Người phụ nữ nổi hàng trăm vết mụn rộp khắp người sau khi uống thuốc
Một người phụ nữ ở Mỹ bị nhiễm trùng tai và được bác sĩ kê một số loại thuốc điều trị thông thường. Tuy nhiên, cô lại bị phản ứng thuốc, khiến nổi hàng trăm mụn rộp khắp người.
Sau khi uống thuốc kháng sinh amoxicillin và paracetamol, cô Rachel Carey ở Mỹ bị phản ứng thuốc và nổi nhiều vết mụn rộp trên người – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Rachel Carey, 38 tuổi, ở thành phố Dallas, bang Texas (Mỹ) bị nhiễm trùng tai. Cô đến khám bác sĩ và được kê kháng sinh amoxicillin và thuốc paracetamol. Đây đều là những thuốc điều trị phổ biến và cô Rachel đã từng uống trước đó nhiều lần, theo Mirror.
Tuy nhiên, lần uống thuốc này bỗng khiến cô bị buồn nôn chỉ vài giờ sau khi uống. Sáng hôm sau, cô phát hiện vùng da sau gáy mình nổi mụn rộp. “Tôi bắt đầu cảm thấy ngứa da và phát hiện nổi mụn rộp sau gáy”, Rachel kể lại.
Trong 3 ngày tiếp theo, cô đến phòng cấp cứu bệnh viện mỗi ngày một lần. Tình trạng ngày càng tồi tệ khiến cô phải nhập viện và điều trị trong 12 ngày.
Da trên mặt, lưng, cổ, ngực và nhiều nơi khác trên cơ thể xuất hiện hàng trăm vết mụn rộp. Chúng gây cảm giác khó chịu như thể bị kiến cắn khắp người.
“Bệnh khiến rất đau. Cảm giác như đang bị bỏng từ trong ra ngoài”, cô Rachel kể lại.
Video đang HOT
Các vết mụn rộp lan ra khắp mặt khiến môi và mi mắt bị viêm, biến dạng. Cô Rachel cho biết căn bệnh khiến cô trông như quái vật.
Các bác sĩ đã sinh thiết da và phát hiện cô mắc hội chứng Stevens-Johnson. Đây là một chứng rối loạn da nghiêm trọng và hiếm gặp khiến lớp ngoài cùng của da chết đi. Nguyên nhân gây bệnh thường là do phản ứng thuốc.
Vụ việc xảy ra từ tháng 11.2019 nhưng chỉ mới được cô Rachel chia sẻ gần đây. Cô muốn nâng cao nhận thức của mọi người cũng như các bác sĩ về nguy cơ của hội chứng Stevens-Johnson.
Việc này có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh, tránh tình trạng đến bệnh viện đến lần thứ tư mới được yêu cầu nhập viện như cô. Hiện tại, cô Rachel dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn bị khô mắt và màu da bị thay đổi đôi chút, theo Mirror.
Người phụ nữ như "biến thành quái vật" sau khi dùng thuốc kháng sinh và paracetamol để giảm đau tai, bản thân còn sợ hãi khi nhìn vào gương
Một phụ nữ đã tuyên bố rằng cô ấy trở nên "trông như một con quái vật" sau khi dùng thuốc kháng sinh và paracetamol để giảm đau tai.
Rachel Carey, sống ở Dallas, Texas, Hoa Kỳ, từng bị nhiễm trùng tai và được kê đơn thuốc. Cô cho biết mình đã uống loại thuốc này nhiều lần trước đó. Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc, người phụ nữ 38 tuổi này sớm đã cảm thấy buồn nôn và sáng hôm sau, làn da của cô bắt đầu "nổi bong bóng".
Cô kể: "Tôi bị nhiễm trùng tai và phải đi cấp cứu. Tôi đã được kê đơn amoxicillin, một loại thuốc kháng sinh và Tylenol - là thuốc có thành phần chính là paracetamol. Tôi uống chúng vào khoảng 7 giờ tối. Không lâu sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy, và tôi nhận thấy vùng da sau gáy nổi bong bóng. Tôi đã uống những loại thuốc này trước đây, nhưng vì một số lý do nào đó mà lần này cơ thể tôi phản ứng với nó".
Sau đó, Rachel, người làm việc trong lĩnh vực phân tích và quản lý dữ liệu tại một trường đại học, đã đến phòng cấp cứu 3 lần trong 3 ngày nhưng tình trạng của cô tiếp tục xấu đi. Cuối cùng cô đã được đưa vào khoa Bỏng. Tại đây cô được chẩn đoán mắc Hội chứng Stevens-Johnson và điều trị 12 ngày.
Hội chứng Stevens-Johnson là một tình trạng rối loạn nghiêm trọng, hiếm gặp của da và niêm mạc khiến lớp da trên cùng chết - và thường do phản ứng với thuốc.
"Giữa chừng, họ đã làm sinh thiết da của tôi và đó là lúc họ xác nhận đó là hội chứng Stevens-Johnson. Thật là đau đớn. Cảm giác như bạn đang bị bỏng từ trong ra ngoài. Cảm giác như bị hàng nghìn con kiến lửa đỏ cắn khắp người. Sự đau đớn còn dữ dội hơn khi nhìn thấy khuôn mặt và làn da của mình trông quá khác biệt".
Rachel cho biết các vết phồng rộp nổi lên và khiến cô có cảm giác như bị những con kiến lửa đỏ cắn khắp người. Sau đó, các vết phồng rộp lan ra khắp mặt khiến môi và mắt của cô bị biến dạng. Cô cũng tiết lộ mình bị chấn thương tâm lý khi nhìn vào gương.
Tôi thậm chí còn không nhận ra mình khi nhìn vào gương. Tôi cảm thấy mình như một con quái vật!
Dấu hiệu đầu tiên Rachel nhận thấy là cô cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và không lâu sau thì da cô nổi bong bóng và mắt sưng tấy. Hiện tại, Rachel đã kiểm soát được bệnh của mình mặc dù làn da của cô vẫn bị đổi màu nhẹ.
Cô nói thêm rằng trải nghiệm này thật là "kinh khủng" và nếu không có sự động viên từ gia đình và bạn bè cũng như niềm tin của mình thì cô đã không thể tiếp tục đi tiếp. "Tôi đã trải qua rất nhiều điều trong cuộc đời và tôi biết rằng tôi cũng có thể vượt qua điều này. Các bác sĩ đã rất ngạc nhiên về việc tôi chữa bệnh nhanh như thế nào. Tôi cứ nghĩ mình sẽ như vậy mãi mãi, không biết làm sao mà đi làm lại được, nhưng tôi vẫn kiên trì. Tôi vẫn còn một số vết sẹo, nhưng tôi đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất và biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ lành 100%. Tôi đã mạnh mẽ hơn rất nhiều sau khi trải qua điều này, như thể tôi có thể chinh phục bất cứ thứ gì", cô nói thêm.
Rachel Carey và con gái
Qua trường hợp của mình, Rachel Carey mong muốn mọi người nhận thức về tình trạng này và cảnh báo trên nhãn hiệu thuốc rằng về tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
Hội chứng Stevens-Johnson là gì?
Hội chứng Stevens-Johnson là một rối loạn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến da, màng nhầy, bộ phận sinh dục và mắt. Màng nhầy là lớp mô mềm dẫn hệ thống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, cũng như đường sinh dục và nhãn cầu.
Hội chứng Stevens-Johnson thường xuất hiện do phản ứng không thể đoán trước với một số loại thuốc. Đau da là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Stevens-Johnson, và có thể xuất hiện sau các triệu chứng giống như cúm.
Sau một vài ngày, phát ban sẽ xuất hiện, bao gồm các nốt mụn riêng lẻ có thể trông giống như mụn thịt - sẫm màu hơn ở giữa và nhạt hơn xung quanh bên ngoài. Phát ban thường không ngứa và lan rộng trong vài giờ hoặc vài ngày. Các mụn nước lớn sau đó phát triển trên da, sau khi vỡ ra để lại vết loét đau đớn. Cuối cùng, vùng da bị ảnh hưởng sẽ "chết" và bong ra.
Hội chứng Stevens-Johnson là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị tại bệnh viện, thường là tại khoa chăm sóc đặc biệt hoặc viện Bỏng.
Tác hại khôn lường từ thuốc giảm đau Nhiều người có thói quen uống thuốc giảm đau một cách tùy tiện mà không biết đến tác hại khôn lường từ việc này. Đó là thói quen có hại, cần thay đổi. Thói quen nguy hiểm Rất nhiều người thường trữ sẵn trong nhà một số loại thuốc như Paracetamol, Panadol, Efferalgan..., mỗi khi cơ thể đau nhức là lấy ra dùng...