Người phụ nữ ở trong nhà bất ngờ bị cây cổ thụ đè tử vong
Bà Bé đang ở trong nhà thì bất ngờ bị cây cổ thụ đổ, đè trúng người dẫn đến tử vong. Nhà chức trách đang làm rõ trách nhiệm của những cá nhân liên quan.
Chiều 25.1, ông Phùng Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Xuyên ( Quảng Nam), cho biết đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Tám (Hiệu trưởng) và ông Nguyễn Văn Quang (Trưởng ban Thanh tra của Trường Tiểu học Duy Trung) báo cáo việc đốn hạ gốc cây cổ thụ khiến bà Nguyễn Thị Bé (45 tuổi, trú thôn Trung Đông, xã Duy Trung) tử vong.
Cây cổ thụ đổ khiến bà Bé tử vong do vết thương quá nặng. Ảnh: Đ.X
Chiều 2 hôm trước, ông Quang sau khi mua lại 2 cây bàng cổ thụ của Trường Tiểu học Duy Trung, đã tiến hành đốn hạ. Quá trình cưa xẻ làm cây đổ trúng vào ngôi nhà của ông Nguyễn Trường Lý nằm sát bên.
Lúc này, bà Bé đang có mặt trong nhà nên bị cành cây đè lên người. Do vết thương nặng, nạn nhân tử vong sau một ngày cấp cứu tại bệnh viện.
Trưởng phòng Giáo dục huyện Duy xuyên khẳng định sau khi có kết quả điều tra của công an, lãnh đạo phòng sẽ tiến hành xử lý những cá nhân liên quan.
Theo Đắc Đức (Zing)
Ảnh: Trước và sau khi "trảm" hàng cây 100 tuổi tại con đường đẹp nhất SG
Hàng cây cổ thụ 100 tuổi ở tuyến đường đẹp nhất Sài Gòn đang được di dời, đốn hạ để giao mặt bằng thi công cầu Thủ Thiêm 2.
Video đang HOT
Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM từ lâu đã tồn tại 4 hàng cây cổ thụ cả 100 năm tuổi với tán rộng, tỏa bóng mát cho người đi đường. Hiện đơn vị chức năng đang triển khai đốn hạ, bứng dưỡng để bàn giao mặt bằng thi công cầu Thủ Thiêm 2.
Những hàng cây cổ thụ này do người Pháp trồng tạo nên nét độc đáo của đường Tôn Đức Thắng. Những cây này chủ yếu là xà cừ và lim xẹt.
Có tất cả 258 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng, đoạn từ giao lộ Lê Duẩn đến bờ sông Sài Gòn và cây xanh nằm trên vỉa hè phía trái đường Tôn Đức Thắng sẽ bị di dời hoặc đốn hạ. Trong đó 143 cây xanh già cỗi phải đốn hạ.
Theo Sở GTVT TPHCM, việc di dời, đốn hạ số cây cổ thụ này nhằm giao mặt bằng trên đường Tôn Đức Thắng cho nhà thầu thi công cầu Thủ Thiêm 2 để đảm bảo đúng theo tiến độ xây dựng.
Những cây xanh, có kích thước trung bình sẽ được bứng dưỡng. Số cây này được chuyển về trường ĐH Nông Lâm chăm sóc, sau đó sẽ đưa trở lại các công trình khác của TP.
Việc di dời cây xanh sẽ được thực hiện theo nguyên tắc hạn chế tối đa việc đốn hạ; số lượng trồng mới phải lớn hơn số cây bị chặt; độ che phủ phải lớn hơn mảng xanh hiện hữu.
Về tiến độ thực hiện, Sở GTVT không xử lý đồng loạt mà chia ra thành 4 mốc.
Số gỗ cây sau khi được đốn hạ sẽ dùng vào mục đích công cộng.
Mảng xanh may mắn còn sót lại. "Con đường này nó gắn với tôi bao ký ức tuổi sinh viên. Mỗi sáng và chiều đạp xe trên con đường rợp bóng mát cảm giác sướng lắm. Con đường này đẹp nhất ở TP mình, nó đẹp không có đối thủ. Giờ nhìn hàng cây bị đốn hạ để làm công trình công cộng cũng tiếc lắm nhưng phải đành chấp nhận vì mục đích chung", chị Thu Thảo ngụ quận Bình Thạnh chia sẻ.
"Tiếc lắm. Nhớ lắm nhưng phải chấp nhận vì mục đích chung của TP mình là xây công trình giao thông công cộng", chị Nguyễn Thị Lan ngụ quận 1 nói.
Trước đó, vào năm 2016, 14 cây trên đường Tôn Đức Thắng cũng di dời để xây dựng nhà ga Ba Son.
Đường Tôn Đức Thắng được xem là tuyến đường đẹp nhất trung tâm Sài Gòn vì có 4 hàng cây cổ thụ rợp bóng mát nhưng chỉ còn trong dĩ vãng.
Những cây cổ thụ đang được đốn hạ
Theo Danviet
Kỳ lạ: "Cụ" cây báu vật, hàng trăm tuổi ở ngoại ô SG bỗng "bật gốc bay đi" Cây cổ thụ, báu vật hàng trăm năm tuổi của người dân ngoại ô Sài Gòn bất ngờ "bay" hơn 1km từ ngoài đường vào trong khuôn viên dự án của công ty xây dựng khiến nhiều người bức xúc. Cây sộp hàng trăm năm tuổi bất ngờ bị bật gốc "bay" hơn 1km từ ngoài đường vào khu dự án công ty...