lãnh sự Triều Tiên đã hướng dẫn mình tiến hành do thám ra sao. Chị cũng kể rằng mình đã trao tài liệu cho một điệp viên Triều Tiên ở một sân vận động tại Seoul như thế nào. Tòa thừa nhận Kim đã muốn trở về Triều Tiên ngay từ đầu và nói rằng chị đã bị ép thành điệp viên.
Sau đó Kim bị kết tội và tuyên phạt 2 năm tù giam. Tháng 4 vừa qua, sau khi Kim thi hành án được 9 tháng, chính quyền Hàn Quốc đã phóng thích chị trước thời hạn. Kim được tự do, nhưng vẫn chịu sự quản thúc của chính quyền.
Vẫn mong mỏi ngày trở về
Ngay khi ra tù, Kim đã đảo ngược mọi chuyện. Chị nói rằng Triều Tiên không buộc mình làm gián điệp và chị cũng chưa chuyển đi tài liệu nào cả. Chị chỉ giả vờ làm gián điệp với hy vọng sẽ bị trục xuất. Chị cũng cung khai thông tin giả để được giảm nhẹ bản án.
“Hành vi của cô ấy quá ngớ ngẩn, không thể là của một điệp viên” – Jang Kyung-uk, một luật sưgiúp đỡ Kim cho biết – “Đã tới lúc để Hàn Quốc thảo luận về cách thức đưa những người như cô ấy về nhà.”
Tuy nhiên trường hợp của Kim không thu hút nhiều sự chú ý ở Hàn Quốc, nơi câu chuyện của chị chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện, liên quan tới các gia đình đã bị ly tán sau chiến tranh Triều Tiên.
Phía Triều Tiên hiện vẫn không có bình luận gì về sự việc. Về phần mình, Kim vẫn chưa thôi mong mỏi được đoàn tụ với gia đình. “Trên tất thảy, tôi muốn Triều Tiên ghi nhận rằng mình không phải là một kẻ phản bội và tôi chưa từng quên đi quê hương” – chị nói trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times.
“Tôi chưa từng tưởng tượng rằng quyết định sai lầm ban đầu của mình có thể dẫn tới nhiều rắc rối tới vậy” – chị Kim nói – “Có một bài học tôi đã nhận được, đó là những người Triều Tiên như mình hoàn toàn không biết gì về cách thức mọi thứ vận hành ở Hàn Quốc, cũng như người Hàn Quốc không thể hiểu về Triều Tiên vậy”.
Chờ thỏa thuận chính trị liên Triều
Theo các chuyên gia, hy vọng trở về của chị Kim hiện chỉ có thể thành hiện thực nếu hai chính quyền Triều Tiên và Hàn Quốc có một dạng thỏa thuận chính trị nào đó.
Hàn Quốc có chính sách nghiêm khắc chống lại việc trả điệp viên về Triều Tiên. Nước này mới chỉ trả các điệp viên về Triều tiên trong có 2 lần, vào các năm 1993 và 2000, để tỏ thiện chí phục vụ hoạt động đàm phán song phương.
Theo Tường Linh/New York Times
Thể thao & Văn hóa
Ông Kim Jong-un: Mỹ phải trả "món nợ máu" với người Triều Tiên
Truyền thông Triều Tiên hôm nay đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thăm Bảo tàng mới xây lại mang tên Sinchon, nơi trưng bày tội ác của các lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Ông Kim Jong-un trong chuyến thăm bảo tàng. (Ảnh: KCNA)
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lại bản tin của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết chuyến thăm diễn ra ngay trước dịp kỷ niệm 62 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến (27/7/1953-27/7/2015).
Trong lần thăm này, ông Kim đã ra chỉ thị rằng cần phải tăng cường việc giáo dục tinh thần chống Mỹ thông qua hoạt động của bảo tàng Sinchon.
Cũng trong chuyến thăm trên, ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẽ buộc Mỹ phải trả giá cho máu của người Triều Tiên đã đổ xuống trong cuộc chiến tranh.
"Nợ máu phải trả bằng máu, và Triều Tiên sẽ phải thanh toán món nợ này với Mỹ bằng mọi giá", KCNA dẫn lời ông Kim.
Theo KCNA, bảo tàng trưng bày tội ác chiến tranh của Mỹ mang tên Sinchon, được xây dựng lại theo chỉ thị của ông Kim Jong-un.Vào tháng 11/2014, ông Kim Jong-un đã chỉ thị cho các quan chức của bảo tàng xây dựng lại công trình vốn được xây dựng từ năm 1960 này.
Sau 8 tháng, ông Kim quay lại bảo tàng Sinchon và tỏ ra hài lòng, bởi tòa nhà mới "đáp ứng được yêu cầu của nghỉ nguyên quân đội được chú trọng hàng đầu hiện nay", KCNA đưa tin.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ UPI
Người Triều Tiên múa hát khi đi bầu cử Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên đưa tin các cử tri "múa và hát" khi tham gia cuộc bầu cử địa phương, bầu ra những đại diện mới của tỉnh, thành phố và huyện do đảng Lao động Triều Tiên đề cử. Tranh cổ động về cuộc bầu cử năm 2015 tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Instagram Tất cả các điểm bỏ phiếu...