Người phụ nữ hơn 30 năm vất vả làm nghề… của đàn ông
Hơn 30 năm gắn bó với nghề cơ khí, tay nghề của người phụ nữ ấy đã đạt bậc 7/7 khiến cánh nam giới cũng phải nể phục. Cũng trong khoảng thời gian ấy, chị tần tảo một mình, thay chồng nuôi mẹ già, chăm hai con ăn học thành người. Đó là chị Nguyễn Thị Hạnh, biệt danh Hạnh gò hàn (SN 1957), trú tại tổ 2, khối 1, phường Đội Cung, TP. Vinh (Nghệ An).
Cơ duyên đến với nghề đàn ông
Là chị cả trong gia đình đông anh em, bố mất sớm nên chị cùng mẹ ngược xuôi kiếm cái ăn cái mặc nuôi các em khôn lớn. Vất vả từ nhỏ, lại được mẹ tận tình dạy bảo, chị được nhận vào làm công nhân tại HTX Tiểu thủ công nghiệp Hưng Bình. Là người cần cù, chịu khó, có chí tiến thủ chị được cử đi học một lớp kế toán. Hơn 10 năm chăm lo cho mẹ và em út ăn học, ngoảnh đi ngoảnh lại đã 29 xuân xanh mà chị chưa một mảnh tình vắt vai. Người mẹ già thì luôn giục chị sớm ổn định gia đình để bà được yên lòng.
Chị Nguyễn Thị Hạnh kể lại cơ duyên đến với nghề cơ khí.
Thấy người con gái xinh xắn lại đảm đang, biết lo lắng cho gia đình, anh Nguyễn Trần Việt (SN 1957), lúc đó đang công tác tại xí nghiệp Xây lắp 3 thuộc Ty Lương thực, Thực phẩm tỉnh Nghệ An đã đem lòng yêu mến. Sau một thời gian tìm hiểu, hai anh chị đã quyết định cùng nhau xây dựng tổ ấm trong sự chúc phúc của anh em, bạn bè.
Lúc mới lấy nhau, vợ chồng chị cũng có ý định ra ở riêng, nhưng thấy người mẹ thường hay đau yếu nên chị bàn với chồng, ở lại để tiện bề chăm sóc mẹ chồng những lúc trái gió trở trời. Hoàn cảnh gia đình lúc đó hết sức khó khăn. Công việc không ổn định, hai đứa con lần lượt ra đời, khiến cho kinh tế gia đình đã khó nay lại càng eo hẹp hơn. Nhưng nhìn hai đứa con trai khôi ngô, bụ bẫm, nỗi vất vả của hai vợ chồng trẻ như được nhẹ đi, thay vào đó là niềm hạnh phúc.
Nhưng rồi, thử thách cuộc sống tiếp tục ập tới khi HTX Hưng Bình tuyên bố giải thể, chị Hạnh trở thành người thất nghiệp. Anh Việt lúc đó công việc lúc có lúc không chẳng đủ để lo toan cho gia đình năm miệng ăn. Vì vậy, hai vợ chồng bàn nhau mở xưởng cơ khí để làm ăn, lấy công làm lãi. Lúc đầu, chị thường phụ chồng những công việc nhẹ nhàng như đánh gỉ, quét sơn hay thu dọn đồ nghề và lo việc nhà, chăm sóc con cái. Cuộc sống chưa được cải thiện là mấy nhưng hai vợ chồng luôn bảo ban nhau cùng cố gắng vươn lên, nuôi dạy con cái.
Video đang HOT
Tưởng như hạnh phúc đã mỉm cười với người phụ nữ hay lam hay làm, nhưng cuộc đời thật khắc nghiệt. Năm 1997, anh Việt trong người cảm thấy khó chịu, cứ mệt mỏi hàng ngày, chị phải thúc giục mãi anh mới chịu đi khám. Đến lúc phát hiện ra thì anh đã ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Bao nhiêu của cải trong nhà chị bán hết, gom góp và vay mượn khắp nơi để chữa trị cho chồng. Nhưng do phát hiện quá muộn, bệnh đã di căn nên một năm sau anh Việt vĩnh viễn ra đi, để lại cho chị hai đứa con còn thơ dại và một mẹ già.
“Sau khi anh mất, em cứ bán hết máy móc trong xưởng cơ khí đi rồi kiếm việc gì nhẹ nhàng làm cho nhàn thân và chăm sóc các con cho tốt, chứ nghề này em không kham được đâu”, chị Hạnh nhớ như in những lời trăng trối của chồng trước khi mất. Nghĩ đến công việc gia công cơ khí nặng nhọc mà chồng để lại, ban đầu chị cũng có ý định dẹp bỏ. Chị thử đến xin một vài nơi để làm phụ hồ nhưng họ cứ khất lần này đến lần khác làm chị cũng nản lòng.
Sau nhiều đêm trăn trở suy đi tính lại, nghĩ hai vợ chồng đã cố gắng, tích góp mãi mới xây dựng được như ngày hôm nay, bán đi thì tiếc nên chị quyết tâm gây dựng lại cơ sở bằng những kinh nghiệm ít ỏi trong thời gian phụ chồng. Những ngày đầu khi mới bước vào nghề, chị phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Tay cầm mỏ hàn mà run run, chẳng biết hàn thế nào cho những miếng sắt ấy ngấu lại được với nhau. Chị Hạnh tâm sự, thời gian đầu khách hàng chưa tin tưởng vì nghĩ mình là phụ nữ chân yếu tay mềm thì làm sao có thể gia công những thứ sắt thép nặng và cứng như thế. Chỉ có những khách hàng đã quen với xưởng từ ngày anh Việt còn sống thi thoảng có đến đặt hàng. Nhưng rồi, khách này làm xong thấy đẹp, bền nên giới thiệu cho nhiều khách hàng mới.
Chị Hạnh nhanh nhẹn, khéo léo hàn cánh cửa khách hàng đặt.
Hạnh phúc từ những khổ đau
30 năm theo đuổi nghiệp cơ khí là chừng ấy năm chị phải sống chung với những cơn đau do nghề mang lại. “Còn nhớ như in những ngày đầu khi mới bước vào gò hàn tôi một tay cầm mỏ hàn, một tay cầm vật liệu, cứ lóng nga lóng ngóng chẳng biết đeo kính hay che mắt gì cả. Đến tối về hai mắt chẳng thể mở ra được, nước mắt cứ giàn giụa như có ai đánh mà khóc vậy. Đau lắm nhưng chẳng biết kêu ai”, Chị Hạnh nhớ lại. Lại có những hôm vừa làm việc xong, chị vội vàng, lật đật chạy đi chợ để lo bữa ăn cho mẹ và các con mặc dù đã quá trưa. Mắt đau không mở ra được nhưng chị vẫn cố gắng đạp xe, có lúc đau quá, vừa đạp xe, vừa nhắm mắt nghiền lại. Thỉnh thoảng nheo mắt mở ra nhìn đường, thấy không có ai lại nhắm mắt đi trong vô định. “Nói thực, lúc đó chỉ đi theo cảm tính mà thôi, vì nếu mở mắt thì nước mắt cứ chực rơi ra, cay xè, nhìn gì cũng chỉ thấy lờ mờ”, người phụ nữ này tâm sự.
Gian truân, khó khăn là thế nhưng bù lại chị có được hai đứa con trai ngoan ngoãn, học giỏi và rất thương mẹ. Bố mất từ khi cháu đầu mới 11 tuổi, cháu thứ 2 chỉ mới 5 tuổi nên chị vừa là mẹ, vừa đảm nhận vai trò là bố để chăm sóc và dạy dỗ các con. Biết được hoàn cảnh gia đình, hai anh em Nguyễn Phi Hùng (SN 1987) và Nguyễn Mạnh (SN 1992) ngoài giờ học đều cố gắng giúp đỡ mẹ phần nào công việc. Nhiều đêm, ngồi tâm sự với các con, chị cũng bày tỏ, mẹ chỉ có một ước muốn duy nhất là các con được ăn học đến nơi đến chốn để sau này không phải khổ như bố mẹ. Như hiểu được sự vất vả của mẹ, hai anh em Hùng và Mạnh luôn cố gắng đạt kết quả cao trong học tập để không phụ sự trông đợi của mẹ. Hiện nay, Hùng đã học xong đại học và đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh, còn cậu em Mạnh thì đang học ngành Quản trị kinh doanh ở Đại học Vinh gần nhà để tiện bề giúp mẹ hàng ngày.
Đôi mắt ánh lên vẻ vui mừng khi nhắc đến hai người con, chị chia sẻ “Cuộc đời tôi còn may mắn hơn so với nhiều người khi còn có công việc để quên đi nỗi đau mất chồng và có hai đứa con làm chỗ dựa tinh thần. Các cháu luôn tự ý thức được hoàn cảnh gia đình nên chẳng bao giờ đòi hỏi gì cả. Nhiều lúc nghĩ mà thương cho con có phần thua thiệt với bạn bè, nhưng biết làm sao được, âu cũng là số phận”.
Theo NDT
Những dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận - Bài 2: Mất sáu năm chưa có ruộng hoán đổi
Nhiều dự án hoành tráng bị "ngâm tôm" gây lãng phí tài nguyên đất.
Giữa năm 2008, Khu công nghiệp (KCN) Du Long ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) làm lễ khởi công. Theo quảng bá, đây là KCN tập trung, hoạt động lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy, cơ khí... và sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động của các gia đình có đất bị thu hồi.
Hoán đổi đất... "vịt trời"
Hai năm trước khi dự án khởi công, chủ đầu tư đã tiến hành bồi thường cho người dân.
Theo chị Đặng Thị Nghĩa ở thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, gia đình chị có sáu người và sống dựa vào bảy sào ruộng gần quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Lợi Hải. "Năm 2006, KCN Du Long triển khai việc bồi thường cho bảy sào ruộng của gia đình chị. Lúc đó, người ta đưa ra hai phương án để dân chọn: một là người dân được đền bù 100% với giá 15 triệu đồng/sào, hai là người dân nhận 11 triệu đồng/sào và được hoán đổi đất nơi khác. Gia đình tôi mấy đời gắn với mảnh ruộng nên chọn phương án hoán đổi đất để tiếp tục có ruộng canh tác" - chị Nghĩa nói.
"Khi tôi đến thôn Bà Râu 1 (xã Lợi Hải) nhận 3,5 sào ruộng hoán đổi thì bị người dân ở đây ngăn cản, bảo là đất của họ. Tôi khiếu nại, xã chỉ lên huyện. Lên huyện thì huyện chỉ xuống xã xã lại chỉ qua Phòng TN&MT và nơi đây lại chỉ qua Trung tâm Phát triển quỹ đất... Vợ chồng tôi chạy như đèn cù nhưng chẳng ai giải quyết. Bực mình vì cách hành xử của chính quyền địa phương, gia đình gửi đơn lên tỉnh cầu cứu. Mãi đến cuối năm 2010, khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện Thuận Bắc mới hoán đổi 3,5 sào ruộng nhưng là ở thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong chứ không phải ở xã Lợi Hải như ban đầu. Không chỉ mình tôi mà nhiều người dân khác cũng rơi vào trường hợp tương tự khi nhận hoán đổi đất. Có gia đình đến nay vẫn chưa được nhận ruộng hoán đổi. Giao ruộng cho dự án nhưng sáu năm qua chưa có ruộng hoán đổi, thử hỏi người dân lấy gì mà sống" - chị Nghĩa bức xúc.
KCN Du Long "xóa sổ" hàng trăm hecta ruộng lúa từ năm 2006 nhưng nay đất vẫn để trống. Ảnh: M.TRÂN
Chị Nghĩa quanh quẩn bên KCN Du Long hái rau sau khi bảy sào ruộng bị thu hồi. Ảnh: M.TRÂN
Đất hoang gây bất ổn xã hội
Sáu năm không đất sản xuất, nhiều hộ tản đi nơi khác làm ăn. Những hộ không xa quê thì quanh quẩn quanh KCN Du Long để bắt cá, trồng rau, chăn thả bò. Ông Ba Khánh, người có bốn sào đất giao cho dự án, nói: "Bao năm qua dự án vẫn còn là bãi đất trống. Khi nào tỉnh nhắc nhở thì họ cho vài máy ủi, máy xúc tới ục ịch vài chục ụ đất rồi lại im ru".
Trong từng ấy thời gian, số tiền bồi thường mà người dân nhận được đã rơi rụng dần, còn dự án thì mù khơi. Không chỉ người dân mà cả cán bộ trong tỉnh cũng nóng ruột nhưng chủ đầu tư cứ lặp đi lặp lại "điệp khúc"... tái khởi động. Bà Trương Thị Liễu, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, cho biết: Chủ đầu tư xin gia hạn triển khai nhiều lần và ban chỉ dừng lại ở việc đôn đốc cho họ làm nhanh mà thôi!
Theo tư liệu, KCN Du Long có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD, chủ đầu tư là liên doanh giữa Tập đoàn Hoa Chen Long Đức Phong (Trung Quốc) và Công ty Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (TP.HCM). Gần một năm sau lễ khởi công, phía công ty Việt Nam xin rút vốn. Đến năm 2011, dự án hoàn thành thủ tục chuyển nhượng vốn cho công ty Trung Quốc. Hiện dự án đã điều chỉnh sang tên chủ đầu tư là người Trung Quốc, điều chỉnh thành KCN đô thị, dịch vụ. Tuy nhiên, hơn 400 ha của dự án vẫn đang là cánh đồng hoang.
Hàng loạt dự án bỏ hoang Năm 2005, dự án Khu du lịch Bình Tiên do Công ty Cổ phần Ðầu tư và Du lịch Bình Tiên (Hà Nội) làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 2.600 tỉ đồng. Dự báo bao gồm khách sạn trung tâm tiêu chuẩn năm sao, cụm sinh thái, biệt thự, bungalow... do Tập đoàn WATG (Hoa Kỳ) thiết kế. Thế nhưng sau bảy năm với ba lần tái khởi công, khu du lịch chỉ có dãy nhà điều hành và đất trống với mênh mông cây dại. Năm 2005, dự án liên hợp luyện thép, nhiệt điện, cảng biển tại Cụm công nghiệp Dốc Hầm-Cà Ná (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam) có quy mô 1.000 ha khởi động. Năm 2008, chủ đầu tư bồi thường cho người dân 30%, 50%, 100% và có hộ chưa nhận tiền. Dự án sẽ tiếp tục chi trả vào năm 2009 nên hầu hết các hộ dân đem quyết định đền bù cầm cho ngân hàng. Sau đó, dự án ngưng và đến năm 2011 bị rút giấy phép đầu tư khiến hầu hết các hộ dân đều điêu đứng, nợ nần, thất nghiệp, thanh niên bỏ quê đi nơi khác kiếm sống... Sau đó cơ quan chức năng giao đất lại cho Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Đại Dương lập dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Cà Ná. Dự án tiếp tục "treo" đến nay và 512 hộ dân vùng dự án tiếp tục điêu đứng.Tỉnh Ninh Thuận quy hoạch phát triển KCN Du Long tại huyện Thuận Bắc không đạt hiệu quả về kinh tế-xã hội, gây lãng phí đất đai và ngân sách Nhà nước.(Kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 16-12-2011)Thật nghịch lý khi làm thất thu ngân sách 100 triệu đồng đã bị truy cứu trách nhiệm nhưng ai đó để khu đất hàng chục tỉ đồng phơi nắng phơi sương từ năm này qua năm khác vẫn ung dung! Điều này dẫn đến thảm cảnh đất thừa mà vẫn thiếu, có cơ quan thừa đất để cho thuê làm quán bia nhưng ở chỗ khác lại thiếu đất để làm các công trình phúc lợi, bệnh viện, trường học...(Theo Cục Công sản, Bộ Tài chính)Theo VNN
Khi Lê Lan suýt trở thành... Kiều Như Nối tiếp sự thành công của seri phim cùng thể loại Bộ tứ 10A8, Những phóng viên vui nhộn ra đời đã thỏa mãn vô cùng nhu cầu một bộ phim hài dành cho teen nhà mình. Lượng rating luôn ở mức ổn định với số lượng like trên trang fanpage trên Facebook tăng hàng ngày, có thể nói, Những phóng viên vui...