Người phụ nữ nổ đầu trên bàn mổ
Khi bác sĩ tiến hành rửa ruột, dạ dày của bệnh nhân chảy ra chất dịch nồng và bốc khói ngay sau đó. Tiếng nổ vang lên, cô gái tử vong ngay trên bàn cấp cứu.
Theo Sina, vừa qua, tại miền Bắc Ấn Độ, một người phụ nữ 40 tuổi tên Sheela Devi được đưa đến bệnh viện Jawahar Lal Neruh Medical College trong tình trạng nôn mửa, ý thức mơ hồ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhận có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc thuốc độc. Người nhà cũng cho biết bệnh nhân đã uống thuốc nhưng không rõ tên.
Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành rửa ruột cho bệnh nhân. Khi nhân viên y tế vừa cho nước muối sinh lý vào dạ dày của bệnh nhân, một loại dịch màu nâu chảy ra kèm theo mùi khó chịu. Chất dịch này còn phát ra tia lửa điện và bốc khói nghi ngút. Trong chốc lát, phần đầu bệnh nhân phát nổ khiến bác sĩ không kịp phản ứng.
Dịch chảy ra từ miệng bệnh nhân bốc khói và phát nổ. Ảnh: Sina.
Theo clip được nhân chứng ghi lại, khói bốc lên nghi ngút, sau đó là tiếng nổ phát ra từ bệnh nhân. Hiện trường hỗn loạn, các bác sĩ đã không kịp trở tay để cứu bệnh nhân. Sheela chết trên bàn cấp cứu.
Video đang HOT
Bác sĩ Zaidi, người phụ trách trực tiếp trong ca cấp cứu, cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng dẫn chất dịch trong dạ dày bằng nước muối sinh lý, tuy nhiên chất lạ đó đã bốc khói và nhanh chóng phát nổ. Chúng tôi đã không kịp cứu Sheela. Trong sự nghiệp y học, tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy. Tôi thực sự lấy làm tiếc”.
Chuyên gia nhận định chất lạ trong dạ dày của Sheela có thể là hợp chất hóa học nhôm Photphua (AlP). Chất này khi vào dạ dày đã kết hợp với axit tạo thành hợp chất dễ cháy. Khi chảy ra môi trường ngoài, chúng tiếp xúc với oxy nên có thể bắt cháy hay phát nổ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Sheela vẫn phải đợi pháp y khám nghiệm.
Nhôm Photphua là chất hóa học có độc tính cao, trước đây được điều chế thành viên sau đó đốt lên xông những kho chứa lương thực để trừ mối mọt hay điều chế thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do độc tính cao và gây chết người nếu ngửi phải nên nhôm Photphua đã bị chính phủ nhiều nước cấm dùng.
Tại khu vực Trung Đông và Tây Á, Ấn Độ, Iran, hợp chất này vẫn được sử dụng khá phổ biến và nhiều trường hợp tự tử đáng tiếc bằng nhôm Photphua đã xảy ra.
Theo Zing
Trẻ 2 tuổi nhập viện cấp cứu sau khi nhai 3 viên thuốc ngủ
Trong lúc nghịch vỉ thuốc, bé trai 2 tuổi đã lấy 3 viên bỏ vào miệng nhai. Khi bé ngủ li bì, gia đình mới tức tốc chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
Bé V. (2 tuổi, ngụ ở Hoài Đức, Hà Nội) bị ngộ độc thuốc ngủ Rotunda. Bé được cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn chiều tối 30/6 trong tình trạng ngủ mê mệt. Theo gia đình, cháu đã nghịch vỉ thuốc, lấy 3 viên bỏ vào miệng và nhai.
Khi người lớn phát hiện, cháu đã ngủ li bì và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Hoài Đức, sau đó chuyển tiếp đến Bệnh viện Xanh Pôn. Các bác sĩ lập tức rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính và truyền dịch cho cháu. Sau khi được điều trị tích cực, cháu ổn định và ra viện ngay hôm sau.
Bác sĩ Cao Thu Quế, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết: "Việc ngộ độc do uống nhầm thuốc dễ xảy ra, bởi nhiều loại có những màu sắc bắt mắt, khiến trẻ dễ nhầm là kẹo. Trong khi đó, không ít phụ huynh lại thiếu kiến thức hoặc chủ quan để thuốc trong tầm với của trẻ, đặc biệt là các loại thuốc an thần".
Bác sĩ khuyến cáo các loại thuốc không được để trong tầm với của trẻ, đặc biệt là thuốc an thần. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.
Bác sĩ Quế khuyến cáo trẻ uống nhầm thuốc vô cùng nguy hiểm, có thể gây rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, hệ thống thần kinh của trẻ đang hoàn thiện, việc uống nhầm thuốc có thể gây tình trạng hôn mê sâu, dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo các bác sĩ, việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem trẻ đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu, vì mỗi loại thuốc sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau.
Việc cần làm tiếp theo là ngăn chặn hấp thụ bằng cách móc họng, gây nôn để đưa một phần thuốc đã uống vào ra ngoài. Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào vào đường thở (khí quản), tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm.
Đồng thời, người lớn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, rồi tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc.
Theo các bác sĩ, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng vì quãng đường từ nhà đến bệnh viện phải mất một thời gian, nếu để lâu sẽ càng gây tác hại. Bởi vậy, sau sơ cứu ban đầu, gia đình cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Phụ huynh nên mang theo vỏ loại thuốc trẻ uống nhầm hoặc dịch nôn để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời, chính xác.
Để tránh trường hợp trẻ uống nhầm thuốc, cha mẹ cần để xa tầm tay trẻ em. Đựng thuốc trong các lọ có nắp đậy kín, không để lẫn chai lọ hóa chất với chai nước uống, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc. Đặc biệt, người lớn cần trông chừng trẻ nhỏ cẩn thận, dạy trẻ không nghịch hay ăn thuốc bừa bãi.
Theo Zing
Vì thói quen ăn vải kiểu này, mỗi năm hơn 100 trẻ em ở miền bắc Ấn Độ đã tử vong Các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ phát hiện nguyên nhân bí ẩn làm chết hơn 100 trẻ em mỗi năm ở miền bắc Ấn Độ do ăn quả vải. Từ năm 1994, rất nhiều đứa trẻ khỏe mạnh ở vùng Bihar của Ấn Độ bị co giật đột ngột và bất tỉnh. Một phần ba trong số chúng tử vong, điều...