Người phụ nữ phải đi cấp cứu vì bị rắn độc cắn trong vườn nhà
Người phụ nữ 38 tuổi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân tại vườn nhà. Sau khi vào viện, bệnh nhân đã được truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn.
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Ảnh: Flickr.
Bệnh nhân N.T.T.H. (38 tuổi, địa chỉ tại Thanh Sơn, Phú Thọ) sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân đã được đưa đến trung tâm y tế huyện cấp cứu. Sau đó, người bệnh tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.
Truyền 10 lọ huyết thanh
Thời điểm nhập khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bà H. khó vận động, vết cắn ở ngón chân phải chảy máu, quanh vết thương tím. Ngón chân và mu bàn chân cũng bị sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da. Kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu.
Cùng với hình ảnh con rắn đã cắn người bệnh do gia đình cung cấp, các bác sĩ đã chẩn đoán bà H. bị rắn lục đuôi đỏ cắn giờ thứ 3. Ngay lập tức, các thầy thuốc đưa ra phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng độc.
10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đã được sử dụng cho bệnh nhân, kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu…
Sức khỏe của người bệnh ổn định sau khi được truyền huyết thanh kháng nọc rắn và 7 ngày điều trị. Ảnh: BVCC.
Sau 24 giờ tích cực điều trị theo phác đồ đặc hiệu, tình trạng toàn thân và rối loạn đông máu của người phụ nữ này đã được cải thiện rõ rệt, vùng chân phải bớt sưng nề.
Video đang HOT
Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe của người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu đã trở về bình thường và được xuất viện.
Trước đó, cuối tháng 5, một bé gái 4 tuổi (quê Tây Ninh) đi bộ qua bãi cỏ cùng người thân cũng bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Ngay sau đó, bé gái được gia đình đưa đi bệnh viện cấp cứu, mang theo con rắn đã bị đập chết.
Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ tiếp nhận bé gái trong tình trạng lo sợ, quấy khóc do đau nhức, sưng phù, bầm da và chảy máu tại vết cắn vùng cổ chân trái. May mắn, sau khi truyền 6 lọ huyết thanh, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.
Thời điểm sinh sôi của nhiều loài rắn độc
Bác sĩ Khổng Thị Bích Phương, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết hàng năm, mùa mưa cũng là thời điểm sinh sôi của nhiều loài rắn độc. Thời điểm này, số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường có rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn còn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp…
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chỉ vài phút sau, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ, phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ.
“Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến độc tố di chuyển vào máu nhanh hơn, gây ra các rối loạn nguy hiểm như liệt thần kinh, liệt cơ hô hấp, rối loạn đông máu nặng, sốc tim… “, bác sĩ Phương nhấn mạnh.
Khi bị rắn cắn, người dân cần sơ cứu ban đầu tốt và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, tuyệt đối không đắp lá vào vết cắn để tránh nhiễm khuẩn.
Nhiều người cùng bị rắn độc cắn khi kiếm ăn: Cách phòng tránh
Trước tình trạng nhiều người gặp nạn cùng thời điểm rắn độc kiếm ăn, nhân viên đội kỹ thuật đã chia sẻ cách phòng tránh giảm rủi ro.
Nhiều người gặp nạn cùng thời điểm rắn độc kiếm ăn
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Tây Ninh mới đây cho hay, thời gian gần đây liên tục tiếp nhận cấp cứu nhiều nạn nhân bị rắn độc tấn công giữa đêm khuya.
Bệnh nhân thứ nhất là ông T.H (58 tuổi). Ông H bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào mu bàn chân phải vào lúc ông thức dậy đi vệ sinh giữa khuya.
Tiếp đến là chị N.O (31 tuổi) bị loài rắn này cắn vào cẳng chân phải khi chị đi cạo mủ cao su.
Được biết cả hai phải nhập viện trong tình trạng sưng đau phù nề cẳng bàn chân và rối loạn đông máu mức độ nặng, dẫn tới nguy cơ xuất huyết cao.
Chia sẻ trước thực trạng này, anh Bùi Văn Thắng - nhân viên bắt rắn và kiểm soát rắn của đơn vị Pest Kill 247 cho biết, thời điểm hiện tại đang thuộc mùa cao điểm của rắn độc hoạt động.
Không những là rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm mà còn có nhiều loại rắn độc khác như hổ mang, cạp nong cạp nia.
Tuỳ theo giờ hoạt động kiếm ăn của loài rắn nên nếu con người vô tình va chạm sẽ bị chúng cắn lại ngay.
Do đó nếu người dân không muốn bị chúng cắn cần trang bị bảo hộ và hạn chế đi vào những lùm cây um tùm khi nghi ngờ nơi đó có rắn trú ẩn.
Ngoài ra nên thường xuyên phát quang bụi rậm hoặc có thể sử dụng biện pháp phòng chống việc rắn cắn, ví dụ như thuê người đến phun thuốc phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa rắn xuất hiện trong khu vực đó.
Nhiều người gặp nạn cùng thời điểm rắn độc kiếm ăn
Nói thêm về thời gian hoạt động kiếm ăn của nhiều loại rắn, theo lời anh Thắng kể: "Vào đêm khuya, loại rắn cạp nong, cạp nia thường đi săn mồi. Không như những loại rắn khác, loài vật này chỉ trở về khi săn được con mồi. Đặc biệt vào sáng sớm chúng hay đi theo phía có ánh sáng.
Tuy nhiên với loại hổ mang chúa hay hổ trâu lại thích săn mồi vào ban ngày. Loài hổ mang chúa nếu cắn ai sẽ làm nạn nhân tử vong chỉ trong thời gian ngắn nếu không cấp cứu kịp thời".
Vậy nên theo anh Thắng, việc đầu tiên nên làm khi bị rắn cắn đó là cần bình tĩnh xác định xem loại rắn đó có độc không. Chúng ta chỉ cần nhìn xem vết cắn đó là dấu vết răng nanh hay răng hàm.
Trường hợp phát hiện hai dấu răng nanh, chắc chắn loại rắn cắn người thuộc loại rắn độc. Trước tình huống này nạn nhân hoặc người giúp đỡ sẽ dùng sợi dây buộc lại phía trên phần bị thương nhưng không nên buộc quá chặt tránh gây ra tình trạng vết thương bị hoại tử.
Mọi người nên nhớ chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện.
Từng tham gia nhiều lần kiểm soát rắn thành công, anh Thắng đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm.
Theo lời nhân viên này phân tích, việc quan trọng nhất của người bị rắn cắn nên làm đó là giữ bình tĩnh. Nếu không thực hiện được sẽ dẫn tới nhịp tim đập nhanh, đồng nghĩa với huyết áp tăng cao và điều này dễ khiến máu chảy về tim nhanh hơn và gây nguy hiểm cho người bị cắn.
Anh Thắng cũng chia sẻ rằng, 90% loài rắn tấn công con người là khi bị đe doạ hoặc làm chúng hoảng sợ. Trừ một số loại như rắn hổ mèo và hổ mang chúa thường tấn công con người trước.
"Với nhiều trường hợp bị rắn cắn đã gặp phải, tôi muốn khuyên mọi người rằng bản thân nên trang bị và tìm hiểu các kiến thức về loài rắn. Bởi làm như vậy bản thân sẽ nhận biết được nguy hiểm và cách phòng tránh chúng.
Con người không nên chủ động tấn công loài rắn khi chúng tiến vào nhà. Nếu gặp rắn chủ nhà hãy tạo ra tiếng ồn ào để rắn bỏ chạy. Trong trường hợp đi làm đồng cần trang bị quần áo, giày ủng và quan sát kỹ càng khu vực làm việc để hạn chế tình trạng rắn cắn" - anh Thắng đưa ra lời khuyên tới mọi người.
Nhập viện khẩn chiều mùng 1 Tết vì tai nạn xảy ra khi đánh răng Khi đang đánh răng sau nhà bếp, cậu bé ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Vết thương rắn cắn chảy máu nhiều và sưng tấy nghiêm trọng, nạn nhân phải truyền 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM),...