Người phụ nữ không mặc quần để trẻ con sờ vào “chỗ nhạy cảm” gây phẫn nộ lên tiếng?
Người phụ nữ không mặc quần để trẻ con vô tư sờ vào “chỗ nhạy cảm” cho biết, chị đang rất bức xúc khi thông tin cá nhân mình bị đưa lên mạng xã hội. Hiện tại chị đã trình báo công an để điều tra xử lý người đưa video lên mạng.
Hình ảnh cắt từ clip.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt clip ghi lại cảnh nhạy cảm trên giường của một phụ nữ với các bé trai, bé gái khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Theo nội dung một clip, người phụ nữ nằm trên giường trong tình trạng không mặc quần, bên cạnh là 2 bé trai. Trong khoảng thời gian hơn 4 phút, người phụ nữ này để 2 bé trai thoải mái đụng chạm chỗ nhạy cảm và thản nhiên bấm điện thoại.
Ở một clip khác, chỉ có người phụ nữ và bé trai, trong khi bé trai đang nằm ngủ thì người phụ nữ này liên tục sờ soạng vào bộ phận nhạy cảm của bé trai. Trong loạt clip này còn có sự xuất hiện của một bé gái cùng những hành động tương tự như mô tả ở trên.
Ngày 22/7, người phụ nữ được cho là nhân vật chính trong clip trên đã lên tiếng. Người phụ nữ này cho biết, hiện chị đang rất bức xúc khi thông tin cá nhân mình bị đưa lên mạng xã hội.
“Clip đó là tôi bị hack rồi đưa lên mạng, hiện tại tôi đã trình báo Công an thành phố Hải Phòng để họ điều tra xử lý người đưa video lên mạng. Còn nữa, nội dung những clip kia là không đúng sự thật, hiện công an vẫn đang điều tra”, người phụ nữ nói.
Video đang HOT
Nhận định về sự việc này, Luật sư Lê Minh (Văn phòng luật sư Thanh Sơn và đồng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, có dấu hiệu của việc phạm tội “dâm ô với người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 146, Bộ luật hình sự.
“Dâm ô trong trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác. Tuy nhiên, để xử lý vụ việc này, cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải điều tra, xác minh trên thực tế người phụ nữ đã thực hiện những hành vi gì khác; độ tuổi của các trẻ em bị xâm hại.
Trẻ từ 13 – 16 tuổi, thì người phạm tội có thể bị truy tố về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS, hoặc các hành vi cưỡng dâm, hiếp dâm…”, luật sư Minh nói.
Con mải xem tivi không chịu tắt, 3 bà mẹ có 3 câu nói hoàn toàn khác nhau và hiệu quả cũng khác biệt rõ rệt
Bắt con tắt tivi khi trẻ đang say sưa với chương trình yêu thích quả là "cơn ác mộng" với không ít bố mẹ.
Ngày nay, tivi, điện thoại, máy tính bảng đã trở nên quá phổ biến. Trẻ con dù ít hay nhiều vẫn có niềm đam mê đặc biệt với những thiết bị điện tử này. Có trẻ được bố mẹ kiểm soát thì xem ít hoặc vừa phải, có trẻ được xem tự do trở nên nghiện, cứ ở nhà là không rời mắt khỏi các loại màn hình, thậm chí khi đi ra ngoài, thế giới bên ngoài cũng không thu hút chúng rời mắt khỏi điện thoại.
Trong khi đó ai cũng biết xem nhiều các thiết bị điện tử tác động xấu đến trẻ như thế nào. Song nhiều cha mẹ than vãn rằng dùng đủ mọi cách cũng không biết làm thế nào để con bớt xem tivi, điện thoại.
Trẻ nhỏ khi bị bố mẹ yêu cầu tắt tivi, điện thoại thường hay năn nỉ "Cho con xem thêm 2 phút nữa thôi!". Rơi vào hoàn cảnh này, cha mẹ sẽ ứng xử với con như thế nào? Cách làm của 3 bà mẹ dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách hợp lý nhất giúp con mình tắt tivi, điện thoại mà không khóc lóc, ăn vạ.
Khi bị bố mẹ yêu cầu tắt tivi, điện thoại, trẻ thường hay năn nỉ "Cho con xem thêm 2 phút nữa thôi!" (Ảnh minh họa).
Bà mẹ thứ nhất: Kiên quyết bắt con tắt tivi ngay lập tức
Sau khi đi làm về, thấy con trai đang xem phim hoạt hình trên tivi và cười như nắc nẻ, chẳng đoái hoài gì đến mẹ, bà mẹ vô cùng tức giận. Cô đứng trước mặt con, cũng là chỗ che khuất màn hình tivi con đang xem rồi nghiêm mặt yêu cầu con tắt tivi ngay. Con trai nói "Cho con xem thêm 2 phút được không mẹ?". Bà mẹ kiên quyết: "Không là không, tắt ngay không mẹ không nói chuyện với con nữa". Cậu bé lập tức gào khóc to, không tắt. Một cuộc xung đột cảm xúc xảy ra giữa hai mẹ con.
Trên thực tế, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng vậy, khi đang xem tivi, nếu ai đó bắt tắt ngay lập tức, trẻ sẽ phản kháng mạnh mẽ, vô cùng tức giận. Có đứa trẻ khóc nhưng không tắt, rồi mẹ càng căng thẳng, có thể phải dùng đến đòn roi.
Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý khuyên bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc và cho con chuyển đổi trạng thái một cách từ từ. Hãy nói với con rằng không nên xem tivi quá lâu, sẽ có hại cho mắt, cho sức khỏe, tivi nên được tắt đi và con có thể xem vào 1 lúc khác. Như thế, trẻ sẽ không phản kháng mạnh mẽ.
Bà mẹ thứ hai: Chuyển sự chú ý của trẻ
Cũng sau khi đi làm về, thấy con đang xem tivi, bà mẹ đến ôm chào con. Tiếp đó, cô lấy ra một hình Iron Man trong túi - món đồ chơi con thích và nói "Đoán xem mẹ mua gì cho con nào? Tắt tivi chơi với mẹ được không?". Không hề phản kháng, cậu bé tắt tivi và chạy đến chơi cùng mẹ.
Phân tích của chuyên gia tâm lý, không nhất thiết phải lúc nào cũng mua một món đồ chơi mới, điều cốt yếu của cách làm này là chuyển sự chú ý của trẻ ra khỏi chiếc tivi đang xem. Một trò chơi, một món ăn, hay đơn giản là việc bố mẹ dành thời gian, sự tập trung tuyệt đối vào con là có thể kéo sự tập trung của trẻ sang hướng khác.
Muốn con không sa đà vào tivi, điện thoại, bố mẹ cần dành thời gian cho con nhiều hơn (Ảnh minh họa).
Bà mẹ thứ 3: Quy định thời gian cố định xem tivi trong ngày
Đây cũng là cách làm đã được khá nhiều phụ huynh áp dụng thực tế. Xem 30 phút sau khi đi học về, xem 15 phút sau khi ăn cơm, xem 1 giờ vào ngày cuối tuần... Bằng cách này, trẻ sẽ phân định rõ đâu là giờ ăn, giờ chơi, giờ xem tivi... Khi đã thành thói quen, trẻ sẽ tự giác xem đúng thời gian quy định, bố mẹ cũng không cần nhắc nhở con tắt tivi nữa. Vì thế, khi nghe con nói "Cho con xem thêm 2 phút nữa nhé!", bà mẹ thứ 3 đã nói "Đúng 2 phút là con tự tắt đi nhé!", con trai vui vẻ thực hiện đúng như quy định.
Theo các chuyên gia, bố mẹ có thể du di 2 phút này, nhưng sau đó phải yêu cầu con tắt, không thêm 2 phút nào khác nữa, nếu không, trẻ sẽ quen đòi hỏi ở những lần sau.
Trên thực tế, nhiều trẻ không có ham muốn đặc biệt với việc xem tivi, điện thoại. Ấy là những đứa trẻ đã được bố mẹ kiểm soát ngay từ nhỏ: Không cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước 2 tuổi; giới hạn thời lượng xem sau 2 tuổi.
Bất cứ cách ứng xử nào cũng còn tùy thuộc vào tính cách và thói quen của mỗi đứa trẻ. Nhưng dù là cách nào, điều quan trọng hơn cả vẫn là bố mẹ dành thời gian cho con, đưa con ra ngoài vui chơi ngoài trời... Những việc này không chỉ tác động tích cực đến sực phát triển thể chất, tinh thần trẻ mà còn giúp trẻ tránh bị sa đà vào thế giới internet.
Đọc sách cho trẻ mùa dịch bệnh Trước tình hình dịch bệnh, trẻ con được ở nhà và tiếp xúc với nhiều thiết bị điện tử là không tốt. Vậy việc giúp các em đọc sách, sống trong thế giới sách như thế nào là điều các bố mẹ quan tâm. Đọc sách như một điều trải nghiệm Mỗi đứa trẻ là một thiên tài, và bằng cách nào đó...