Người phụ nữ ở Đắk Nông nguy kịch sau khi bị rắn hổ chúa cắn vào lưng
Bệnh nhân nhập viện vào thời điểm Bệnh viện Chợ Rẫy hết huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa.
Bệnh nhân H.T.T. (34 tuổi, quê ở Đắk Nông) nhìn thấy con rắn hổ chúa dài 3,6 m bò vào nhà nên đuổi bắt. Sau khi cầm chiếc đuôi của rắn, chị T. bị cắn vào lưng. Người phụ nữ được gia đình đưa đến Bệnh viện Đắk Nông sơ cứu, sau đó chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
“Lúc đó tôi khó thở, nghĩ mình sắp chết”, chị T. kể lại.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết thời điểm nhập viện, chị T. liệt hoàn toàn, suy hô hấp và rối loạn nhịp tim rất nặng.
Các y bác sĩ lập tức đặt nội khí quản, sử dụng các loại dịch truyền, thuốc vận mạch và máy tạo nhịp. Nọc rắn cũng khiến bệnh nhân bị suy thận cấp tiến triển, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim…, nên nguy cơ tử vong rất cao. Tuy nhiên, bệnh nhân nhập viện vào thời điểm Bệnh viện Chợ Rẫy đã hết huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa.
Video đang HOT
Bệnh nhân T. qua cơn nguy kịch do được hồi sức tích cực bằng các biện pháp mới kết hợp huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa. Ảnh: Nguyên Hạnh.
“Tất cả phương tiện hỗ trợ để điều trị cho bệnh nhân đã được chúng tôi tập trung huy động hết sức nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân. Ngày cuối tuần, chúng tôi đã liên hệ nhiều nơi để tìm huyết thanh cho bệnh nhân, may mắn, có nguồn ở Bệnh viện Nhi đồng 1. Bệnh nhân được dùng huyết thanh kháng nọc rắn sau 2 ngày nhập viện”, Tiến sĩ Hùng kể lại.
Đến ngày thứ 3, chị T. có thể vận động cơ, tỉnh táo, tiếp xúc được. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải thở máy, đặt máy tạo nhịp tim và lọc máu liên tục. Nhờ được can thiệp sớm bằng những biện pháp mới, tình trạng nhiễm trùng ở vị trí rắn cắn của bệnh nhân cũng không lan rộng.
Đây là những trường hợp chúng tôi áp dụng biện pháp điều trị mới như hỗ trợ nhịp tim, lọc máu liên tục…, chưa được đưa vào trong hướng dẫn điều trị của các tổ chức quốc tế. Cuối năm 2020, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tổng kết những trường hợp này và gửi Tổ chức Y tế Thế giới, gửi đăng tải trên các tạp chí về điều trị ngộ độc trên thế giới.
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống 3 trường hợp bị rắn hổ chúa cắn trong tình trạng nặng nề.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng chia sẻ huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa rất khó sản xuất và hiện tại phải nhập từ các nhà cung cấp ở Thái Lan. Hàng năm, Bệnh viện Chợ Rẫy đều nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa về để sử dụng và nhiều lần chuyển huyết thanh đến các bệnh viện khác khi nhận được yêu cầu hỗ trợ.
Do diễn biến của dịch Covid-19 từ năm 2020, vấn đề nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa về Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đơn vị sản xuất huyết thanh hiện tại cũng ngưng sản xuất vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hiện tại, số lượng huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa để sử dụng tại phía Nam gần như cạn kiệt.
“Qua những trường hợp bị rắn cắn được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi khuyến cáo mọi người không nên tự ý bắt rắn, bởi hầu hết trường hợp bị rắn cắn đều bị biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao”, tiến sĩ Hùng nói.
Cứu sống bé 5 tuổi bị đột quỵ não ở TPHCM
Bệnh viện Nhi đồng 1 ở TP.HCM vừa cứu sống một bệnh nhi 5 tuổi bị đột quỵ não. Đây là căn bệnh ít khi xảy ra đối với trẻ em.
Trước khi nhập viện 6 tháng, bệnh nhi N.T.T.N. (5 tuổi, quê Đắk Nông) thường có biểu hiện đột ngột bị yếu chân tay bên trái. Biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần và ngày càng nặng thêm. Do bệnh viện tuyến cơ sở không phát hiện ra bất thường nên bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị tắc nghẽn 2 mạch máu chính của não gây nguy cơ đột quỵ. Bệnh này mang tên của một nhà nghiên cứu người Nhật Bản là Moyamoya.
Bệnh nhi tái khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Theo các bác sĩ, bệnh lý Moyamoya gây tổn thương đến mạch máu não, gây đột quỵ. Trẻ thường gặp tình trạng liệt đột ngột có hồi phục nhưng sau đó lại diễn tiến nặng dần dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Bác sĩ Phan Minh Trí - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, mọi người thường quan niệm đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, rất ít khi gặp ở trẻ con nên chủ quan, dễ dẫn đến nguy kịch tính mạng ở trẻ nhỏ.
"Đây là một bệnh tương đối hiếm nhưng rất dễ bị bỏ qua chẩn đoán bởi vì có những triệu chứng thông thường dễ bị nhầm lẫn là em bé đang mè nheo, nhưng thực sự đó là bệnh. Nếu không phát hiện sớm thì có thể dẫn đến nguy cơ đột tử một ngày nào đó", bác sĩ Phan Minh Trí cho hay.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh khi thấy các bé có biểu hiện như: Đau đầu kéo dài, tái phát nhiều lần, động kinh nhưng không liên quan đến tình trạng sốt, yếu, tê hoặc dị cảm ở mặt, tay hoặc chân, rối loạn thị giác, khó nói hoặc chậm hiểu hơn thông thường, xuất hiện những vận động không chủ ý, suy giảm nhận thức thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán, can thiệp kịp thời./.
Người phụ nữ nguy kịch sau khi uống 50 viên thuốc trầm cảm Sau khi uống quá liều thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân 31 tuổi rơi vào trạng thái hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Loại thuốc mà nữ bệnh nhân uống là Amitriptyline (20 viên) và Sulpirit (30 viên). Chúng đều có tác dụng giảm lo âu, chống trầm cảm, được bệnh nhân sử dụng để điều trị tại nhà. Sau...