Người phụ nữ nguy kịch sau khi uống 50 viên thuốc trầm cảm
Sau khi uống quá liều thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân 31 tuổi rơi vào trạng thái hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim.
Loại thuốc mà nữ bệnh nhân uống là Amitriptyline (20 viên) và Sulpirit (30 viên). Chúng đều có tác dụng giảm lo âu, chống trầm cảm, được bệnh nhân sử dụng để điều trị tại nhà. Sau uống, người bệnh lơ mơ, gọi hỏi biết nhưng chậm chạp. Vì vậy, gia đình đã đưa chị tới cấp cứu ở Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh).
Tại khoa Hồi sức tích cực nội, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Ê-kíp ngay lập tức cho người bệnh đặt nội ống khí quản, thở máy, rửa dạ dày, dùng thuốc kiểm soát rối loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý tăng liều khi sử dụng thuốc để tránh hậu quả đáng tiếc. Ảnh: Freepik.
Sau khi điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số sức khỏe được kiểm soát. Sau 3 ngày điều trị tích cực, người bệnh tỉnh táo, nhịp tim trở lại bình thường và được chuyển khoa Tâm thần kinh. Người bệnh đã ổn định và được xuất viện sau 7 ngày.
Thuốc là dược phẩm không thể thiếu trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng có thể gây tác dụng phụ hoặc ngộ độc nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ. Chúng ta tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hạ thân nhiệt chỉ huy cứu người bệnh ngừng tuần hoàn
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí (Quảng Ninh) vừa áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy cứu sống người bệnh ngừng tuần hoàn 40 phút.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim từng cơn... vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu khoảng 40 phút, bệnh nhân có tim đập trở lại.
Các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tổn thương và áp dụng hạ thân nhiệt chỉ huy, nhiệt độ 33 độ C nhằm bảo vệ, hỗ trợ phục hồi tế bào não tổn thương ngừng tuần hoàn.
Sau khi kết thúc hạ thân nhiệt chỉ huy tại bệnh viện, khi được gọi hỏi, người bệnh đã mở mắt và được chuyển Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị. Hiện tại, người bệnh đã hồi phục hoàn toàn.
Theo các bác sĩ, thông thường, người bệnh sau khi bị ngừng tuần hoàn dù được cứu sống vẫn sẽ phải đối mặt với các di chứng tổn thương não hết sức nặng nề như liệt nửa người, co giật, mất trí nhớ, nặng hơn là hôn mê sống đời sống thực vật.
Để người bệnh có nhiều cơ hội sống, đặc biệt là phục hồi ý thức và các chức năng vận động, hạ thân nhiệt chỉ huy chính là một kỹ thuật tiên tiến trong điều trị giúp giảm tỷ lệ tử vong và các di chứng tổn thương não cho người bệnh sau ngừng tuần hoàn.
Với phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy, nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ được kiểm soát chủ động, hạ từ mức nhiệt độ sinh lý bình thường 37 độ C xuống từ 33 - 36 độ C trong vòng 24 - 48 giờ sau ngưng tuần hoàn. Cơ chế hạ thân nhiệt có tác dụng giảm phù, giảm nguy cơ viêm não, cải thiện tưới máu và cung cấp oxy, giúp não có nhiều cơ hội hồi phục hơn.
Cứu sống hai bệnh nhân nhồi máu cơ tim biến chứng nặng Hai ngày cuối tuần, khoa Nội Tim mạch Bệnh viện 19-8 tiếp nhận 2 ca bệnh nặng, đều với chẩn đoán Nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Nguyễn Văn Th., SN 1972, xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, khó thở, được người nhà đưa đến bệnh viện....