Người phụ nữ hiến tặng 482 lít sữa mẹ
Một bà mẹ 4 con ở Mỹ đã được Kỷ lục Guinness công nhận là người hiến tặng sữa mẹ nhiều nhất thế giới.
Chị Amelia Boomker (36 tuổi) sống ở Illinois, Mỹ vừa xác lập Kỷ lục thế giới về hiến tặng sữa mẹ. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 9 năm 2013, Amelia đã tặng 482,6 lít sữa của mình cho Ngân hàng Sữa mẹ Indiana – một tổ chức phi lợi nhuận ở Indianapolis.
Số sữa chị Amelia hiến tặng tương đương 4.000 chai sữa cho các em bé. Sau mỗi lần sinh con, chị Amelia lại vắt sữa từ 8 đến 10 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút.
Chị Amelia Boomker
Điều đáng buồn là các con của Amelia không thể bú mẹ mà đều phải bú bình. Con trai lớn của Amelia, Danny (9 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh và phải cho ăn bằng ống. Liam (6 tuổi) mắc bệnh vòm miệng vì vậy không thể ngậm vú mẹ còn Ryan (4 tuổi) chưa bao giờ chịu bú mẹ. Trong khi đó, bé Connor (18 tháng tuổi) cũng chỉ bú mẹ có vài tuần.
Video đang HOT
Chị Amelia Boomker hạnh phúc bên các con
Mặc dù vậy, Amelia rất tự hào vì mình có thể tặng sữa cho nhiều trẻ em. Chị hy vọng kỷ lục của mình sẽ khuyến khích các bà mẹ khác hiến tặng sữa.
Mỗi năm, ngân hàng Sữa mẹ Indiana chấp thuận khoảng 500 bà mẹ hiến tặng sữa. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của tổ chức này cho biết chỉ có khoảng 1% trong số đó là người hiến sữa “chuyên nghiệp” như chị Amelia.
Sau khi được hiến tặng, sữa mẹ sẽ được tiệt trùng và phân phối theo nguyên tắc của Hiệp hội Ngân hàng Sữa mẹ Bắc Mỹ. Các chuyên gia cho rằng sữa mẹ sẽ có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ chống lại bệnh tật và dị ứng.
Theo Datviet
Lọc máu cả đời vì không có thận để ghép
Bác sĩ đủ trình độ ghép thận, người bệnh có tiền điều trị, nhưng tại TP HCM hiện vẫn có hằng trăm bệnh nhân phải chấp nhận cảnh lọc máu cả đời vì không có thận để thay.
Bà Muội (58 tuổi, ở huyện Hóc Môn) bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối đang được điều trị tại một trung tâm chạy thận nhân tạo ở quận 10. Năm 2010, bà được phát hiện suy thận mãn tính giai đoạn cuối, hiện chức năng thận của bà không còn hoạt động khiến chất độc không được lọc bỏ khỏi cơ thể.
Ăn uống kém, thân thể gầy yếu nên cứ vài ngày bà Muội phải đến bệnh viện một lần để chạy thận nhân tạo. Theo các bác sĩ, cách hiệu quả nhất để sức khỏe của bà Muội bình phục là thay thận, nhưng bệnh nhân này không có thận để thay.
Nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính cần được thay thận nhưng không có thận để thay. Ảnh minh họa: Thiên Chương
"Ông xã qua đời, nhà chỉ có tôi và đứa con gái nhưng con gái tôi sức khỏe không đủ để có thể cho tôi quả thận. Thú thật tiền bạc không thiếu để đóng tiền ghép thận nhưng tôi đành phải chấp nhận mang bệnh từ giờ đến chết vì không biết tìm thận ở đâu để thay", bà Muội nói.
Cùng cảnh ngộ, ông Nam (54 tuổi) - chủ một doanh nghiệp ở huyện Củ Chi cũng phải tuần hai lần đi lọc máu vì mắc chứng suy thận mãn tính giai đoạn cuối. "Tôi sống độc thân nên không người hiến tặng thận. Giờ tôi thì chỉ còn cách duy nhất là chạy thận. May mắn thì sống được thêm một thời gian", bệnh nhân này buồn bã nói.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận Niệu, trường hợp như ông Nam, bà Muội không hiếm. Trong hàng trăm ca chỉ định ghép thận tại TP HCM, ngoài số ít bệnh nhân nghèo không có tiền thay, số còn lại có điều kiện kinh tế nhưng lại không có người thân cho thận. Việc hy vọng có người chết não chấp nhận hiến thận lại càng khó hơn.
Một người hiến tạng có thể cứu mạng 6 người. Ảnh: TC.
10 năm qua, bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) ghép thận cho 61 trường hợp thì 100% bệnh nhân đều nhận thận của người thân. Bác sĩ Tạ Phương Dung, Trưởng khối Thận Niệu bệnh viện này thừa nhận, rào cản lớn nhất của bệnh nhân suy thận không phải là tay nghề bác sĩ mà là không có thận để ghép.
"Chi phí hàng trăm triệu đồng cho một ca ghép thận cũng là vấn đề. Với bệnh nhân nghèo khó, chi phí này có thể vận động từ các tổ chức từ thiện. Song, nếu không có người thân cho thận hoặc không có người hiến thận thì cũng đành chịu", bác sĩ Dung nói.
Hiện, bệnh viện Nhân dân 115 có khoảng 20 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận nhưng chưa có tạng để ghép.
PGS TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học TP HCM cũng nhận định, nguồn tạng hiến từ người chết não nhằm phục vụ chữa trị bệnh là rất hiếm. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau 20 năm ghép thận cho 357 ca, chỉ có 7 trường hợp người chết hiến thận, còn lại là huy động từ người thân của bệnh nhân.
"Nhiều người Việt Nam còn mang suy nghĩ chết phải lành lặn cơ thể mà không biết rằng chỉ một người đồng ý hiến tạng thì gan, phổi, tim và thận của họ đã có thể cứu được đến 6 người", bác sĩ Sinh nói.
Nghệ sĩ Minh Vương, một trong số ít người may mắn được một thanh niên bị tai nạn hiến thận cho rằng, nghĩa cử đó ông không bao giờ quên. "Qua trường hợp của mình, tôi cũng mong ngày càng có nhiều người tốt chấp nhận hiến nội tạng để cứu người khác. Việc làm cứu người này rất quý giá, không gì có thể sánh nổi", nghệ sĩ Minh Vương nói.
Thiên Chương
Theo VNE
Lão nông hiến tặng hơn 2.000m2 đất xây trạm y tế Ngày 25/12, ông Nguyễn Văn Duyên, Bí thư Đảng ủy xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, xã đang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện khảo sát khu đất xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn y tế quốc gia, do một người dân hiến tặng. Theo ông Nguyễn Văn Duyên, xã Phong Nẫm là xã cù...