Người phụ nữ mỗi ngày vắt được hơn 6 lít sữa mẹ
Một ngày người phụ nữ này có thể vắt được hơn 6 lít sữa, giúp hàng ngàn trẻ em được uống sữa mẹ.
Elisabeth Anderson-Sierra, một bà mẹ hai con đến từ Beaverton, Oregon (Mỹ) mắc một hội chứng hiếm gặp có tên là Hyperlactation Syndrome (Hội chứng Thừa sữa). Mỗi ngày Elizabeth có thể vắt được khoảng 6,4 lít sữa, gấp gần 10 lần những người phụ nữ thuộc nhóm nhiều sữa nhất.
Số lượng sữa lớn như vậy khiến bà mẹ này mất khoảng 10 tiếng mỗi ngày để hút sữa và bảo quản. Tính đến nay cô đã quyên góp được 2.5 tấn sữa mẹ cho các ngân hàng sữa và những gia đình có nhu cầu.
Cô Elisabeth mắc chứng bệnh hiếm gặp khiến cô có nhiều sữa hơn các bà mẹ khác.
Kể từ khi mang thai đứa con gái lớn Isabella, hiện đã 2 tuổi rưỡi, Elisabeth ước chừng cô đã cho hàng ngàn đứa trẻ bú bằng sữa của chính mình. Nghe có vẻ khó tin, những đúng là cả ngày Elisabeth chỉ có việc bơm sữa ra, sau đó cất vào 4 tủ lạnh lớn ở nhà mình, để sau đó đem cho các bà mẹ ở địa phương, những người không có đủ sữa cho con bú, hoặc những cặp vợ chồng đồng tính và các ngân hàng sữa mẹ cho các bé sinh non. Bất chấp việc tốn rất nhiều công sức và cả những khó khăn trong quá trình lấy sữa, bà mẹ 29 tuổi này vẫn cho rằng đó là “công việc của tình thương”.
Cô ước chừng mình đã quyên góp được 2 tấn rưỡi sữa mẹ.
“Tôi bơm sữa 5 lần mỗi ngày, ngay khi tỉnh dậy, sau khi ăn sáng, sau bữa ăn trưa, sau bữa ăn tối và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Tôi có thể cho ra 2.37 lít sữa trong lần đầu tiên”, Elisabeth chia sẻ.
“Tổng cộng tôi sẽ dành ra khoảng năm tiếng mỗi ngày chỉ để bơm sữa và sau đó cộng thêm thời gian bảo quản, ghi nhãn, khử trùng… thì có thể lên tới 8 đến 10 tiếng. Việc bơm sữa ra không hề thoải mái tí nào, nó rất khó chịu và đau nhưng đây là công việc vì tình thương của tôi”.
Việc bơm sữa ra khiến Elisabeth mất rất nhiều thời gian.
Video đang HOT
Elisabeth luôn hài lòng với công việc của mình khi quyên góp sữa tại địa phương và thấy các em bé được nuôi dưỡng khỏe mạnh bằng sữa của mình.
“Tôi cũng không kì thị ai cả – tôi đã tặng sữa cho những cặp đôi đồng tính và cho những người mẹ đang phải uống thuốc điều trị hoặc từng cắt bỏ ngực vì bệnh ung thư vú. Tôi cảm thấy rất vui”, cô nói.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Inside Edition, Anderson-Sierra cho biết cô đã bắt đầu muốn quyên tặng sữa của mình sau một trải nghiệm với chính con gái đầu lòng của mình. Vì con bị sinh non và lúc đó cô chưa có sữa nên cô phải dựa vào sữa hiến tặng của người khác.
“Mặc dù tôi có thể cho đứa con thứ 2 bú sữa của tôi, nhưng tôi đã không thể làm điều đó với con gái lớn của mình”, Elisabeth nhớ lại.
Khoảng một nửa số sữa của Elisabeth được dành cho các gia đình trong khu vực, số còn lại thì được đưa đến ngân hàng sữa Prolacta Bioscience của California.
Đứa con gái đầu lòng củaa Elisabeth bị sinh non và lúc đó Elisabeth không có sữa để cho chính con mình bú.
Mặc dù hiện giờ rất tự hào về việc giúp đỡ hàng trăm gia đình không có điều kiện, Elisabeth thừa nhận rằng đã lúc ban đầu cô đã thấy sợ hãi.
“Nhỡ đâu tôi cho đi hết số sữa của mình và có điều gì đó không ổn xảy ra làm tôi không còn sữa cho chính con mình nữa thì sao? Tôi đã nghe thấy những câu chuyện tương tự xảy ra với các bà mẹ khác. Lúc đó tôi sẽ lại là người phải đi tìm sữa hiến tặng trong tuyệt vọng”, bà mẹ trẻ tâm sự.
Ai cũng sốc khi nhìn thấy tủ lạnh chất đầy sữa của Elisabeth.
Cuối cùng Elisabeth cũng vượt qua được điều đó, và tiếp tục cho đi tất cả số sữa của mình. Điều đó khiến cô cảm thấy mình đang đóng góp cho cộng đồng và cho nhân loại. Cô muốn khuyến khích các bà mẹ khác hãy vươn tay giúp đỡ cộng đồng mình và nghĩ đến việc hiến tặng. Sữa mẹ được ví như là “vàng lỏng” và không bao giờ nên bị bỏ phí.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Mới 10 tuổi cậu bé này đã nặng gần 100kg, ăn cả giấy vệ sinh vì không thấy no
Có những lúc, cậu bé thậm chí còn ăn cả giấy vệ sinh và nạo đất để bỏ vào miệng vì cơn đói triền miên.
Mặc dù mới lên 10, Caden Benjamin, đến từ Mpumalanga, Nam Phi đã sở hữu cân nặng đáng kinh ngạc: 90kg! Sự thật là, Caden mắc một hội chứng hiếm gặp có tên là Prader-Willi, một chứng bệnh di truyền khiến cho người mắc luôn luôn thấy thèm ăn.
Caden Benjamin luôn luôn thấy thèm ăn do chứng bệnh hiếm gặp.
Ngay từ khi còn nhỏ, Caden đã thường hay đòi ăn. Mẹ của cậu bé, chị Zola, nhận ra rằng có điều gì đó bất thường về sự thèm ăn của con mình khi Caden lên ba tuổi - khi ấy cậu bé đã nặng tới 40kg. Zola đã đưa con trai đến gặp nhiều bác sĩ, nhưng không ai có thể giải thích nổi tại sao cậu lúc nào cũng đói bụng và tăng cân nhiều đến thế.
Cuối cùng, một bác sĩ tại Bệnh viện Steve Biko ở Pretoria đã cho tiến hành một số cuộc xét nghiệm và chẩn đoán rằng Caden đã mắc chứng Prader-Willi, một chứng bệnh hiếm gặp và không thể chữa khỏi.
Mỗi giờ Caden đều phải ăn một thứ gì đó mới thỏa mãn cơn đói triền miên của mình.
Nếu hầu hết trong số chúng ta chỉ ăn ba bữa một ngày, thì cơn đói của Caden khiến cậu phải đòi ăn trong mỗi tiếng.
"Bình thường, thằng bé sẽ bắt đầu một ngày bằng việc ăn ba lát bánh mì nướng pho-mai và khoảng 1 tiếng sau sẽ ăn thức ăn để lại từ ngày hôm qua kèm theo nước ngọt. Thế rồi buổi trưa thằng bé sẽ ăn hai miếng thịt gà lớn. Cứ như vậy đến hết ngày, mỗi giờ thằng bé sẽ đòi ăn cái gì đó", mẹ của Caden nói với Saturday Star.
Vấn đề ở đây là những người mắc chứng Prader-Willi thật ra lại cần ăn ít thức ăn hơn những người bình thường, bởi vì cơ thể họ thường có ít cơ bắp hơn và đột cháy ít lượng calo hơn. Các bác sĩ gần đây đã khuyên mẹ của Caden rằng cậu bé cần phải ăn kiêng, nếu cô muốn con mình sống. Tuy nhiên việc hạn chế Caden ăn uống là rất khó khăn, chỉ vì cơn đói không ngừng của cậu.
Mẹ của Caden, Zola Benjamin, vô cùng vất vả để ngăn cậu không ăn quá nhiều.
"Thằng bé đang phải chật vật hết mức. Tôi cảm thấy thương con vô cùng nhưng các bác sĩ nói rằng nếu tôi muốn thấy con mình sống, thì phải bắt đầu ăn kiêng. Có lúc, Caden đã ăn cả giấy vệ sinh. Thật ra, con tôi sẽ ăn bất cứ tờ giấy nào tìm được trong nhà. Nếu chẳng còn gì để ăn, Caden thậm chí còn nạo đất trên sàn để cho vào miệng", Zola nói.
Tồi tệ hơn, Caden đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật mở thông khí quản vài năm trước, vì thế bây giờ cậu bé phải thở qua một cái ống cắm vào khí quản của mình. Caden dành phần lớn thời gian trên ghế dài hoặc giường ngủ và thường xuyên cảm thấy buồn bực vì không thể chạy nhảy, vui chơi như bạn bè đồng trang lứa.
"Thỉnh thoảng thằng bé lại bật khóc và muốn ra ngoài chơi cùng với bọn trẻ nhưng Caden không thể làm điều đó và tôi không có cách nào giúp con cả", Zola chia sẻ.
Caden không thể tham gia những hoạt động bình thường như bao đứa trẻ khác.
Zola cũng không thể đi làm được vì phải chăm sóc và theo dõi con liên tục, cả ngày lẫn đêm. Cô đang phải vật lộn để chi trả hết những hóa đơn y tế, và phải bán thức ăn tự làm tại nhà, nhưng điều đó không đủ để có thể thánh toán hết các khoản chi phí.
Việc sở hữu trọng lượng lên tới 90kg ở độ tuổi nhỏ như vậy đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của Caden. Các bác sĩ gần đây đã nói với Zola rằng lượng mỡ thừa đã làm tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận chính của cơ thể, nhưng họ không thể làm được gì cho cậu bé cả. Dù vậy, Zola vẫn không muốn bỏ cuộc. Cô phải khóa hết tất cả tủ chạn trong bếp và tủ lạnh, cũng như tất cả những thứ có thể là đồ ăn trong mắt của Caden.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Người phụ nữ tỉnh dậy là "biến" thành người khác vì hội chứng kỳ lạ này Người phụ nữ này là một trong số 150 người duy nhất thế giới bị mắc hội chứng kỳ lạ như vậy. Michaela Armer, đến từ Preston, Lancashire (Anh) đã mất giọng địa phương của mình sau một đêm. Kể từ đó, Michaela không thể đoán trước được mỗi ngày mình sẽ mở miệng nói giọng gì, từ giọng Trung Quốc, Filipino, Bắc...