Người phụ nữ hóa đá hiến xương cho bảo tàng Mỹ
Bộ xương của Carol Orzel, một phụ nữ mắc bệnh hiếm gặp, được trưng bày tại Bảo tàng Mtter ở Philadelphia, theo ý nguyện của bà.
Từ năm 1995, Carol Orzel đã mong ước trở thành một phần của viện bảo tàng. Một lần thăm bộ xương của Harry Eastlack tại Bảo tàng Mtter ở Philadelphia (Mỹ), người phụ nữ quay sang nói với bác sĩ Frederick Kaplan từ Đại học Pennsylvania: “Tôi muốn được treo bên cạnh ông ấy”.
24 năm sau, Carol cuối cùng cũng toại nguyện.
Bộ xương của Carol Orzel được trưng bày tại Bảo tàng Mtter. Ảnh: Instagram.
Theo Fox News, cả Carol lẫn Harry đều đến từ Philadelphia và cùng mắc căn bệnh fibrodysplasia ossificans progressiva (FOP). Đây là một trong những căn bệnh hiếm nhất thế giới, khiến mô cơ và mô liên kết biến thành xương. Lâu dần, bệnh nhân mất khả năng vận động như thể hóa đá.
Video đang HOT
Sinh thời, Carol đam mê nghệ thuật, thời trang và rất quan tâm đến y tế. Có lần, bà tham gia biểu tình để phản đối những quy định chăm sóc sức khỏe mà theo bà là không hợp lý.
Tháng 2/2018, Carol qua đời ở tuổi 58 do các vấn đề về phổi và tim. Người phụ nữ sống lâu hơn khoảng 10 năm so với các bệnh nhân FOP khác.
Do căn bệnh, bộ xương của Carol biến dạng nên khó xử lý hơn những hài cốt thông thường. Chưa kể, bà còn bị loãng xương. Anna Dhody, chuyên viên bảo quản tại Bảo tàng Mtter so sánh xương của Carol chẳng khác nào kẹo bông.
Với sự hỗ trợ từ nhóm chuyên gia ở Oklahoma, công việc xử lý bộ xương của Carol hoàn thành vào đầu năm 2019. Tuần trước, Bảo tàng Mtter chính thức bắt đầu trưng bày hiện vật này. Họ đặt Carol cùng quần áo, trang sức của bà ở cạnh bộ xương của Harry, đúng như những gì người phụ nữ đã mong ước.
Minh Nguyên
Theo VNE
"Bệnh lạ" ở Quảng Ngãi không lạ như đồn đại
Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết "bệnh lạ" mà nhiều người vẫn nói ở tỉnh Quảng Ngãi thực ra không có gì lạ mà chỉ là bệnh hiếm gặp.
Chia sẻ bên lề hội thảo khoa học chuyên ngành da liễu mới đây, PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết thời gian qua, với sự ứng dụng nhiều kỹ thuật, phát triển chuyên môn, bệnh viện đã chẩn đoán ra nhiều bệnh da hiếm gặp người dân vẫn tưởng là "bệnh lạ".
Đơn cử, bệnh dày sừng ở Quảng Ngãi mà nhiều người vẫn gọi là "bệnh lạ" thực tế nguyên nhân gây bệnh do phong tục tập quán ăn gạo mốc lại trên cơ địa người thiếu vi chất của những người dân. "Với chuyên ngành da liễu, "bệnh lạ" thực chất là bệnh ít gặp, hiếm gặp, bệnh điều trị khó. Chẳng hạn với bệnh lý khô da sắc tố di truyền, chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng, tử vong còn không thể khỏi hoàn toàn nhưng với việc chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm cũng giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn" - PGS Thường nói.
Theo giới chuyên môn, phần lớn bệnh da liễu đều gây khó chịu, ngứa, đau, lở loét, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh cũng như cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động... Dù tỉ lệ tử vong của bệnh da liễu thấp hơn so với một số chuyên khoa khác nhưng vẫn có một số bệnh như nhiễm độc dị ứng, đỏ da, viêm đa khớp, viêm da mủ có biến chứng, vẩy nến, lupus, phong thể nhiều vi khuẩn, giang mai trẻ em nặng, có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Trước đó, tại tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan chức đã phát hiện nhiều người dân bị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân với những biểu hiện như trên bàn tay, bàn chân xuất hiện các vết sừng thâm tím...
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân xuất hiện ở một số huyện miền núi Quảng Ngãi từng gây hoang mang cho người dân địa phương với tên gọi "bệnh lạ" vì suốt thời gian dài ngành y tế không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân đều có chung triệu chứng dày sừng, nứt nẻ bàn tay, bàn chân, chỉ số men gan tăng cao gấp 4 - 5 lần, thậm chí có bệnh nhân tăng tới 10 - 20 lần mức bình thường. Nhóm tuổi mắc bệnh xuất hiện nhiều ở nhóm 15 - 29. Qua quá trình thu thập chứng cứ, các bệnh nhân mắc mới hoặc tái phát mắc "bệnh lạ" là do ăn gạo ẩm, mốc, vón cục có độc tố nấm aflatoxin.
Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, được phát hiện từ năm 2011 hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã khiến 26 người đã tử vong. Bệnh tập trung ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ.
Người nước ngoài và Việt kiều thích đến Việt Nam làm đẹp
Tại hội thảo khoa học điều trị và chăm sóc một số khiếm khuyết da vùng mặt, các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực da liễu cho biết cùng với việc điều trị các bệnh lý ngoài da thì xu hướng làm đẹp, thẩm mỹ của người Việt ngày càng tăng lên, chiếm 25- 30% tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh. Cùng đó, tại các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu, số lượng bệnh nhâ, khách hàng người nước ngoài, bà con việt kiều đến Việt Nam chữa trị các bệnh về da, thẩm mỹ và làm đẹp ngày càng tăng, đặc biệt là dịp cuối năm. Lý do là chi phí làm đẹp ở Việt Nam rẻ hơn nước ngoài rất từ 10- 30 lần trong khi chất lượng tương đương với nhiều nước trong khu vực.
D.Thu
Theo Người lao động
Bê bối thuốc trị ung thư ở Trung Quốc Dư luận Trung Quốc đang bức xúc sau khi DingXiang Yisheng, một trong những tờ báo sức khỏe hàng đầu của Trung Quốc, cho biết, tập đoàn Quanjian sản xuất thuốc trị ung thư có hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Ảnh minh họa Trang web này trích dẫn thông tin cô bé người Nội Mông tên là Chu Dương chết lúc...