Người phụ nữ giấu chồng về đôi tai dị tật suốt 15 năm
Với đôi tai bị dị tật bẩm sinh, người phụ nữ ở Bắc Giang mang theo cảm giác tự ti. Người chồng đến nay vẫn không biết dị tật của vợ.
Chiều 19/11, N.T.D. (nữ, 34 tuổi, trú tại Yên Dũng, Bắc Giang) lộ rõ vẻ mặt rạng rỡ và hạnh phúc trên giường bệnh sau khi có đôi tai bình thường như bao người. Trước đó một ngày, D. vẫn là bệnh nhân mắc chứng dị tật vành tai bẩm sinh.
Lấy chồng năm 2005, D. thậm chí không để chồng và con biết về dị tật này. Suốt 34 năm, 3 người duy nhất biết hình dạng đôi tai D. là mẹ, em gái và người trang điểm cho nữ bệnh nhân trong ngày cưới.
Chia sẻ với Zing , D. cho biết: “Nhiều năm qua, tôi luôn giữ trong lòng cảm giác tự ti, hụt hẫng. Tôi chỉ để một kiểu tóc duy nhất trong suốt thời thơ ấu của mình là buộc 2 bên nhằm che đi đôi tai. Khi trưởng thành, tôi buộc tóc về phía sau và không dám đến tiệm làm tóc trong mọi trường hợp. Vì ngại ngoại hình của mình, tôi cũng không muốn ra ngoài nhiều”.
Ngay cả thời điểm hiện tại, D. vẫn chưa cho chồng biết tình trạng của mình dù ca phẫu thuật đã thành công. Cô lấy lý do đến Hà Nội để khám phụ khoa. Suốt 15 năm sống chung, D. dùng tóc để che giấu tai vào ban ngày và tắt đèn sớm khi về đêm.
“Ngày cưới, khi được một chị trang điểm và làm tóc, tôi phải nhờ chị hạ thấp tóc cho mình vì quá xấu hổ với chồng cũng như mọi người”, D. chia sẻ.
Dù dự định phẫu thuật từ lâu, D. gặp phải vướng mắc về kinh phí và một phần cảm giác nhút nhát. May mắn, em gái của D. gần đây chuyển tới Hà Nội sinh sống. Nữ bệnh nhân tìm hiểu trên mạng và nhờ em gái tham khảo giúp trước một số bệnh viện lớn trước khi được giới thiệu tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đôi tai của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Tại khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Hoàng Văn Hồng đã khám và chẩn đoán D. bị dị tật quá phát sụn vành tai bẩm sinh với các biểu hiện như tai vểnh, mất sự liên tục của gờ luân, thay đổi giải phẫu của gờ đối luân, hố thuyền, hố tam giác.
Bác sĩ Hồng cho biết: “Đây không phải ca quá khó. Chúng tôi từng phẫu thuật cho các trường hợp dị tật vành tai bẩm sinh từ đơn giản đến phức tạp. Bệnh nhân này được phẫu thuật 1,5 giờ để khắc phục tình trạng hiện tại và đưa tai về bình thường”.
Sau khi lên kế hoạch cụ thể, bác sĩ Hoàng Hồng trực tiếp phẫu thuật tạo hình cấu trúc vành tai cho bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật tạo hình lại 2 tai của bệnh nhân bao gồm gờ luân, gờ đối luân, trụ gờ đối luân, hố tam giác, hố thuyền và chỉnh độ vành tai. Ca mỗ diễn ra thành công giúp hình dáng tai của bệnh nhân trở về hoàn toàn giống bình thường.
Chỉ 2 giờ sau ca mổ, bệnh nhân đã có thể đi lại, không cần nghỉ dưỡng, tình trạng sức khỏe ổn định, không sốt, không đau. Hiện tại, D. được chăm sau hậu phẫu bằng kháng sinh, giảm viêm, giảm nề, thay băng và có thể ra viện ngay sau phẫu thuật một ngày.
D. tự hào: “Sau khi tháo băng, lần đầu tiên tôi được chứng kiến đôi tai mới của mình với tâm trạng bất ngờ. Trải qua nhiều năm giấu mọi người, giờ tôi đã tự tin hơn rất nhiều. Có lúc, tôi còn nghĩ tai của nhiều người bình thường còn không đẹp bằng của mình hiện tại. Tôi cảm giác như mình vừa được tái sinh. Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi diện mạo mới và thay đổi cuộc đời tôi”.
Nữ bệnh nhân chia sẻ sắp tới, cô sẽ niềng lại răng, thay đổi kiểu tóc và mua quần áo mới để có thể tự tin hơn với bạn bè. “Trước giờ, nhìn mọi người làm tóc, tôi thèm lắm”, D. cười.
Đỡ đẻ cho bạn thân, vợ bật khóc khi đứa trẻ sinh ra giống hệt chồng mình
Vì Kitty sinh ra không có tử cung nên vợ chồng cô luôn mong mỏi có một đứa con nhưng không được.
Ngồi trong bể phao đầy nước để đỡ đẻ cho người bạn thân, Kitty Cunningham (32 tuổi, sống tại Nottingham, Anh) hồi hộp như chính mình là người "vượt cạn" vậy. Và rồi khi em bé cất tiếng khóc chào đời, cô ôm trọn trong vòng tay rồi sau đó bật khóc vì thấy em bé có những đường nét giống hệt chồng mình.
Tuy nhiên, đó thực chất là những giọt nước mắt hạnh phúc. Vì đứa trẻ Kitty vừa đỡ đẻ thực chất chính là con vợ chồng cô, còn người bạn thân là người mang thai hộ.
Kitty tự đỡ đẻ tại nhà cho người bạn thân.
Kitty chia sẻ : "Khi 16 tuổi, tôi vẫn chưa có kinh nguyệt nên được mẹ dẫn đi khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết tôi mắc dị tật không có tử cung, đồng thời với việc sẽ không bao giờ có thể tự mình mang thai. Ở độ tuổi đó thì có con là điều gì đó rất xa với nên tôi không quá chú ý, vậy nhưng sau khi gặp gỡ và yêu James thì mong muốn có con mới bùng cháy và khiến tôi dằn vặt mỗi ngày".
Kitty tâm sự toàn bộ tình hình sức khỏe của mình với James và thấy hạnh phúc khi anh bày tỏ sự thông cảm. Anh cho biết thay vì trốn tránh, anh sẽ cùng Kitty tìm ra phương án để có con. Cuối cùng, cả hai quyết định sẽ tìm người mang thai hộ.
Kitty bẩm sinh đã không có tử cung nên chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm mẹ.
Tuy nhiên, thay vì trả tiền để có người giúp mình mang thai, vợ chồng Kitty đã tìm đến trang web kết nối những gia đình hiếm muộn với người tình nguyện mang thai hộ. Tại đây, họ quen được Jemma Black (34 tuổi), một người phụ nữ đã có 3 đứa con và hiện đang mang thai hộ một cặp vợ chồng khác.
Kitty và Jemma nhanh chóng trở thành bạn thân và 1 năm sau, Jemma tự đề nghị cô sẽ mang thai hộ cho vợ chồng Kitty. Trứng và tinh trùng vẫn là của vợ chồng cô và người bạn sẽ chỉ cho "mượn bụng" để nuôi dưỡng đứa trẻ.
Người bạn thân tự nguyện mang thai hộ giúp vợ chồng Kitty và đã sinh con khỏe mạnh.
Mọi chuyện diễn ra cực kỳ suôn sẻ khi ngay lần chuyển phôi đầu tiên, Jemma đã mang bầu thành công. Trong thời gian mang thai, cô bị nghén khá nặng nhưng sức khỏe vẫn được đảm bảo. Vợ chồng Kitty luôn ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ cho cả Jemma và gia đình.
Vì muốn tận hưởng trọn vẹn giây phút thiêng liêng khi con chào đời nên Kitty quyết định để Jemma tự sinh con dưới nước tại nhà và mình sẽ là người đỡ đẻ.
"Mọi thứ đều hoàn hảo, ca sinh diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ, đúng quy trình như trong sách giáo khoa vậy. Điều đó càng khiến tôi choáng váng, không tin nổi cuối cùng mình cũng có thể làm mẹ", Kitty nói.
Hiện tại, con trai Kitty đã được hơn 1 tháng tuổi. Cô vẫn luôn giữ liên lạc và cập nhật tình hình của con cho người bạn tốt bụng đã mang thai hộ mình. Đặc biệt, Jemma làm mọi thứ cho Kitty hoàn toàn tự nguyện, không nhận bất cứ khoản tiền bồi dưỡng nào. Cô nói: " Tôi thích mang thai. Tôi thấy mình sinh con cũng khá dễ dàng nên tội gì không cố gắng trong 9 tháng và giúp đỡ một gia đình thay đổi cả cuộc đời họ".
Dị tật không có tử cung bẩm sinh
Không có tử cung nguyên phát là một dị tật bẩm sinh, trong đó tử cung chính thức bị teo đi, chỉ còn lại vết tích bào thai và một màng mỏng ở vị trí của tử cung.
Phần lớn những người mắc dị tật này thường kèm theo không có âm đạo, nhưng có thể vẫn có ống dẫn trứng và buồng trứng bình thường, do đó đặc trưng về giới tính vẫn phát triển bình thường (bộ phận sinh dục ngoài vẫn bình thường).
Bệnh nhân phát triển thể chất bình thường nhưng đến khám bệnh vì tình trạng dậy thì muộn hoặc không có kinh nguyệt nguyên phát, qua thăm khám và làm các xét nghiệm: Siêu âm, chụp MRI phát hiện thấy không có âm đạo hoặc âm đạo ngắn, có hoặc không có tử cung kèm theo. Trong khi đó buồng trứng 2 bên bình thường về kích thước và chức năng.
Khi mắc dị tật không có tử cung bẩm sinh, khả năng mang thai tự nhiên của người phụ nữ là bằng 0. Nếu muốn sinh con, sự lựa chọn duy nhất là lấy trứng thụ tinh trong ống nghiệm và nhờ người mang thai hộ.
3 triết lý sống của người phụ nữ thông minh: Biết nhờ cậy nhưng không dựa dẫm Phụ nữ thông minh sẽ không bao giờ tự cô lập bản thân mà cũng chẳng phụ thuộc vào một ai khác. Họ luôn chủ động với số phận của chính mình. Có chính kiến, có lắng nghe nhưng không phụ thuộc Phụ nữ thông minh sẽ không bao giờ tự cô lập bản thân mà cũng chẳng phụ thuộc vào một ai...