Người phụ nữ mất mạng vì nhiễm “kẻ giết người thầm lặng” dưới biển
Theo tờ “Modern Express News”, bà Vương, 60 tuổi sống ở Giang Tô (TQ) đã tử vong chỉ vì bị đuôi tôm biển đâm vào ngón tay.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bà Vương tử vong, nghi là bị nhiễm “Vibrio vulnificus”, một loại vi khuẩn tương đối hiếm và nguy hiểm. Sau khi nhiễm vi khuẩn khoảng 48 giờ, thì tỉ lệ người tử vong trên 50%. Ở Giang Tô (TQ), trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus không dưới 10 trường hợp.
Người phụ nữ 60 tuổi chết vì nhiễm khuẩn
Bà Vương, năm nay 60 tuổi, là người Liên Vân Cảng. Cách đây không lâu, khi đang chuẩn bị nấu ăn ở nhà, Bà Vương không bị đuôi tôm đâm vào ngón tay. Ban đầu vết thương không quá đau đớn, bà Vương sẵn tính chủ quan cũng chỉ rửa tay qua loa bằng nước sạch.
Đến ngày hôm sau, ngón tay bị đâm bắt đầu sưng và đau nhưng không ai chú ý. Không ngờ 2 ngày tiếp theo, bà Vương liên tục sốt cao, 2 chân sưng to, người nhà thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng mới lập tức đưa vào Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Liên Vân Cảng để khám và điều trị.
Chân của bà Dương bị sưng to sau khi bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus
Sau khi khám lâm sàng bác sĩ chuẩn đoán bà Vương bị nhiễm toan lactic, nhiễm trùng mô mềm, sốc nhiễm khuẩn và suy đa cơ quan, bệnh tình rất nguy hiểm. Lập tức bà Vương được chuyển đi cấp cứu ở EICU nhưng cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Theo bác sĩ Vương Ngôn Lý – trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện dân số 1 thành phố Liên Vân Cảng cho biết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh bệnh viện phải mời hơn 10 chuyên gia để tham gia hội chẩn. Sau khi thảo luận, bác sĩ kết luận bà Vương tử vong do nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificusk – loại khuẩn tương đối hiếm gặp.
Video đang HOT
Một hình ảnh chụp hiển vi điện tử của vi khuẩn Vibrio vulnificus
Tại sao tôm đâm vào tay lại nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus?
Thực tế Vibrio vulnificus là loại vi khuẩn sống ở biển, được gọi là “kẻ giết người thầm lặng trong đại dương”. Chúng hay kí sinh trong các loại hải sản như tôm, ốc, cá biển,… Nếu chẳng may tiếp xúc với hải sản có Vibrio vulnificus, bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
Được biết, loại vi khuẩn tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Sau khi nhiễm khuẩn bệnh nhân sẽ phá bệnh trong vòng 48h, tỉ lệ tử vong lên đến 50%. Tại bệnh viện này, trước đây từng có một bệnh nhân khác tử vong cũng do loại vi khuẩn đến từ biển sâu này.
Đuôi tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificu nếu bị đâm vào da sẽ rất nguy hiểm
Triệu chứng sau khi nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus:
Khi nhiễm Vibrio vulnificus, các bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng và chân tay bị hoại tử. Quá trình diễn ra rất nhanh chỉ trong vài ngày đặc biệt với những người có tiền sử bị gan, các bệnh mãn tính và máu trắng di truyền.
Sau khi bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus, giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao và các mụn nước màu đỏ trên vùng da bị tổn thương. Nếu không kịp thời điều trị, các mụn đỏ nhanh chóng lan ra xung quanh, khiến da bị hoại tử, toàn thân trúng độc, suy đa cơ quan.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus:
Tuy hải sản là nguyên nhân chính gây ra các ca bệnh nhiễm Vibrio vulnificus nhưng chỉ cần làm sạch và chế biến hải sản đúng cách là được.
Trong cuộc sống ngày thường, để tránh nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus bạn hãy hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống. Đặc biệt với hải sản phải nấu chín kỹ, khi làm làm sạch cũng phải cẩn thận để tránh thương. Nếu chẳng may bị thương, bạn cần rửa sạch tay, sát trùng cẩn thận.
Nếu bạn thấy các triệu chứng của nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus như sốt, nổi mụn đỏ thì phải lập tức đến bệnh viện khám và điều trị sớm nhất.
Hà Vũ (Dịch theo People)
Theo vietnamnet.vn
Đi bắt cua, người đàn ông không ngờ mắc phải loại khuẩn gây "rụng" cả tay lẫn chân
Một loại khuẩn hết sức khủng khiếp, có mặt trong một số loài vật có vỏ như cua, hàu.
Mới đây, truyền thông Mỹ đã đưa tin về một sự kiện cực kỳ đáng ngại. Ông Angel Perez (60 tuổi) đi bắt cua tại con sông Maurice quen thuộc. Nhưng một ngày sau đó, ông thấy chân mình sưng tấy, đau đớn vô cùng.
Ông sau đó đã phải tìm đến trung tâm khám bệnh, và được cấp thuốc kháng sinh. Nhưng dường như các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ, các vết loét ở chân xuất hiện, và rồi ông bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê.
Ông Angel Perez
Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Perez dương tính với vi khuẩn thường gặp ở các vùng nước ven biển, mang tên Vibrio vulnificus. Theo CDC ước tính, những vi khuẩn này gây ra khoảng 205 ca nhiễm trùng mỗi năm trên toàn nước Mỹ. Một số trường hợp buộc phải cắt bỏ tay chân, và thậm chí 15% - 30% trường hợp là tử vong.
Theo thông tin ghi nhận, chân của Perez biến thành màu nâu, rồi hóa đen, và dần lan sang cả tứ chi. Dilana - con gái của Perez buồn bã chia sẻ có thể cha mình sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tay chân nếu muốn giữ lại mạng sống.
"Bệnh nhân này đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio gây ra. Chúng có thể xâm nhập qua vết thương và gây ra các biến chứng khác như hoại tử." - Megan Sheppard - một nhân viên y tế thuộc Sở Y tế Quận Cumberland chia sẻ.
Cũng theo Sheppard thì cua biển, hàu sống hay các loại động vật có vỏ khác hầu hết đều có chứa khuẩn V. vulnificus vào những tháng mùa hè. Trong một báo cáo được công bố năm 2017, 95% các ca nhiễm trùng nghiêm trọng đều liên quan tới việc ăn cua, hàu sống, nhưng đôi khi chỉ là tiếp xúc với khu vực nước có chứa khuẩn khi trên người có vết thương hở.
Vậy nên, CDC khuyến cáo rằng bất kỳ ai đang bị thương đều nên tránh xa nước. Ngoài ra, những người đang có hệ miễn dịch kém hiệu quả cần tránh ăn các loài hải sản có vỏ còn sống.
"Điều quan trọng là bạn phải biết mức độ nghiêm trọng của vết thương,và nhận thức về nguồn nước tiếp xúc, đặc biệt là trong những tháng mùa hè." - tiến sĩ Karen Landers, trợ lý cho Sở Y tế Công cộng Alabama cho biết.
Theo thông tin từ CDC, dòng khuẩn Vibro đã gây ra khoảng 80.000 trường hợp nhiễm bệnh và 100 ca tử vong mỗi năm trên toàn nước Mỹ.
Các triệu chứng khi nhiễm khuẩn bao gồm tiêu chảy và ói mửa, thường bắt đầu trong vòng 24 giờ và kéo dài khoảng ba ngày. Các trường hợp nghiêm trọng như ông Perez là rất hiếm, nhưng chúng có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém.
Tham khảo: CNN
Theo Helino
Mắc phải thủy đậu mãi không hết , bé gái đi bác sĩ kiểm tra và phải chuyển viện ngay lập tức vì bị nhiễm trùng nguy hiểm Dù những vết loét trên cơ thể bé đã đóng mày nhưng cô bé vẫn sốt cao, bơ phờ, không muốn ăn uống, ôm chặt gối than đau và bác sĩ đã phát hiện cô bé mắc phải nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng. Chị Morwenna Tudor 38 tuổi, đến từ Newent, gần Gloucester, nước Anh mới đây đã chia sẻ lại chuyện...