Người phụ nữ giấu nhân tình 10 năm trên gác xép
Không chỉ giấu nhân tình 10 năm trên gác xép, người phụ nữ này còn liên tiếp cặp kè với 3 người đàn ông khác ngay sau khi chồng qua đời, gây ra vụ án rúng động nước Mỹ.
Người phụ nữ giấu nhân tình 10 năm trên gác xép.
Dư luận lúc ấy đã đi từ nỗi kinh hoàng này tới sự sợ hãi khác khi theo dõi các bài viết trên tờ Thời báo Los Angeles – nơi đã cho đăng tải một loạt bài viết về sự việc đáng kinh ngạc và kỳ dị mà nhiều người cho rằng có lẽ chỉ có trong phim ảnh hoặc tiểu thuyết.
Người phụ nữ cặp bồ với 5 người đàn ông và giấu một người tình trên căn gác xép này tên là Walburga Dolly Korschel, sinh ra vào khoảng năm 1880. Bà là một người Đức nhập cư vào Mỹ và lớn lên trong nghèo khó ở một nông trại thuộc khu vực Trung Tây.
Cuộc đời của Dolly sang trang mới sau khi kết hôn với một ông chủ nhà máy giàu có tên là Fred Oesterreich. Nhà máy của ông ta chuyên sản xuất tạp dề.
Ai cũng tưởng rằng họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng không ai biết rằng Fred là kẻ nghiện rượu nặng và suốt ngày cau có. Vì thế, họ thường xuyên cãi cọ nhau.
Dolly (trái) và người chồng giàu có
Không những thế, Dolly còn có nhu cầu tình dục nhiều hơn Fred. Điều đó khiến Dolly cảm thấy không thoả mãn trong cuộc hôn nhân này.
Một ngày nọ, cô gọi đến nhà máy của chồng vì một chiếc máy khâu cần phải sửa. Người được chồng cô đưa tới nhà sửa máy khâu là Otto Sanhuber, 17 tuổi. Năm ấy, Dolly đã ngoài 30.
Trước sự chủ động quyến rũ của Dolly, Otto sa vào vòng tay người đàn bà trưởng thành. Ban đầu, họ thường hẹn nhau trong khách sạn, ở nhà trọ của Otto, rồi sau đó họ hẹn hò ngay chính tại nhà của Fred khi anh ta đi làm vắng nhà.
Không lâu sau đó, hàng xóm của Dolly bắt đầu chú ý tới sự xuất hiện thường xuyên của Otto. Dolly nói với bạn bè và người quen rằng Otto chỉ là một người em họ. Nhưng những người hàng xóm mách với Fred về lòng chung thuỷ của vợ anh ta, khiến anh ta phải đối chất với Dolly.
Dolly lại nói dối chồng rằng Otto chỉ là một tên bán sách, thường xuyên đến nhà làm phiền cô, nhưng cô đã có cách để đuổi anh ta. Fred có vẻ xuôi lòng về câu trả lời đó.
Dolly chia sẻ với Otto về việc bị nghi ngờ và nảy ra ý tưởng đưa người tình lên căn gác mái của ngôi nhà và sống luôn trên đó. Bằng cách này, Otto và Dolly sẽ luôn được ở cạnh nhau mà không bị những người hàng xóm tọc mạch nhòm ngó. Otto đang trong giai đoạn si mê Dolly đến độ đồng ý với ý tưởng kỳ quặc này.
Người tình của Dolly – Otto Sanhuber
Thời báo Los Angels từng miêu tả chỗ ở của Otto không khác gì một “cái tổ”.
Những vật dụng đơn sơ mà anh ta có gồm một chiếc đệm, một chiếc bồn cầu và một cây đèn dầu. Otto mang theo mình một số sách vở để đọc và viết. Anh muốn trở thành một nhà văn và đó cũng là cách anh giết thời gian để đổi lại việc thường xuyên được gặp người mình yêu.
Otto tự gọi mình là “nô lệ tình dục của bà Oesterreich”. Thế nhưng, Otto không chỉ được Dolly tận dụng cho việc lên giường.
Những lúc Fred không có nhà, Otto còn nấu ăn, lau sàn, rửa bát, dọn giường và sửa chữa khá nhiều đồ đạc trong nhà. Otto hạnh phúc với sự sắp xếp đó của Dolly.
Trong suốt 10 năm, Dolly giữ Otto trên căn gác mái mà không hề khiến Fred mảy may nghi ngờ. Khi Fred quyết định chuyển nhà tới Los Angeles, Dolly vẫn mang Otto đi cùng. Cô kiên quyết đòi ngôi nhà mới phải có căn gác mái giống như nhà cũ.
Ban đêm, Otto cố gắng giữ yên lặng nhất có thể để Fred không nghi ngờ. Nhưng thỉnh thoảng, Fred cũng nghe thấy những âm thanh lạ trên căn gác mái. Có lúc anh ta còn phát hiện bị mất vài điếu xì gà, nhưng không bao giờ anh ta nghĩ rằng nhân tình của vợ đang sống trên đó.
Otto tự mô tả mình là ‘nô lệ tình dục’ của bà Oesterreich
Video đang HOT
Suốt 10 năm đó, Fred vẫn là một kẻ nghiện rượu và họ thường xuyên ẩu đả nhau. Khi say, Fred đánh vợ thậm tệ. Lúc này, Otto đang say đắm trong tình yêu với Dolly.
Một buổi tối, cuộc cãi vã diễn ra như bao lần khác. Trên căn gác mái, Otto nghe thấy tiếng ầm ĩ và tiếng Dolly la hét. Anh ta nghĩ rằng Fred đã đánh Dolly nhưng thực ra cô ta chỉ vừa trượt chân trên tấm thảm.
Ngay lập tức, Otto lao xuống với khẩu súng ngắn. Trong lúc ẩu đả, Otto đã bắn chết Fred bằng 3 viên đạn.
Để che giấu tội ác, Dolly và Otto dựng hiện trường giả như một vụ cướp của giết người. Otto giấu đi chiếc đồng hồ đính kim cương của Fred, còn Dolly thì giả vờ trốn trong tủ quần áo. Otto khoá Dolly trong tủ và để chìa khoá bên ngoài cửa ra vào trước khi anh ta quay lên trốn trong căn gác mái.
Hàng xóm nghe thấy tiếng súng nổ đã báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến, Dolly nói với họ rằng những tên trộm đã giết chồng cô ta. Các thám tử điều tra vụ án rất nghi ngờ Dolly, đặc biệt là chi tiết Fred bị giết bởi một khẩu súng cỡ nòng 0,25 – một vũ khí mà không nhiều tên trộm sử dụng, nhưng họ không thể giải thích làm thế nào mà Dolly có thể giết chồng và tự khoá trái mình trong tủ quần áo. Các thám tử không thể ngờ về sự hiện diện của Otto trong nhà.
Sau khi chồng chết, Dolly thừa kế toàn bộ tài sản của chồng. Cô mua một căn nhà mới trong khu vực đó – một căn nhà có gác xép lớn hơn để Otto chuyển đến.
Mặc dù Fred đã chết và không có lý do gì để Otto phải ở lại căn gác mái nhưng mối quan hệ này đã biến thành sự thống trị và phục tùng trong nhiều năm.
Dolly và đội ngũ luật sư của mình.
Sau nhiều năm duy trì mối quan hệ với Otto, Dolly tiếp tục có tình cảm với luật sư phụ trách giải quyết vụ việc của chồng cô – Herman S. Shapiro. Cô còn quan hệ yêu đương cả với một doanh nhân có tên là Roy H. Klumb – người mà cô đã nhờ vứt bỏ giúp một trong 2 khẩu súng của chồng và của Otto (một khẩu kia thì nhờ người hàng xóm vứt hộ).
Cô nói với họ rằng cô có một khẩu súng giống với khẩu súng đã giết chồng mình và cô không muốn cảnh sát nghĩ rằng cô là thủ phạm.
Không ai phát hiện ra sự thật về cái chết của Fred. Nhưng có một chi tiết đặc biệt là Dolly đã tặng người tình luật sư Shapiro chiếc đồng hồ kim cương mà người ta nghĩ rằng kẻ trộm đã lấy cắp của Fred.
Khi Shapiro nhận ra chiếc đồng hồ là của Fred, Dolly đã nói với người tình rằng cô phát hiện ra nó dưới chiếc đệm ngồi và không nghĩ rằng cần phải báo cảnh sát về việc đó.
Cảnh sát cuối cùng cũng phát hiện ra Shapiro đang giữ chiếc đồng hồ. Còn về người tình doanh nhân Klumb, sau khi chia tay Dolly, anh ta thú nhận rằng đã giúp Dolly vứt một khẩu súng.
Dolly bị bắt sau đó, nhưng cảnh sát vẫn không thể lý giải làm thế nào để cô có thể tự khoá mình trong chiếc tủ quần áo. Cuối cùng, cũng không có bản án nào được đưa ra.
Bà Dolly chụp cùng các thám tử, thẩm phán, phóng viên toà án
Sau khi Dolly bị bắt, cô phải trải qua các phiên điều trần kéo dài nhiều tháng. Người ta đã làm hết sức mình để khám phá ra lý do Dolly giết chồng và cách mà cô ta làm việc đó. Tuy nhiên, họ vẫn không tìm được câu trả lời.
2 khẩu súng đã bị hư hại nặng nề nên người ta không tìm ra đâu là vũ khí giết người. Hơn nữa, Dolly bị ốm nặng và được báo cáo là sắp chết trong thời gian đó. Vì thế, cô được tại ngoại và tất cả cáo buộc chống lại cô bị gỡ bỏ.
Trong các phiên điều trần, Dolly đã kể với Shapiro về ‘người em họ’ sống trên gác mái, cũng như nhờ anh ta mang thức ăn cho Otto. Shapiro hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Về phần Otto, khi sống trên căn gác mái, không trò chuyện với bất cứ ai trong suốt 10 năm ngoài Dolly khiến anh háo hức khi có người lạ đến. Anh đã kể hết cho Shapiro về Dolly và mối quan hệ của họ. Shapiro hiểu ra mọi chuyện và ngay lập tức rời khỏi ngôi nhà.
Otto không muốn bị buộc tội giết người sau khi báo chí đăng tải câu chuyện tình của anh với Otto. Vì thế, anh ta bỏ trốn sang Canada, đổi tên thành Walter Klein và kết hôn với một người phụ nữ ở đó.
Dolly trải qua những cuộc tình kỳ lạ
Shapiro vẫn tiếp tục sống cùng với Dolly ở nhà của cô ta sau đó. Tuy nhiên, sau 7 năm chung sống, 2 người lại chia tay.
Shapiro uất ức khai với cảnh sát tất cả mọi chuyện về Otto – người mà lúc đó vừa trở về Los Angeles. Dolly và Otto bị bắt và bị buộc tội giết người và âm mưu che giấu. Otto bị kết án là có tội, nhưng vụ án đã hết thời gian xét xử được 1 năm. Vì thế, anh ta lại được thả. Dolly thì thiếu bằng chứng để bị kết tội.
Otto biến mất kể từ đó, còn Dolly thì tìm được một người tình khác – người sống với cô hết quãng đời còn lại cho tới khi cô qua đời vào năm 1961.
Theo Vietnamnet/ The Richest
Có những người nuôi đỉa như thú cưng, cho chúng ăn bằng máu của mình
Khomjani nuôi cả thảy 4 con đỉa, một trong số đó là Leara thuộc về loài đỉa trâu Châu Á.
Bạn sẽ nghĩ thế nào khi nhìn thấy một người nuôi đỉa, hẳn là những con đỉa trâu to bằng cả cánh tay làm thú cưng? Chúng vắt vẻo bám trên người họ, nhày nhụa và đôi khi vẫn còn đang hút máu ' khổ chủ'?
Chắc chắn hình ảnh này sẽ khiến nhiều người đi từ sự ngạc nhiên đến kinh sợ. Nhưng hãy dừng lại một chút. Tìm hiểu về những con đỉa cũng sẽ cho bạn nhiều góc nhìn mới về loài ký sinh thú vị này.
' Chúng là những sinh vật hiếu kỳ đáng kinh ngạc. Những con đỉa lớn lên như điên và sẽ trở thành một loài thú cưng tuyệt vời', Ariane Khomjani, một người nuôi đỉa chia sẻ với ScienceAlert.
Những người nuôi đỉa như thú cưng, cho chúng ăn bằng máu của mình.
Trong quá trình quan sát những con đỉa, Khomjani cho biết loài động vật này cũng có cá tính riêng của mình. Một số con đỉa liều lĩnh hơn, trong khi những con khác tỏ ra nhút nhát.
'Một số con tham ăn hơn những con khác, haha! Nhưng một khi đã no, chúng sẽ chỉ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, và bạn có thể nhấc chúng ra khỏi nước và vuốt ve một cách nhẹ nhàng', ông nói.
Khomjani nuôi cả thảy 4 con đỉa, một trong số đó là Leara trong bức hình phía trên. Những con đỉa này thuộc về một loài có tên là Hirudinaria manillensis, hay còn gọi là đỉa trâu Châu Á.
Thống kê cho thấy trên thế giới có tất cả hơn 600 loài đỉa, hầu hết nhưng không phải tất cả chúng đều là loài hút máu. Một số loài đỉa, ví dụ như đỉa giun (Pharyngobdellida), là loài săn mồi. Chúng ăn động vật không xương sống bằng cách nuốt chửng chúng. Ngược lại có những loài đỉa lại chỉ ăn các mảnh vụn hữu cơ xung quanh môi trường.
Đỉa có thể có tới 8 cặp ocelli, hay còn gọi là đốm mắt. Chúng sử dụng những đốm mắt này để phát hiện bóng của những con mồi tiềm năng. Đỉa không có não tập trung thành một khu vực, nhưng hệ thần kinh của chúng trải đều trên cả 32 đoạn cơ thể.
Và vì là loài lưỡng tính, mỗi con đỉa đều có cả cơ quan sinh sản nam lẫn cơ quan sinh sản nữ. Nghịch lý thay, chúng vẫn cần một người bạn đời mới có thể sinh sản.
Thống kê cho thấy trên thế giới có tất cả hơn 600 loài đỉa.
Bây giờ, hãy tưởng tượng đến cảnh một con đỉa đi săn lùng bạn. Một khi nó cảm nhận được thân nhiệt và nồng độ CO2 mà cơ thể bạn tiết ra, nó sẽ tìm mọi cách để tiếp cận bạn. Và khi con đỉa đã bám được vào da, nó sẽ dùng miệng và cả mông để cắn rồi hút máu vào bụng.
Bạn không đọc nhầm đầu, mông của lũ đỉa cũng dùng để hút máu. Trong quá trình ấy, con đỉa sẽ bơm nước bọt của nó chứa các chất gây tê và chống đông máu vào vết cắn. Hàm răng của chúng chia làm 2-3 dãy, có thể chứa tới 300 chiếc răng.
' Một khi chúng hút máu bạn, bạn thậm chí sẽ không cảm thấy gì cả, ngay cả với những con đỉa trâu lớn', Khomjani giải thích. Mặc dù vết cắn ban đầu có thể gây ra một chút tổn thương, nước bọt của đỉa sẽ xoa dịu toàn bộ bữa ăn ấy.
Một con đỉa khi đã ăn no có thể sống tới 1 năm mà không cần thêm bất kỳ một bữa ăn nào nữa. Nhưng những người nuôi đỉa khuyến cáo nếu bạn muốn thú cưng của mình khỏe mạnh, hãy cho chúng ăn 3-6 tháng một lần.
Nhưng có một điều cần lưu ý, trước khi bạn quyết định sắm cho mình một vài con đỉa và tự mình nuôi chúng bằng dòng máu trong cơ thể, hãy chắc chắn bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số người có thể bị dị ứng với nước bọt của đỉa, và luôn có những nguy cơ nhiễm trùng từ vết cắn của chúng.
Một con đỉa khi đã ăn no có thể sống tới 1 năm mà không cần thêm bất kỳ bữa ăn nào nữa.
Khomjani cũng nói rằng, trong khi hầu hết các vết cắn do đỉa gây ra sẽ lành lại mà không để lại sẹo, nhưng bởi có chất chống đông máu trong nước bọt của đỉa, đôi khi các vết thương này sẽ chảy máu trong suốt vài ngày.
Nhưng đó chính xác cũng là một đặc tính mà con người muốn khai thác từ sinh vật hút máu này. ' Trong suốt nhiều thế kỷ, đỉa đã gắn liền với văn hóa của con người, đặc biệt là ở Châu Âu', nhà ký sinh trùng Mackenzie Kwak đến từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết.
Con người đã bắt đầu nuôi đỉa vì mục đích y tế từ khoảng 3.000 năm trước. Trong thời đại Victoria (vào những năm 1800), đỉa được các nhà y thuật Châu Âu khuyên dùng để điều trị mọi thứ, từ chứng đau đầu cho đến đau bụng.
Theo tài liệu ghi lại, vào năm 1833, người Pháp đã nhập khẩu khoảng 42 triệu con đỉa để phục vụ mục đích y tế. Cơn sốt này đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà thuốc. Họ liên tục đi tìm bắt đỉa, giới thiệu những hũ đựng đỉa và những phương pháp trị liệu mới tới khách hàng.
Việc sử dụng đỉa phổ biến đến nỗi đã làm quần thể đỉa thuốc (Hirudo hazinalis) trong tự nhiên suy giảm mạnh cả ở Châu Âu lẫn Châu Á. Cho tới tận bây giờ, loài đỉa này vẫn còn ở trong danh sách bảo tồn.
Một lọ sứ bày đỉa luôn có mặt trên quầy các bệnh viện và nhà thuốc tại Châu Âu trong thế kỷ 19.
Liệu pháp dùng đỉa chữa bệnh đạt tới thời kỳ cực thịnh vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19. Vào thời đó, mỗi năm nước Pháp sử dụng 20-30 triệu con đỉa, nước Anh cũng dùng 7-9 triệu con. Lúc bấy giờ tại các bệnh viện và nhà thuốc, người dân Châu Âu đều quen thuộc với một lọ sứ bày đỉa luôn có mặt trên quầy.
Nửa sau thế kỷ 19, Châu Âu đã chứng kiến những thành tựu khoa học được khám phá từ đỉa. Kỹ nghệ nuôi đỉa dùng trong y học phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng.
Nhưng cũng từ thời điểm này, sự ra đời của nhiều loại thuốc hiệu quả, tác dụng nhanh như aspirin, nitroglycerin, kháng sinh và các dược chất khác đã khiến liệu pháp đỉa rơi vào thoái trào.
Tới năm 1910 ở Anh, liệu pháp đỉa đã thực sự đi vào quên lãng, thỉnh thoảng mới bắt gặp ở một số vùng hẻo lánh xa xôi như một giải pháp y học dân gian, thậm chí bị coi là 'lang băm'.
Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, những con đỉa bắt đầu được cộng đồng y tế thế giới chú ý trở lại.
Đó là nhờ vào các nghiên cứu sâu hơn, khi các bác sĩ và các nhà nghiên cứu phát hiện những con đỉa và hỗn hợp các hóa chất tìm thấy bên trong nước bọt của chúng có rất nhiều lợi ích.
Nước bọt của đỉa chứa các chất làm loãng máu và các chất chống viêm. Nó đã được ứng dụng để phát triển các phương pháp điều trị bệnh tim mạch và sử dụng trong phẫu thuật. Ví dụ, hóa chất trong cơ thể đỉa có khả năng khôi phục dòng tuần hoàn máu ở các mô ghép, giúp các ngón tay (hay ngón chân) người bị đứt được lành lại sau khi nối.
Trong những năm gần đây, những con đỉa bắt đầu được cộng đồng y tế thế giới chú ý trở lại.
Tại Nga, có nhiều công trình nghiên cứu về việc dùng đỉa để chữa bệnh. Theo tiến sĩ sinh học Genadi Nhikonov, Giám đốc Viện Sinh học Moscow, đỉa có thể phục vụ y học nhờ các đặc điểm: Một là nó luôn cắn vào vùng nhạy cảm để kích thích các vùng này hoạt động khi bị chảy máu. Hai là đỉa có thể giúp điều chỉnh dòng máu chảy và nước bọt của đỉa khi đi vào cơ thể người sẽ mang theo nhiều chất có hoạt tính sinh học cao.
Các hoạt chất này có thể làm tan các tác nhân gây nghẽn mạch, điều chỉnh huyết áp, loại trừ các ổ viêm nhiễm. Ngoài ra, ưu điểm của những con đỉa là chúng không gây phản ứng phụ giống các loại thuốc thường gây ra.
Trong khi đó tại Mỹ, năm 2004, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cũng đã cấp phép cho một liệu pháp sử dụng đỉa hút máu để điều trị cho các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ghép da và phục hồi tuần hoàn.
Đỉa thậm chí được FDA chấp thuận là một ' thiết bị y tế'. Tuy nhiên, đó phải là những con đỉa được nuôi nhốt trong môi trường có kiểm soát của con người, để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khi trị liệu.
Tại sao mọi người không thể có cái nhìn thoáng hơn về những sinh vật tuyệt vời này?
Trở lại với những con đỉa được nuôi như thú cưng, trong trường hợp bạn cũng muốn giữ một số sinh vật hút máu này trong nhà, nhưng lại không muốn biến mình thành bữa ăn của chúng, thì bạn có thể cho chúng ăn gan sống hoặc uống máu của động vật.
Đó cũng là cách mà những con đỉa đang được nuôi trong phòng thí nghiệm và các cơ sở y tế. Chỉ cần cung cấp cho chúng một dòng máu tươi, không chứa bất kỳ chất bảo quản nào là chúng sẽ sống khỏe trong nhiều tháng.
Nhưng vẫn còn một điều mà những người nuôi đỉa cần lưu ý, đó là sự dè chừng và sợ hãi khi người khác thấy bạn xuất hiện với một con đỉa. Nhiều người sẽ cho rằng nuôi đỉa như một loài thú cưng là một hành động lập dị và ghê tởm.
Khi được hỏi về phản ứng tiêu cực của mọi người đối với những con đỉa của mình, Khomjani bức xúc: ' Bạn cứ thử tưởng tượng nếu ai đó nói về những con chó hoặc những con mèo theo cách họ nói về những con đỉa'. Tại sao mọi người không thể có cái nhìn thoáng hơn về những sinh vật tuyệt vời này?
(Tham khảo Sciencealert, Gizmodo)
Theo Tri Thức Trẻ
Sốc cảnh 2 thiếu nữ đấm túi bụi nhân viên bán hàng vì bị phát hiện trộm cắp Hai cô gái trẻ giả làm khách mua hàng rồi trộm cắp tại cửa hàng thực phẩm chức năng, dược và mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng nhưng bị phát hiện. Theo Daily Mail, vụ việc xảy ra tại cửa hàng Holland & Barrett chuyên bán thực phẩm chức năng, dược và mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng ở Nam London. Hai kẻ...