Người phụ nữ lấy thân mình làm mồi nhử rồng ăn thịt
Một phụ nữ Nhật đã bất chấp nguy hiểm lấy thân mình làm mồi nhử để con rồng Komodo hung dữ đuổi theo cô.
Cô Ayako Imoto, người Nhật đã tham gia một trò mạo hiểm khiến nhiều người kinh sợ. Ayako mặc bộ kimono truyền thống, buộc một sợi dây thừng vào bụng, còn đầu dây buộc một miếng thịt sống. Sau đó, cô cố tình thu hút sự chú ý của một con rồng Komodo.
Ngay khi con vật hung dữ lao tới chỗ miếng thịt, Ayako liền bỏ chạy. Con Komodo tăng tốc để cố gắng đuổi theo miếng mồi còn Ayako thì chạy thục mạng. Cô chạy tới chỗ nhóm người đang chụp ảnh, bọn họ liền lấy gậy xua đuổi con vật hung dữ đang đói bụng đi chỗ khác.
Ayako chạy thục mạng
Video đang HOT
Cách đây vài năm, Ayako cũng thực hiện một trò mạo hiểm tương tự, nhưng lúc đó cô mặc bộ đồng phục học sinh, nó giúp cô dễ di chuyển hơn trang phục kimono gò bó này. Ayako tham gia một chương trình về động vật hoang dã trên truyền hình Nhật Bản, cô nổi tiếng với những trò đùa liều mạng. Ayako đi khắp thế giới và thực hiện những trò mạo hiểm không giống ai như huấn luyện loài thú ăn thịt, đấu vật với cá sấu, chạy đua với báo…
Con vật hung dữ đuổi theo Ayako
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 2 đến 3m, nặng tới 100kg. Loài bò sát này sống trên đảo Komodo ở Indonesia, chúng là loài thú ăn thịt và rất hung dữ. Komodo có thể ăn thịt những con mồi lớn như dê, trâu rừng, lợn lòi, thậm chí chúng có thể cắn chết người.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 2 đến 3m
Theo Afamily
Ngôi làng nổi giữa đầm lầy rộng bằng cả nước Anh
Bộ tộc Nilotic Nuer là những người duy nhất có thể sống giữa vùng đầm lầy 'không thể vượt qua' rộng hàng trăm ngàn km2.
Đầm lầy Sudd nằm ở khu vực trung tâm của vùng lãnh thổ Nam Sudan, được hình thành bởi sông Nil Trắng và là một trong những vùng đất ngập nước rộng lớn nhất trên thế giới.
Vào mùa mưa, nó có thể được nước bao phủ đến 130.000km2 - tương đương diện tích của xứ sở sương mù.
Khu đầm lầy dày đặc các loài thực vật như cói, lúa nước, lục bình... phát triển dày đặc trong vùng nước nông và bùn lầy.
Điều đó khiến khu vực này không thể vượt qua bằng thuyền bè hay đường bộ, chỉ có rất ít không gian cho những chiếc thuyền nhỏ len lỏi qua lại.
Từ nhiều thế kỷ trước, tộc người Nilotic Nuer lợi dụng những 'hòn đảo' nhỏ hình thành nên bởi thảm thực vật dày đặc kết tủa cùng bùn đất để làm chỗ định cư.
Mỗi hòn đảo như thế chỉ dựng nên được một ngôi nhà tranh nho nhỏ, vừa đủ cho một gia đình sinh sống.
Nếu nhìn bao quát, ngôi làng nổi bật với mạng lưới của các con lạch nhỏ chằng chịt, nối liền các hòn đảo với nhau.
Và những cư dân duy nhất của vùng đầm lầy này vẫn tiếp tục cuộc sống hoang dã của mình, như tổ tiên họ hàng trăm năm trước.
Cuộc sống giữa đầm lầy lớn nhất thế giới dĩ nhiên là rất khắc nghiệt, tuy nhiên đây cũng là một nơi có cảnh quan đẹp nhất của miền Nam Sudan đầy bất ổn.
Theo Datviet
7 con rồng Komodo hiếm chào đời ở Indonesia Loài vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng khi chỉ còn 5.000 cá thể trong đời sống hoang dã. Vườn thú Surabaya ở phía Đông Java đã thực hiện chương trình ấp tổng cộng 21 quả trứng rồng Komodo chia làm 2 đợt vào tháng 9 - 10/2012, đến ngày 10/3/2013, 7 chú rồng con đã nở. Những con rồng mới nở...