Người phụ nữ nguyện cả đời tắm, khâm liệm cho bệnh nhân AIDS

Theo dõi VGT trên

Điện thoại báo có bệnh nhân AIDS hấp hối hoặc cần chăm sóc, bà Bùi Thị Đông ( phường Nhật Tân, Hà Nội) lại vội vàng lên đường.

Người phụ nữ nguyện cả đời tắm, khâm liệm cho bệnh nhân AIDS - Hình 1

Kể từ sau khi vợ chồng đứa con trai cả chết vì AIDS cách đây hơn 10 năm, bà Đông tình nguyện tới chăm sóc, tắm rửa và khâm liệm cho những bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ. Ảnh: Bình Minh.

Hơn 10 năm qua, người phụ nữ này tình nguyện tắm rửa, khâm liệm cho người mắc căn bệnh thế kỷ.

Bà Đông tựa đầu người thanh niên sinh năm 1978 trạc tuổi đứa con trai thứ hai của bà vào vai mình để khiêng xuống nhà khâm liệm. Lúc đến đây, bà đã chuẩn bị thùng nước lá thơm đun sẵn từ nhà. Vài hôm trước, đón cậu ta từ trại về nhà với cơ thể lở loét, bốc mùi, một tay bà bón phở, sữa rồi tắm rửa trong khi thân nhân chàng trai thì đi ủng, găng tay và bịt khẩu trang không dám lại gần.

Được bà Đông tới lau rửa cho hai buổi, thanh niên ấy qua đời. Lúc hấp hối, cậu chỉ muốn được gặp để cảm ơn và chào bà lần cuối. Đã 5 năm sau cái chết của chàng trai này, bà Đông vẫn không thể quên được những ngày ngắn ngủi ở bên chăm sóc anh ta như chính con trai mình…

Trên chiếc phản trải áo mưa trong căn lều lụp xụp cuối chợ Nhật Tân, bà Đông chợp mắt ngủ lúc 8h sáng. Dù nắng hay mưa, cứ 4h sáng hàng ngày, người đàn bà ấy đã có mặt ở chợ để làm công việc vệ sinh quen thuộc rồi chuẩn bị dọn hàng nước với lèo tèo vài chiếc cốc và ấm phích. Ở cuối chợ, bà để “đồ nghề” đi tắm cho bệnh nhân gồm xe đạp cũ cùng chiếc thùng nhựa. Hễ có ai gọi, bà đun nước rồi chất lên xe chở đi.

Trước đây có ai gọi bà là “Đông ết”, “Đông ma túy” hay “Đông siđa”, bà sẽ nổi đóa, dùng đòn gánh mà đánh đuổi người đó. Giờ bà xem những cái tên ấy như cách để người khác nhận ra bà với công việc tắm rửa, thay quần áo và khâm liệm cho bệnh nhân AIDS. Bà đến với công việc này thường xuyên kể từ sau cái chết vì căn bệnh thế kỷ của vợ chồng đứa con cả.

Kinh tế khó khăn, bà làm công nhân xây dựng, chồng không nghề nghiệp nên khi sinh đứa con trai đầu lòng năm 1975, bà có thêm nghề phụ là “bán máu”. Để có tiền nuôi con, bà lê la khắp các bệnh viện, có tháng phải bán máu vài lần. Ngày đó, mỗi lần lấy máu, bà được 75 đồng, cân đường, thịt và ít thuốc B1. Nghỉ chế độ, bà vẫn tiếp tục “công việc” này đến năm 2003. Nhiều hôm kiệt sức, có lần bà uống thuốc sâu tự tử để khép lại cuộc đời nhưng may mắn được cứu sống.

Đứa con cả học kém lại không công việc nên sớm “vập” vào ma túy. Năm lần bảy lượt, bà chắt chiu tiền bán máu đưa con đi cai nghiện nhưng không thành. Con mắc bệnh xã hội, bà lại rút đi nguồn sống cơ thể để cố níu kéo sự sống cho con. Lúc cuối đời, đứa con này khát khao mái ấm gia đình và muốn cưới một phụ nữ nghiện, nhiễm HIV ở cùng khu.

Video đang HOT

Một năm sau ngày cưới, con dâu phát bệnh, cơ thể lở loét, hôi tanh. Người nhà bịt mũi nhìn, chỉ có bà Đông dám lại gần lau rửa chu đáo cho tới khi cô nhắm mắt. Không lâu sau cái chết của vợ, con trai bà cũng chết vì AIDS. Cả hai đứa con, bà đều tự tay chăm sóc. Lúc khâm liệm, bà còn nấu nước lá thơm tắm rửa, thay quần áo cho họ.

Người phụ nữ nguyện cả đời tắm, khâm liệm cho bệnh nhân AIDS - Hình 2

Quán nước lèo tèo với vài chiếc cốc và phích nước của bà Đông ở cuối chợ Nhật Tân. Bận rộn với công việc dọn vệ sinh chợ và đi tắm cho người bị AIDS nên chẳng mấy khi bà có mặt ở quán. Ảnh: Bình Minh.

Giống anh trai, đứa con thứ hai của bà Đông cũng nghiện ngập rồi nhiễm bệnh xã hội nhưng may mắn, vợ và hai đứa con của anh này “thoát nạn”. Hiện tại, người con ấy sống trong trại cai nghiện ở Hà Nội. Còn cậu con út 20 tuổi của bà Đông bỏ học từ năm lớp 11 cũng sớm xăm trổ và chơi ma túy tổng hợp. Chán cảnh gia đình, chồng bà Đông ra đi với người đàn bà khác đã 6 năm nay.

Người phụ nữ có thân hình to béo, tính dễ nổi nóng, chia sẻ đến với bệnh nhân AIDS vì tình thương dành cho các cháu mà không thấy ghê bẩn gì. Bản thân bà thừa nhận, ban đầu cũng sợ nhưng cứ nghĩ đang chăm con cái mình, bà vượt qua hết. Trước khi chưa tiếp xúc với người bệnh giai đoạn cuối, bà từng có “thâm niên” lau rửa, “ làm đẹp” cho người chết.

“Nhìn các cháu chỉ trạc tuổi con mình vật vã, thều thào nói ân hận, tôi lại nhớ đến con mình. Đã quá muộn nhưng những lời trăn trối, ăn năn của chúng gợi lại trong tôi nỗi đau và càng giúp tôi thêm can đảm để đến với người bệnh”, bà Đông nói.

Sau khi chứng kiến bà chăm lo cho vợ chồng đứa con cả, những gia đình quanh đó có con bị bệnh cũng tìm đến nhờ bà. Trường hợp đầu tiên bà chăm sóc là một thanh niên sống trong chợ. Lúc bà đến, người này chỉ còn da bọc xương, nằm co quắp và liên tục xua đuổi người lạ vì tủi thân. Thấy bà ân cần đến bên, người đàn ông đó ôm lấy bà khóc nấc. Sau anh này, bà lần lượt khâm liệm cho nhiều người thân của gia đình ấy chết vì bệnh xã hội và ung thư.

Bà Đông kể những ngày đầu đến với các gia đình có con bị AIDS, bà bị họ xua đuổi, chửi mắng. “Họ làm vậy vì chưa có kỹ năng, hiểu biết về căn bệnh thế kỷ. Càng chửi, tôi càng đến. Cuối cùng, lúc con họ qua đời, những gia đình ấy lại gọi đến tôi”, bà Đông nói.

Lúc đầu chưa thực sự hiểu về căn bệnh thế kỷ, bà Đông chỉ làm theo bản năng và kinh nghiệm. Tới năm 2005, khi Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS về phường phổ biến kiến thức, bà được đi tập huấn và trở thành tình nguyện viên. Từ đó, bà đều đặn cùng các tình nguyện viên đến từng hộ gia đình phổ biến kiến thức về HIV, phát bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí cho các đối tượng nghiện ma túy. Không chỉ tuyên truyền, bà còn tình nguyện đưa người có HIV đi khám. Nhiều trường hợp không có tiền đi xe ôm, bà phải bỏ tiền túi ra cho họ. Số tiền ấy, bà chắt chiu từ những lần bán giấy báo, nilon, chai nhựa nhặt nhạnh ngoài chợ.

Nhắc đến những đứa con, bà chẳng muốn mở bọc ký ức đã khó khăn lắm mới gói ghém để cất chặt trong lòng. Chỉ khi kể về công việc đến bên những “khách hàng” đặc biệt, bà trở nên hoạt bát, nhớ vanh vách từng người bị nhiễm bệnh ra sao. Với bà, dù bị gia đình, xã hội xa lánh nhưng họ vẫn là con người cần tình thương.

Lý giải cho việc gắn bó với công việc chăm sóc người bị AIDS đã nhiều năm nay, bà Đông giãi bày: “Tôi làm việc này để những người làm cha mẹ có con bị bệnh hiểu rằng họ không việc gì phải sợ cả, vì một bà mẹ có ba đứa bị AIDS như tôi đã sống cùng và chăm sóc những người bị bệnh không phải ruột thịt”.

Theo bà Đông, mỗi khi đến với họ, “đồ nghề” của bà lúc nào cũng có găng tay, thuốc khử trùng, thuốc bột, khẩu trang, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần mang găng, bịt khẩu trang vì dễ khiến bệnh nhân tủi thân, mặc cảm. Với “khách hàng” ở giai đoạn cửa sổ 4, miệng có vết lấm tấm trắng mới cần đi găng.

Hiện tại, dự án quốc tế đã kết thúc nhưng bà vẫn tiếp tục công việc đến bên bệnh nhân AIDS trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời họ. Chỉ cần có điện thoại gọi, bà sẵn sàng bỏ hết công việc ở chợ để đi tắm cho người bệnh. Giờ ngay sau căn lều ở chợ, bà trồng sẵn một vườn lá trầu không, bưởi, hương nhu, xả để nấu nước tắm.

Bà bảo mỗi tháng đi tắm cho người bệnh khoảng 5-7 lần nhưng cũng có tháng chẳng lần nào vì còn tùy thuộc họ cần bà lúc nào. Làm công việc từ thiện ấy đã hơn chục năm qua nhưng chưa lần nào bà nhận tiền hay quà bánh của các gia đình. Mỗi tháng, mức lương dọn vệ sinh chợ hơn 2 triệu đồng cộng với khoản nhặt nhạnh đồng nát cũng được khoảng 3 triệu giúp mẹ con bà chi tiêu tằn tiện. Bà ít khi ở nhà mà thường ngủ lại ở chợ cho vui.

“Niềm an ủi lớn nhất của tôi bây giờ là hai đứa cháu nội ngoan, học giỏi. Cuộc đời tôi bây giờ là mang tình thương đến cho các cháu bị bệnh. Tôi sẽ làm việc này đến khi nào không còn sức nữa mới thôi”, bà Đông nói.

Nhắc tới bà Đông, ông Bùi Văn Đê, Chủ tịch hội chữ thập đỏ phường Nhật Tân, bày tỏ sự khâm phục. Theo ông Đê, bà Đông có cuộc đời bất hạnh. Nỗi đau khổ trong cuộc sống gia đình dồn nén khiến người đàn bà này trở nên cay nghiệt và “xù lông” với mọi người.

“Dù vậy, bà ấy tốt bụng, có tâm và can đảm. Bà ấy chẳng khi nào ngại ngần khi được nhờ tới chăm sóc, tắm rửa cho những bệnh nhân AIDS. Từng có con mắc bệnh nên bà đến bên họ bằng tình thương của một người mẹ, giúp họ thanh thản lúc nhắm mắt”, ông Đê nói.

Ông Đê cho biết thêm, khi chợ Nhật Tân thành lập, phường đã tạo điều kiện cho bà Đông vào làm vệ sinh trong chợ. Đến nay, ngoài chăm sóc bệnh nhân AIDS, bà Đông tham gia thành lập câu lạc bộ của những người nhiễm H và nghiện ma túy.

Theo Xahoi

Người đàn bà cưu mang bệnh nhân HIV

Hơn hai năm kể từ khi mở mái ấm tình thương để nhận nuôi bệnh nhân bị nhiễm HIV, không ít lần bà phải nghe những lời thị phi, dè bửu, thậm chí xa lánh của những người cùng khu phố.

Bà Đỗ Thị Quý (57 tuổi ở khu phố 6, thị trấn Củ Chi, Củ Chi, TP. HCM) hơn 2 năm nay đã làm cái việc khác người là lập ra mái ấm tình thương, chăm sóc những bệnh nhân HIV. Bà Quý bảo, cơ duyên khiến mình nảy sinh ý định làm việc này từ khi người con cả của bà bị nghiện dù năm lần bảy lượt đi cai mà vẫn tái nghiện. Đến khi có một người bên Australia về nước gặp và giúp đỡ thì con bà đã cai nghiện thành công. Cảm phục tấm lòng của ân nhân đã giúp đỡ, lại nghĩ đến những lần đưa con đi cai nghiện bà đã chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh đáng thương khi vừa nghiện vừa bị nhiễm HIV nên bị gia đình xa lánh khiến trong suy nghĩ của bà bật lên một ý tưởng đó là mình phải làm gì đó để giúp những con người bất hạnh này.

Hình ảnh những người bất hạnh cứ luẩn quẩn trong đầu bà suốt một thời gian khiến bà quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình thật nhanh. Nghĩ là làm, bà đã tìm hiểu về căn bệnh HIV và được biết căn bệnh này cũng không dễ bị lây như mọi người lầm tưởng. Vì vậy bà đã đưa về nhà hai bệnh nhân và cho sống chung để giúp đỡ họ. Thời gian đầu, các con bà phản đối kịch liệt, tuy nhiên bà đã cố gắng phân tích, thuyết phục để các con mình chấp nhập. Sau một thời gian, khi hiểu ra tấm lòng của mẹ, các con bà đã quay lại ủng hộ việc làm hết sức nhân văn này của mẹ mình.

Người đàn bà cưu mang bệnh nhân HIV - Hình 1

Bà Quý coi những bệnh nhân bị HIV như con đẻ của mình.

Ban đầu bà chỉ nghĩ sẽ giúp một vài người nhưng chẳng hiểu thế nào mà bệnh nhân tìm đến ngày càng nhiều, ngôi nhà chẳng mấy chốc đã quá chật chội không thể nhận thêm nên bà đã bàn bạc với các con chuyển xuống thị trấn Củ Chi để thuê địa điểm khác cho rộng rãi hơn. Khi mới chuyển về đây, bà và các thành viên trong mái ấm vấp phải sự kỳ thị xa lánh của những người dân cùng khu phố bởi họ sợ bị lây nhiễm. Còn chính quyền địa phương cũng đôi lần gây khó dễ với lý do lo ngại những thành viên mà bà nhận cưu mang trở lại con đường cũ gây mất an ninh trật tự địa bàn.

Trước những áp lực đó nhiều lúc tưởng chừng bà đã suy sụp, nhưng mỗi khi nghĩ đến nếu giải thể thì những số phận này sẽ đi về đâu hay để họ quay lại còn đường cũ. Nếu điều đó xảy ra thì rất nguy hiểm, bởi theo bà một người bị bệnh HIV có tâm lý chán nản thì họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí là nguồn lây bệnh cho nhiều người khác. Chính vì điều đó mà bà đã ra sức thuyết phục để chính quyền địa phương thông cảm và tạo điều kiện để mái nhà tình thương được phép hoạt động.

"Ngày mới chuyển xuống đây mọi thứ thiếu thốn nhưng được cái mấy đứa nó cũng ngoan ngoãn đùm bọc lấy nhau và biết nghe lời, khi khỏe thì ngồi xâu hạt cườm thành túi để kiếm thêm thu nhập. Đến giờ dù vẫn phải đi thuê nhưng mọi thứ cũng tạm ổn", bà tâm sự.

Công việc thường ngày của bà là chăm lo từ miếng ăn giấc ngủ cho từng người, coi họ như con. Nhưng cũng có khi do làm quá sức nên bà lâm bệnh, những lúc như vậy bà mới cảm nhận được tình cảm của những đứa con không ruột thịt dành cho mình. Một câu mẹ "cố lên", hai câu mẹ "cố lên", rồi phân công từng người chăm sóc cho bà. Cũng chính từ sự quan tâm ngược lại đó mà bà có cảm giác như mình khỏe nhanh hơn.

Hơn 2 năm đã trôi qua bà đang nhận nuôi và chăm sóc cho 15 bệnh nhân gồm cả nam và nữ mang căn bệnh HIV. Dù phải chịu nhiều điều tiếng và sự xa lánh của mọi người nhưng bà chưa bao giờ coi đây là công việc nhằm mục đích vụ lợi. Bà làm việc này bởi niềm vui và coi đó là như làm phúc, tích đức cho đời.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc
20:06:00 20/11/2024

Tin đang nóng

Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động
13:46:42 22/11/2024

Tin mới nhất

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?

Netizen

15:33:19 22/11/2024
Mới đây, trong một nhóm cộng đồng dành cho phụ huynh TP.HCM, một người mẹ đã bức xúc chia sẻ câu chuyện mà con gái chị gặp phải ở lớp.

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con

Sao âu mỹ

14:03:02 22/11/2024
Lindsay Lohan từng trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào. Giờ đây, cô sẵn sàng trở lại với điện ảnh, có một tổ ấm hạnh phúc và bình yên.

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.

Nữ ca sĩ nhiều năm vắng bóng: Định cư Pháp, làm mẹ đơn thân sexy tuổi 35

Nhạc việt

11:59:16 22/11/2024
Sau thời gian dài vắng bóng, ca sĩ Hằng BingBoong chính thức trở lại với MV Đứa bé nó hỏi (sáng tác: Đạt G; sản xuất âm nhạc: Đoàn Minh Vũ).