Người phụ nữ nhiễm chất độc da cam 32 năm chưa thể bước đi
Chị Cam Ly đã mổ bỏ chân trái, nay phẫu thuật chân bên phải vì nhiễm trùng khớp.
Chân trái đã cắt cụt, chân phải nhiễm trùng, các vết loét tì đè ở vùng mông khiến chị Bùi Thị Cam Ly khó nhọc đau đớn mỗi khi trở mình. Gần một tháng nay, người mẹ 60 tuổi Nguyễn Thị Mười luôn sát cánh cùng chị Cam Ly tại căn phòng số 7, Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
Cam Ly chào đời với đôi chân cong quắp tại ngôi nhà ở vùng núi cao huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đến tuổi tập đi, chị không thể bước mà chỉ bám đôi tay lần theo vách nhà để di chuyển. Hai chân mòn vẹt, thỉnh thoảng lở loét nhưng nhà nghèo không đủ tiền đi chữa trị. Sau đó khi đến Phan Rang thăm khám, bác sĩ kết luận chị ảnh hưởng chất độc màu da cam, bị xương thủy tinh.
Chị Cam Ly điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Phương.
Cách đây 10 năm, chân bên trái bị nhiễm trùng nặng, chị được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy và trải qua 3 lần phẫu thuật đoạn chi. Mấy tháng nay, các vết loét ở vùng mông trở nặng do nằm một chỗ lâu ngày, chân bên phải cũng hoại tử nên hai mẹ con chị khăn gói trở lại TP HCM.
Bác sĩ Tăng Thiện Quốc, Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân nhập viện ngày 26/9 với nhiều ổ loét tì đè ở vùng cùng cụt và vết thương ở chân bên phải. Bệnh nhân có thêm động kinh, mấy đợt lên cơn co giật rất nặng phải phối hợp ngoại thần kinh để điều trị.
Vết thương ở vùng cổ chân bên phải xuyên thấu khớp, chảy dịch nhiều nên bác sĩ phải hội chẩn chấn thương chỉnh hình để phẫu thuật đoạn chi. Dự kiến điều trị sẽ lâu dài, việc xử lý các ổ loét tì đè cũng khó khăn, có nguy cơ tái phát.
32 năm nay, mẹ là người đồng hành đỡ đần mọi sinh hoạt cho chị Ly. Ảnh: Lê Phương.
Bà Mười cho biết có 5 người con nhưng hai người lớn đã mất từ nhỏ vì bệnh, bố của Cam Ly cũng bị tàn tật nên không lao động nặng được. Mọi sinh hoạt của Cam Ly đều do bà đỡ đần. Những lúc con cần di chuyển đi khám bệnh bà phải cõng và nhờ người xung quanh giúp. “Số tiền điều trị hơn 20 triệu đồng cho con bữa giờ phải vay mượn khắp nơi, giờ không biết sẽ xoay sở vào đâu nữa”, bà Mười tâm sự.
Quen với tuổi thơ không bạn bè, nằm trong cửa sổ nhìn ra đường nên chị Cam Ly không mơ ước có thể di chuyển được, chỉ mong bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ chân thật nhanh để chị bớt đau đớn và trở về nhà cho mẹ bớt vất vả.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo VNE
Rất nhiều vụ đột ngột tử vong sau khi bị co giật, động kinh, làm thế nào để xử lý nhanh và đúng cách?
Nếu bỗng nhiên nhìn thấy một người lên cơn co giật, động kinh, bạn sẽ làm gì?
Co giật, động kinh có thể khiến nhiều người tử vong trong tích tắc do không được sơ cứu kịp thời
Nếu bỗng nhiên nhìn thấy một người lên cơn co giật, động kinh, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn là sẽ có rất nhiều người hoảng sợ, thậm chí la hét rồi bỏ chạy thay vì sơ cứu kịp thời cho người lên cơn động kinh. Có thể nói, co giật, động kinh là tình trạng bệnh lý đến đột ngột, không thể tiên lượng hay đoán trước được nên bệnh nhân mắc bệnh lý này thường phải sống trong nơm nớp lo sợ.
Nếu bỗng nhiên nhìn thấy một người lên cơn co giật, động kinh, bạn sẽ làm gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), động kinh là bệnh lý khởi phát do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Bởi vậy, cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, nếu không xử trí đúng cách có thể gây nguy hiểm tới người bệnh, khiến cơn động kinh diễn ra trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hại cho chính bản thân người sơ cứu. Đặc biệt, động kinh không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn xảy ra cả với người lớn tuổi.
Theo chuyên gia, một số sai lầm trong khi sơ cứu người lên cơn động kinh thường khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Một điểm dễ thấy khi phát hiện có người lên cơn động kinh là nhiều người sẽ la hét, hoảng sợ, điều này khiến người bệnh trở nên căng thẳng, cơn co giật lâu phục hồi hoặc thậm chí tái phát ngay khi vừa hết xong.
Một số sai lầm trong khi sơ cứu người lên cơn động kinh thường khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Trong quá trình sơ cứu người bị động kinh, nhiều người thường lo lắng bệnh nhân tự cắn vào lưỡi nên đặt vật lạ vào miệng như que đũa, ngón tay của mình... vô tình khiến tổn thương răng miệng cho người bệnh, thậm chí đứt cả ngón tay của người cho vào.
Hay nhiều người cho người bệnh nên ăn uống ngay sau khi hết cơn co giật để nhanh tỉnh lại cũng vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ho, sặc, hóc dị vật, thậm chí là tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tử vong...
Làm thế nào để sơ cứu người lên cơn động kinh đúng cách?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bạn hoàn toàn có thể sơ cứu người bị co giật, động kinh đúng cách nếu nắm rõ những nguyên tắc sơ cứu. Bạn sẽ giúp họ tránh được những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh này, cứu sống người bệnh trong tích tắc.
Bạn hoàn toàn có thể sơ cứu người bị co giật, động kinh đúng cách nếu nắm rõ những nguyên tắc sơ cứu.
Để sơ cứu người bị lên cơn động kinh, bạn cần hết sức bình tĩnh, đánh giá tình hình và nhanh chóng thực hiện câc bước sau để cứu người:
- Lấy các vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương người bệnh ra xa.
- Xoay người bệnh nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn hoặc nước bọt gây tắc nghẽn đường thở.
- Đặt gối hoặc vải mềm xuống dưới đầu người bệnh nhằm ngăn chặn dịch tiết chảy ngược lại vào đường hô hấp. Nếu người đó dùng kẹp tóc thì nên tháo chúng ra khỏi đầu.
- Nới lỏng cổ áo để họ dễ thở hơn.
Sau 5 phút nếu cơn động kinh không chấm dứt, nhanh chóng gọi điện cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Nhẹ nhàng dìu dắt, bảo vệ người lên cơn động kinh tránh chướng ngại vật và xa nơi nguy hiểm.
- Tránh tụ tập đông người, để môi trường chung quanh thông thoáng giúp bệnh nhân dễ thở.
- Sau 5 phút nếu cơn động kinh không chấm dứt, nhanh chóng gọi điện cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với bệnh nhân lên cơn động kinh ở dưới nước:
- Nâng đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước, đầu ngửa ra sau.
- Đưa nạn nhân ra khỏi nước sau khi cơn co giật chấm dứt.
- Kiểm tra nạn nhân xem còn thở không, nếu không thì thực hiện hô hấp nhân tạo ngay.
- Hãy gọi cấp cứu kể cả khi nạn nhân đã tỉnh hoàn toàn để kiểm tra nước có lọt vào phổi hay không vì điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân động kinh nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.
Lưu ý trong quá trình sơ cứu người lên cơn động kinh, không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân uống thuốc... Điều này có thể khiến nạn nhân bị tắt đường thở, tử vong trong tích tắc.
Theo chuyên gia, bệnh nhân động kinh nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc. Trong trường hợp sử dụng thuốc mà cơn co giật vẫn tiếp diễn, bạn cần phải tái khám để các bác sỹ đánh giá lại tình trạng của bạn.
Bệnh nhân động kinh cũng không nên uống quá nhiều rượu, thậm chí nên kiêng hoàn toàn, bổ sung chế độ ăn giàu protein, trái cây, rau xanh, hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột... Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể trạng, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu quá mức, luôn ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Theo Trí thức trẻ
Chân cô bé không gấp duỗi được do bó thuốc nam Bệnh nhi 12 tuổi ở Lạng Sơn bị chấn thương gối trái sau tai nạn giao thông, không vào viện mà được gia đình cho bó thuốc nam tại nhà. Đến khi bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thì chân trái hoàn toàn không gấp duỗi được, khớp gối có nguy cơ bị cứng vĩnh viễn. Bé còn...