Người phụ nữ nguy kịch vì đắp lá cây lên vết thương
Bị thương ở chân nhưng không nhập viện khám, người phụ nữ tìm đến thầy lang để bốc thuốc bằng lá cây. Hậu quả, bệnh nhân bị cắt bỏ một phần chân và có thể tử vong.
Từ đầu năm đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận hàng chục trường hợp bị biến chứng nặng ở vết thương, do bệnh nhân tự dùng thuốc nam và đắp một số lá cây không rõ nguồn gốc. Mới đây, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp có nguy cơ tử vong cao do biến chứng quá nặng.
Cắt bỏ chi sau khi dùng thuốc lá
Sáng 7/7, bà H. (55 tuổi, ngụ thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa thị xã Ninh Hòa vào bệnh viện tỉnh trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, viêm loét vùng cụt, sưng mủ, có dịch chảy ở 2 mu bàn chân, trong đó chân phải bị nặng hơn chân trái.
Theo bác sĩ Phạm Đình Thành, Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình tổng quát, bệnh nhân bị nhiễm trùng hoại tử 2 mu bàn chân, ở chân phải đã lan rộng tới cẳng đùi, nguy cơ tử vong cao.
Video đang HOT
Một bệnh nhân phải phẫu thuật sau khi khi tự ý dùng thuốc lá đắp vết thương. Ảnh: A.B.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu cắt lọc đoạn chi bên phải. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân diễn biến nặng do có tiền sử bệnh tiểu đường, hôn mê sâu, phải thở máy để duy trì sự sống.
“Việc phải phẫu thuật cắt lọc đoạn chi bên phải cũng do người bệnh nhập viện muộn. Ngoài ra, người bệnh tự dùng lá cây để đắp vào vết thương khiến bệnh càng nặng hơn”, bác sĩ Thành chia sẻ. Sáng 9/7, bệnh viện đã giải quyết cho bệnh nhân H. về nhà theo nguyện vọng gia đình.
Theo người nhà, bệnh nhân H. bị mắc bệnh đái tháo đường. Trước đó, đôi chân của bệnh nhân xuất hiện vết thương lâu lành gây đau đớn, nên có đến thầy lang thăm khám. Người này cho một số lá cây để đắp vào vết thương. Tuy nhiên, sau 10 ngày đắp thuốc, vết thương không lành, trở nặng, bệnh nhân mới nhập viện.
Không nên tự ý dùng thuốc khi bị thương
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh nhân T.T.T.Đ (48 tuổi, ngụ TP Nha Trang), cũng đang được điều trị sau khi dùng thuốc lá cây không rõ nguồn gốc để đắp vết thương.
Theo người nhà bệnh nhân, bà Đ. bị một vết thương ở đầu gối do tai nạn giao thông, thường xuyên bị sưng tấy. Gia đình mua thuốc lá chữa trị cho bà. Sau 3 ngày đắp thuốc, đầu gối của bệnh nhân sưng tấy và đau hơn nên phải nhập viện phẫu thuật.
Các bác sĩ cho biết trường hợp của bệnh nhân Đ. có thể điều trị kịp chữa trị vì thời gian đắp lá không dài, viết thương nhiễm trùng viêm tấy, tụ dịch nhưng chưa ở mức nghiêm trọng phải đoạn chi.
Theo bác sĩ Phạm Đình Thành, việc tự ý dùng lá cây để đắp lên vết thương sẽ gây nhiều biến chứng và hậu quả khó lường cho người bệnh. Trường hợp bị biến chứng nhẹ, nhập viện sớm, các bác sĩ có thể xử lý bảo toàn được chi cho bệnh nhân. Trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ, thậm chí gặp biến chứng suy đa tạng, đe dọa đến tính mạng.
“Người bị chấn thương nên chườm lạnh, kê cao chân và đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để tư vấn, điều trị. Tuyệt đối không đắp thuốc bằng các lá cây hay bôi dầu nóng, rượu thuốc vì nó sẽ làm nóng vùng tổn thương, gây chảy máu mạnh hơn, dẫn tới nguy cơ teo cứng khớp, viêm khớp, hình thành áp- xe gây hoại tử sinh hơi, nặng hơn là suy đa tạng dẫn tới tử vong”, bác sĩ Thành chia sẻ.
Đắp thuốc lá cây: Hậu quả khó lường
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận một số trường hợp bị biến chứng nặng ở vết thương do bệnh nhân dùng thuốc nam và đắp một số lá cây không rõ nguồn gốc. Đã có trường hợp tử vong do biến chứng quá nặng.
Bị chấn thương ở đầu gối nhưng bệnh nhân N.N.T. (39 tuổi, xã Cam Phước Tây, TP. Cam Ranh) không đến BV mà tìm đến các thầy lang để cắt lể và đắp thuốc bằng lá cây. Với gần 70 lần đắp thuốc lá cây và 10 lần thực hiện cắt lể, chọc hút lấy mủ ở 7 thầy lang khác nhau, hậu quả là chân trái của bệnh nhân ngày càng teo nhỏ, đi lại rất khó khăn. Thấy tình trạng ngày càng nặng, giữa tháng 6, bệnh nhân T. mới tới BVĐK tỉnh để khám. Qua khám, các bác sĩ phát hiện khớp gối của bệnh nhân T. bị viêm nặng với nhiều biến chứng hoại tử, bao khớp lỏng lẻo kém đàn hồi, sụn chêm trong và ngoài bị thoái hóa, đứt dây chằng chéo trước gối trái. Nhằm bảo toàn và không phải cắt bỏ chân cho người bệnh, các bác sĩ đã khẩn cấp phẫu thuật nội soi súc rửa, xử lý tình trạng nhiễm trùng khớp gối. Sau khi điều trị dứt điểm tình trạng trên, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lần 2 để nối dây chằng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dù được chữa khỏi nhưng chức năng chân trái của bệnh nhân sẽ không thể phục hồi như trước.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T.
Bệnh nhân T. cho biết: "Lúc mới bị thương, tôi không thấy đau, tối về thấy khớp gối bị sưng to cứ nghĩ bị trật khớp thông thường nên đến thầy lang để chữa trị cho nhanh. Theo các thầy lang, tôi chỉ cần cắt lể và đắp các lá cây khoảng 1 tháng sẽ khỏi. Tin tưởng các thầy nên tôi ráng theo. Thời gian đầu điều trị có bớt đau nhức nhưng được khoảng 10 ngày, nửa tháng thì bị lại. Do ngại đến BV, thầy này điều trị không hết, tôi chuyển qua thầy lang khác. Theo các bác sĩ, cũng may tôi vào BV kịp thời, nếu trễ khoảng 1 - 2 ngày thì phải tháo bỏ chân vì nhiễm trùng quá nặng".
Không may mắn như bệnh nhân T., đầu tháng 1, Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình tổng quát (BVĐK tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân N.H.R (59 tuổi, TP. Nha Trang) bị hoại tử nặng ở chân phải do đắp thuốc lá cây. Theo người nhà, bệnh nhân R. có mọc một mụt nhọt ở chân phải gây đau nhức nên tìm đến thầy lang để điều trị. Sau 1 tuần đắp thuốc bằng lá cây thấy bệnh ngày càng nặng, bệnh nhân mới nhập viện. Tuy được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng do bị nhiễm trùng quá nặng, dẫn tới biến chứng suy đa tạng nên bệnh nhân đã tử vong.
Bác sĩ Phạm Đình Thành - Trưởng khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình tổng quát, thuộc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng (BVĐK tỉnh) cho biết: "Các thầy lang hầu hết đều điều trị theo kinh nghiệm dân gian nên họ không hiểu rõ phối hợp các loại thuốc như thế nào để hỗ trợ nhau, liều lượng thuốc dùng thế nào cho phù hợp với cân nặng cũng như mức độ nặng nhẹ của vết thương, cơ địa của bệnh nhân. Vì vậy, dễ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả khó lường cho người bệnh. Đối với các trường hợp bị biến chứng nhẹ, nhập viện sớm, chúng tôi có thể xử lý bảo toàn được các chi cho bệnh nhân; nếu nặng phải phẫu thuật cắt bỏ; riêng những trường hợp bị biến chứng suy đa tạng gần như không thể cứu được".
ể tránh tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tỉnh táo với những lời quảng cáo, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Sau chấn thương nên chườm lạnh, kê cao chân và đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Đắp thuốc nam tại nhà, người đàn ông suýt mất chân Thấy bàn chân phải đột nhiên đau nhức, gây khó khăn trong việc đi lại, ông T.V. N. (49 tuổi, trú tại Trực Ninh, Nam Định) đã không đi bệnh viện khám mà mua thuốc nam về đắp vào chỗ đau. Bàn chân của ông N. sau khi được phẫu thuật. Ảnh: BVCC Rất nhanh sau đó, chân của bệnh nhân ngày càng...