Người phụ nữ nhỏ nhất thế giới, 27 tuổi cao 60cm nặng hơn 5kg, không dám có người yêu
Do căn bệnh bẩm sinh, cô gái này có thân hình vô cùng thấp bé và sức khỏe thể lực cũng yếu hơn rất nhiều so với người bình thường, tuy nhiên không vì thế mà bỏ cuộc.
Clip: Người phụ nữ nhỏ nhất thế giới Jyoti Amge.
Jyoti Amge, sinh ngày 16/12/1993 tại Ấn Độ, được Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là người phụ nữ nhỏ nhất thế giới còn sống từ năm 2011. Năm nay đã 27 tuổi nhưng Jyoti chỉ cao 60 cm và nặng khoảng 5,4 kg, thân hình nhỏ bé chỉ như một đứa trẻ lên ba. Tuy nhiên, không vì thế mà Jyoti bỏ cuộc trước cuộc sống khắc nghiệt, thậm chí cô còn tận dụng thân hình nhỏ bé để làm được những điều phi thường.
Nguyên nhân khiến Jyoti có thân hình nhỏ bé là do chứng lùn bẩm sinh. Tình trạng di truyền này có tỷ lệ khá hiếm và thường bắt đầu trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, bố mẹ của cô Jyoti đã không phát hiện ra dị tật này từ sớm bởi kinh tế quá nghèo nên không có tiền đi kiểm tra và chữa trị.
Cô Jyoti là con gái út trong gia đình có 5 anh chị em, tất cả họ đều có chiều cao và thân hình bình thường. Bà Ranjana Amge, mẹ của cô Jyoti cho biết bà đã cảm nhận được sự kỳ lạ khi mang thai đứa con út này: “Con bé không bao giờ di chuyển trong tử cung của tôi như những đứa con trước. Khi đi kiểm tra, con bé nhỏ tới mức bác sĩ không thể nhìn rõ trên máy siêu âm”.
Khi chào đời, cô Jyoti chỉ nặng 1,4 kg. Các y bác sĩ lo sợ rằng cô chỉ sống được vài tiếng. Tuy nhiên, Jyoti đã vươn lên vô cùng mạnh mẽ. Cô đã phát triển như một đứa trẻ bình thường cho tới tận lúc biết đi, gia đình mới phát hiện điều bất thường về chiều cao và cân nặng. Nhiều năm sau đó, cô Jyoti mới được chẩn đoán chính thức về căn bệnh của mình.
Jyoti rất yêu thích thời trang và cố gắng ăn mặc đúng tuổi, tuy nhiên điều này rất khó khăn vì chỉ có quần áo của đứa trẻ 3 tuổi là phù hợp với cơ thể cô.
Khi lớn lên, cô Jyoti cũng gặp một tai nạn đáng tiếc. Khi cả gia đình đang có một kỳ nghỉ ở Kashmir, Ấn Độ, bố của cô Jyoti đã trượt chân ngã trong lúc bế cô, khiến Jyoti bị gãy chân. Mặc dù hiện tại, Jyoti vẫn có thể tự đi lại nhưng cô không thể đi bộ quá 10 phút vì chân sẽ vô cùng đau đớn.
Mặc cho những khác biệt về ngoại hình, bệnh tật bủa vây có thể cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào và đau đớn nhất là sự kỳ thị, soi mói và chê cười của những người xung quanh, cô Jyoti vẫn có một cuộc sống đáng ngưỡng mộ. Cô đã lấy chính khuyết điểm của mình để biến nó thành điểm mạnh và thu hút. Chính thân hình nhỏ bé của Jyoti đã giúp cô được quan tâm và trở nên nổi tiếng. Với tính cách vô cùng cởi mở và tốt bụng, Jyoti trở thành một diễn viên được nhiều người yêu thích.
Ở quê nhà Ấn Độ, cô Jyoti được nhiều người tôn là nữ thần, nhưng người mẹ Ranjana lại chia sẻ: “Jyoti không phải là một vị thần. Cô ấy muốn trở thành một diễn viên và cư xử phù hợp”.
Cô Jyoti tâm sự: “Tôi không thể đi tới bất cứ nơi nào mà tôi muốn. Tôi không thể tự bật vòi nước, không thể mở cửa, không thể đi vào phòng tắm từ khi có ai đó đưa vào. Bất cứ khi nào tôi ra ngoài đều phải có người đi theo. Tôi thật nhỏ bé và nhiều người thậm chí không nhìn thấy tôi”. Jyoti thừa nhận không thể ra ngoài một mình vì sợ có người giẫm đạp lên mình. Mọi thứ xung quanh đều quá nặng đối với cô.
Jyoti thừa nhận cô không dám có bạn trai và từ trước đến nay cũng chưa từng hôn người đàn ông nào. “Nếu tôi thấy ai đó hấp dẫn, tôi sẽ biến anh ấy trở thành bạn của tôi. Chúng tôi không thể làm gì khác vì cuộc sống của chúng tôi quá khác biệt”, Jyoti nói. Cô cũng không có khả năng sinh con vì căn bệnh bẩm sinh đã khiến cô không trải qua giai đoạn dậy thì.
Cô Jyoti đã từng được giới thiệu trong bộ phim tài liệu mang tên “Body Shock: Two Foot Tall Teen” năm 2009. Cô cũng từng là khách mời trong chương trình truyền hình “Bigg Boss – Season 6″ của Ấn Độ. Sau này, Jyoti đã đi tới nhiều nước trên thế giới, gặp gỡ nhiều người khác cũng có ngoại hình kỳ lạ giống mình và tham gia nhiều chương trình khác nhau.
Jyoti trở nên nổi tiếng sau khi thủ vai Ma Petite, một nghệ sĩ biểu diễn trong rạp xiếc du lịch, trong bộ phim ăn khách “American Horror Story”.
Mới đây, cô Jyoti đã đến Mỹ để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất của mình. Cô sẽ trở thành ngôi sao trong loạt chương trình mang tên “Extraordinary People” (Người phi thường) phát sóng trên kênh truyền hình TLC của Mỹ.
Mặc dù có thân hình vô cùng nhỏ bé và sức khỏe yếu nhưng cô Jyoti đã có một cuộc hành trình đáng ngưỡng mộ. Những người từng tiếp xúc với Jyoti đều nói rằng cô vô cùng vui tính và chân thành. Tất cả đều mong cô sẽ thực hiện được ước mơ trở thành diễn viên nổi tiếng và luôn khỏe mạnh.
MC khiếm thị đầu tiên của VTV: 'Chỉ đơn giản là làm nghề nghiêm túc'
Chia sẻ với Zing, Lê Hương Giang - nữ MC khiếm thị đầu tiên của VTV - cho biết cô dự định đi du học thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng trong thời gian sắp tới.
Lê Hương Giang (sinh năm 1995) được nhiều người biết đến khi trở thành nữ MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Tổng cộng cô đã có 12 năm theo nghề nói. Từ một cô bé không biết phải nhìn ống kính ở góc nào, 9X trở nên chuyên nghiệp, biết cách xây dựng hình ảnh và quen thuộc với các nghiệp vụ của một người dẫn chương trình.
Trong cuộc trò chuyện với Zing, Hương Giang chia sẻ về cuộc sống hiện tại sau 3 năm xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia và những dự định trong tương lai.
Giang cho biết cô muốn sống một cách có ý nghĩa và mỗi lần mở mắt thức dậy là một ngày hứng khởi.
Sinh ra từ bóng tối
Lê Hương Giang sinh ra với căn bệnh bẩm sinh về mắt nên không thể ngắm nhìn thế giới như người bình thường. Sáu năm đầu đời, khi thị lực của 9X còn 1/10, người thân cố hết sức chạy chữa khắp nơi nhưng không có hy vọng.
Sau thời gian dài miệt mài tìm cách chữa bệnh, dần dần, cả Giang và gia đình đều đón nhận sự thật một ngày nào đó, chút ánh sáng ít ỏi trong đôi mắt của con gái sẽ biến mất. Lên cấp 2, thay vì chữa trị, gia đình tập trung cho cô đi học.
Vốn là một cô bé hiếu động, từ nhỏ Giang đã thích tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như vẽ tranh, làm gốm, múa... Mỗi lần như vậy, bố mẹ đều đi cùng để hỗ trợ.
Sinh ra từ trong bóng tối, Giang không nhìn cuộc sống bằng cửa sổ tâm hồn mà qua cảm nhận từ trái tim và các giác quan còn lại. Chấp nhận mình có một cơ thể không hoàn hảo, Giang không hề tự ti mà coi đó là một điều may mắn và cũng là một thử thách thú vị.
"Mình rất may mắn vì mỗi bước đường mình đi, mỗi quyết định của cuộc đời mình đều có bố mẹ đồng hành và ủng hộ. Đó là niềm tin và nguồn động lực rất lớn cho mình", 9X chia sẻ.
Là người khiếm thị, Giang không quá nhiều sự lựa chọn và cơ hội nghề nghiệp. Cô từng bị từ chối rất nhiều nơi khi đi xin việc. Nhưng thay vì đổ lỗi cho số phận, 9X cho rằng mình chưa đủ giỏi và chọn cách quyết tâm để chứng minh năng lực.
"Mỗi ngày, mình cảm nhận thế giới này có những màu sắc khác nhau, và đó là điểm khác biệt của mình", 9X nói.
Cái duyên đến với nghề
Ngày bé, Hương Giang ước mơ trở thành chuyên gia tâm lý để hỗ trợ cho người khuyết tật và gia đình. Song, cái duyên của nghề dẫn chương trình đã từng bước truyền cảm hứng và thôi thúc Giang theo đuổi niềm đam mê mới.
Từ nhỏ, sau nhiều lần được gặp các anh chị phóng viên, cô dần quen thuộc với cách làm việc của một ekip sản xuất chương trình, cách phóng viên phỏng vấn, lấy tin và xây dựng một bài phóng sự hoàn chỉnh.
Hương Giang luôn ấm ủ ước mơ trở thành MC truyền hình chuyên nghiệp. Ảnh: NVCC, VTV4.
Lên cấp 2, Hương Giang tham gia vào CLB phát thanh thiếu nhi của VOV2 và bắt đầu thực hiện những bài phóng sự đầu tiên. Đến năm học cấp 3, 9X được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) mời làm cho chương trình Nhật Ký Ánh Sáng. Tại nơi này, Giang được học những bài học vỡ lòng để chạm tay đến ước mơ của mình.
"Những ngày đầu tiên đi dẫn, mình khá lúng túng với các thiết bị chuyên dụng. Mình không biết phải cầm mic thế nào, điều khiển hình thể ra sao, lúng túng khi xử lý tình huống. Mình được các anh, chị, cô, chú dạy từng thứ một. Sau đó, mình học được thêm nhiều thứ và dần biết các quy trình dàn dựng một phóng sự phát thanh", Hương Giang kể lại.
Chính nhờ sự cố gắng của mình, năm 2017, Hương Giang trở thành nữ MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhớ lại những ngày đầu tiên chập chững vào nghề, Giang cho biết mình khá may mắn khi gặp được những ekip thực sự dành thời gian với người khiếm thị và không có bất kỳ sự phân biệt nào.
"Đôi khi nó là sự tỉ mỉ của những anh quay phim, là sự trăn trở, mất ngủ của những chị biên tập viên để mỗi một câu chữ được đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những điều đó đã tạo ra mình của ngày hôm nay. Nó cho mình niềm hạnh phúc và làm cho mình yêu nghề nhiều hơn mỗi ngày".
Cuộc đời của Hương Giang từng trải qua những quyết định táo bạo. Ảnh: NVCC.
Sinh ra để làm điều kỳ diệu
Trò chuyện với Zing, Hương Giang nhiều lần nhắc đến hai chữ "hạnh phúc".
Với 9X mỗi người có một giá trị sống khác nhau, cô cho rằng hạnh phúc là khi cảm nhận được nụ cười chân thành của người khác, khi mô tả những điều xinh đẹp của thế giới này với các bạn khiếm thị hoặc đơn giản là khi được khán giả nhận ra giọng nói của mình.
Hương Giang đã từng có nhiều quyết định "điên rồ".
Nhưng chính những lần mạo hiểm đã làm nên điều kỳ diệu. Quyết định táo bạo và ấn tượng nhất đối với Giang là lần đăng ký vào THPT Thăng Long - một trong những ngôi trường hàng đầu tại Hà Nội.
Giải thích về điều này, Giang nói: "Hồi học cấp 2, mình học tệ lắm, vì bị bắt nạt nên mình cũng không muốn lên cấp 3 nữa. Được mẹ động viên, mình quyết thử liều một lần đăng ký vào trường Thăng Long. Lúc đó, bạn bè ai cũng bảo mình điên rồ, vì đó là ước mơ quá xa vời, thậm chí những bạn mắt sáng cũng khó thi đậu. Nhưng cuối cùng, mình cũng đã làm được".
Từ một học sinh lúc nào cũng đội sổ, Giang trở thành tấm gương luôn đứng trong top 10 của lớp, tham gia nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế.
Giang cũng từng đối diện với vấn đề bạo lực học đường, sự kỳ thị, bất công và những lần bị nghi ngờ năng lực của bản thân.
"Mình không thích việc mọi người bi thương hóa hình ảnh của người khuyết tật hay gắn liền họ với đói nghèo, thất học. Họ cũng có ước mơ riêng, vẫn yêu cuộc sống này và sống một cách vui vẻ", 9X bày tỏ.
Một ngày làm việc của Giang bắt đầu từ 6h sáng đến nửa đêm. Những lúc không đi làm, Giang dành nhiều thời gian học ngoại ngữ, đọc sách, tập dancesport, gym.
Hiện Giang vẫn đều đặn dẫn chương trình Cuộc sống tươi đẹp của VTV mỗi tháng một số và tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để thử sức với các thể loại khác nhau. Ảnh: NVCC.
Nhìn lại 12 năm theo đuổi ước mơ, Giang cho biết cô hài lòng về mình nhất ở việc đã dám theo đuổi ước mơ và nghiêm túc thực hiện nó dù bản thân còn nhiều khiếm khuyết.
"Đôi khi mình không cần làm điều gì quá to tát, chỉ đơn giản là dẫn chương trình, theo đuổi nghề một cách nghiêm túc. Nhưng việc đó cũng đã thay đổi phần nào đấy góc nhìn của người khuyết tật và gia đình của họ. Họ tin họ cũng làm được như mình. Vì thế, mình luôn làm công việc này một cách nghiêm túc nhất, chăm chỉ nhất".
Mục tiêu lớn nhất hiện tại của Giang là trong vòng 3 năm tới sẽ đi du học thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng. Cô nói mình muốn trở thành một chuyên gia tâm lý thật giỏi để có thể hỗ trợ nhiều hơn cho người khuyết tật.
Hương Giang luôn tự tin vào bản thân mình. Ảnh: NVCC.
Giữa tháng 9/2018, Hương Giang đã đăng ký hiến tặng mô/tạng sau khi chết/chết não tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia. Cô quyết định thực hiện điều này sau khi nghe được câu chuyện về bé Nguyễn Hải An - cô bé đăng ký hiến tạng và ra đi khi mới 7 tuổi vì căn bệnh u não.
Năm 2019, Hương Giang một lần nữa được trao tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" tiêu biểu của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội.
"Sinh ra trên đời là để làm nên điều kỳ diệu cho chính cuộc sống của mình - đây là câu nói mình luôn tâm niệm. Có những điều rất là điên rồ, nhưng có ý nghĩa trong cuộc sống của mình, nên là dù nhỏ bé hay lớn lao, mình vẫn thực hiện", cô nói, và đó cũng là mong muốn lớn nhất của Giang, tạo ra những điều kỳ diệu.
Cô dâu cao 1m2, bố mẹ tưởng không bao giờ lấy được chồng, nhìn chú rể lại càng bất ngờ Sinh ra với căn bệnh lạ khiến chiều cao bị hạn chế, cô gái đã từng rất mặc cảm vào bản thân cho đến khi gặp được một người đàn ông cùng chung hoàn cảnh và yêu thương mình. Cô Yang Suxuan, hiện sống tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, chỉ cao 1m2 dù đã là người trưởng thành. Căn bệnh bẩm...